Mittwoch, 4. März 2009

nhân vật Hoàng Văn Hoan

Một sự kiện quan trọng trong giai đoạn xung đột Trung - Việt hồi năm 1979 là vụ bỏ trốn của ông Hoàng Văn Hoan mà đến nay vẫn ít được nói đến.

Quân Trung Quốc tiến vào Việt Nam năm 1979

Tình hữu nghị giữa hai nước cộng sản Việt Nam - Trung Quốc đổ vỡ năm 1979

Không chỉ với chính quyền Việt Nam và cả với dư luận quốc tế, việc một nhân vật cao cấp, công thần của chế độ bỏ đi theo kẻ thù của Hà Nội hồi đó là chuyện 'động trời'.

Báo Time 20/08/1979 có bài đặc biệt về cuộc bỏ trốn của ông Hoàng Văn Hoan sang Trung Quốc.

Bài 'Hanoi's Push' cho rằng vụ ông Hoàng Văn Hoan (1905-1991), nguyên phó chủ tịch Quốc hội, một đồng chí cũ của Hồ Chí Minh bỏ đi vào tháng 7/1979 và tố cáo chế độ là 'cú giáng thứ nhì vào hình ảnh của họ'.

Cú giáng thứ nhất, như tờ báo Mỹ, là 'cuộc tháo chạy của 900 nghìn người' trong vòng bốn năm trước đó, nhắc đến các đợt thuyền nhân bỏ nước ra đi.

Về vơi Trung Quôc

Time đưa tin rằng tuần trước đó, ông Hoàng Văn Hoan, 74 tuổi, phát biểu tại Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội đối xử với người Hoa 'tệ hơn Hitler đối xử người Do Thái'.

Ông Hoan, cựu ủy viên Bộ Chính trị cho đến 1976, cũng cho rằng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Lê Duẩn, đã 'trở thành tay sai ngoại bang', ám chỉ Liên Xô.

Bỏ trốn sang Trung Quốc, ông Hoan như trở về với những đồng chí chia sẻ quan điểm cộng sản kiểu Trung Quốc của ông.

Các tài liệu của Phương Tây từ 1966 đã xác định ông, cùng những ủy viên BCT khác như Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh là 'phái thân Trung Quốc' (pro-Chinese).Theo đại tá Bùi Tín, cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, người cũng bỏ Việt Nam nhưng sang Phương Tây để vận động cho dân chủ, thì quan điểm 'đặc sệt thân Tàu' của ông Hoan đã được biết đến từ trước năm 1979.

Ông Bùi Tín nói ông Hoan xuất thân từ một gia đình Hán học, hoạt động nhiều năm ở Hoa Nam và 'tiếp thu văn hóa, tư tưởng Trung Quốc trực tiếp từ nguồn':

"Ông không đồng tình với quan điểm đứng giữa Liên Xô và Trung Quốc, ông theo phái nghiêng hẳn về Trung Quốc."

Ông không đồng tình với quan điểm đứng giữa Liên Xô và Trung Quốc, ông theo phái nghiêng hẳn về Trung Quốc

Bùi Tín nói về Hoàng Văn Hoan

"Ông không thấy Trung Quốc có hai mặt: cách mạng và bành trướng".

Từng sang Trung Quốc hoạt động với bí danh Lý Quang Hoa cùng các ông Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan trở thành nhân vật cao cấp phụ trách ngoại giao của Việt Minh.
Sau đó ông được Hồ Chí Minh, người đồng hương Nghệ An, cử làm đại sứ đầu tiên của VNDCCH tại Bắc Kinh.

Các tài liệu nước ngoài mô tả ông Hoan có vị trí hơn một đại sứ bình thường vì thường được Mao Trạch Đông tiếp riêng để bàn thảo các vấn đề hai nước, kể cả chiến lược đánh miền Nam của Ban lãnh đạo Hà Nội.

Số phận của ông sau khi sang Trung Quốc qua ngả Pakistan vào tháng 7/1979 cùng gia đình cũng phản ánh thái độ của Trung Quốc với Việt Nam và quan hệ hai bên.

Xuất bản cuốn 'Giọt nước trong biển cả', ông đưa ra quan điểm 'tố cáo tập đoàn Lê Duẩn' đã phản bội đường lối Hồ Chí Minh và làm hại đến 'tình hữu nghị với Trung Quốc'.

Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh 'A Drop in the Ocean: Hoang Van Hoan's Revolutionary Reminiscences' do Bắc Kinh xuất bản năm 1988, xác định tư cách của ông như một nhân vật Mao-ít đến cùng.

Ông cũng đưa ra cáo buộc rằng Trung ương Đảng ở Việt Nam từ 1982 đã chỉ đạo việc trồng nha phiến để bán ra quốc tế lấy đôla.

'Không giống Hồ Chí Minh'

Ông Bùi Tín, hiện sống tại Paris cho hay ông Hoan khá đơn độc trong đường lối thân Trung Quốc và bác bỏ cách tuyên truyền của Trung Quốc rằng ông Hoan là người duy nhất 'trung thành với đường lối Hồ Chí Minh'.

Ông nói:

"Ông Hồ khéo léo với Trung Quốc hơn nhiều và luôn cố gắng cân bằng giữa Liên Xô và Trung Quốc."

Ông Hồ khéo léo với Trung Quốc hơn nhiều và luôn cố gắng cân bằng giữa Liên Xô và Trung Quốc

Bùi Tín

"Một lần ra đón ông Hồ tại sân bay chúng tôi thấy ông mặc áo khoác có huy hiệu Mao sau chuyến đi thăm Trung Quốc về. Ông hiểu ý và cười rằng 'chỉ đeo ở áo ngoài thôi đấy nhé".

Trái lại, theo ông Tín, Hoàng Văn Hoan hoàn toàn theo đường lối Maoist, ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến 1979, chế độ Pol Pot và phái bảo thủ tại Trung Quốc.

Mặc dù ông Hoan đã đào thoát sang Trung Quốc và được coi là phản bội, ông Tín vẫn đánh giá: "Ông ấy là một người rất yêu nước, nhưng mỗi người yêu nước theo hiểu biết, theo kiểu của người ta. Tôi vẫn tôn trọng ông ấy, nhưng không thể đồng tình với quan điểm của ông được."

Ở Việt Nam, ông Hoàng Văn Hoan bị tuyên án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự phản bội.

Đài báo so sánh Hoan với Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc và dùng hình ảnh ông để nói về các kẻ thù bên trong.

Đảng cộng sản đã thực hiện một cuộc thanh lọc nội bộ để loại bỏ tất cả những ai bị nghi là có dính líu đến ông Hoàng Văn Hoan.

Trong khi đó, Trung Quốc quyết tâm bảo vệ ông Hoan và coi việc đối xử với ông như một điều kiện để bình thường hóa quan hệ.

Năm 1991, Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước dành cho ông Hoàng Văn Hoan tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi an nghỉ của nhiều cố lãnh tụ cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, và quân đội Trung Quốc.

Việc chấp nhận vị trí của ông Hoan trong lịch sử đầy biến động của Việt Nam xem ra vẫn còn là điều khó khăn ở trong nước dù gần đây, nhà chức trách đã có động tác để hình ông trên trang web của Quốc hội.

Nhưng cho đến nay, số phận của gia đình ông cũng là câu chuyện đáng nói và phản ánh cách giải quyêt chuyện nội bộ với những người bị coi là 'phản bội' trong lòng một hệ thống đóng kín.

Keine Kommentare: