Donnerstag, 29. Januar 2009

Nhà ông TBT Lê khả Phiêu

Thăm nhà lãnh đạo

Ảnh chụp cảnh khách đang đi vào nhà ông Lê Khả Phiêu ở Lý Nam Đế

Nhiều bức ảnh chụp tư dinh của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu được gửi tới BBC qua mạng internet vào ngày mùng Một Tết Kỷ Sửu.



Mittwoch, 21. Januar 2009

Diễn văn nhậm chức của ông Obama



Ông Barack Obama đã tuyên thệ nhậm chức để trở thành tổng thống thứ 44 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của ông (bản dịch của Ban Việt ngữ BBC):

Thưa quốc dân,

Tôi đứng đây ngày hôm nay, cảm thấy thật khiêm nhường trước trách nhiệm trước mắt, biết ơn về sự tin cậy của quý vị, và nhớ về những hy sinh của tổ tiên. Tôi xin cảm ơn Tổng Thống Bush về những cống hiến của Ngài cho đất nước, về sự hào phóng và tinh thần cộng tác của Ngài trong quá trình chuyển giao này.

Bốn mươi tư công dân Mỹ đã tuyên thệ nhận chức tổng thống. Những từ ngữ được vang lên trong những thời thịnh vượng và thời bình. Và những lời tuyên thệ cũng thường vang lên trong lúc dông bão. Vào những thời khắc đó, nước Mỹ đã vượt qua, không chỉ đơn giản nhờ vào kỹ năng hay tầm nhìn của những người lãnh đạo, mà bởi Chúng Ta, Nhân Dân Mỹ đã có niềm tin vào lý tưởng của cha ông, theo đúng tinh thần của các văn bản lập quốc của chúng ta.

Niềm tin đó đúng trong quá khứ. Niềm tin đó phải đồng hành với thế hệ người Mỹ hiện nay.

Các thách thức nghiêm trọng

Chúng ta hiện đang trong giữa cuộc khủng hoảng mà ai ai cũng biết. Đất nước chúng ta đang trong thời chiến, chống lại một mạng lưới bạo lực và thù hận rộng khắp, một phần là hậu quả của thái độ tham lam, vô trách nhiệm của một số người, nhưng cũng là hậu quả của việc chúng ta đã thất bại, không có những lựa chọn khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng cho đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhà mất, việc không, kinh doanh đình đốn. Chi phí y tế thì quá tốn kém; chất lượng trường học khiến nhiều người thất vọng. Càng ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy cách chúng ta sử dụng năng lượng càng khiến kẻ thù của chúng ta mạnh thêm trong lúc trái đất càng bị đe doạ thêm.

Đó là các chỉ dấu về cuộc khủng hoảng, tính theo dữ liệu và số liệu thống kê. Không đo đếm được cụ thể đến vậy, nhưng cũng không kém phần sâu sắc, đó là tâm trạng mất niềm tin trên toàn đất nước - một tâm trạng sợ hãi đeo đẳng rằng sự đi xuống của nước Mỹ là không thể tránh khỏi, và rằng thế hệ kế tiếp sẽ phải hạ bớt tầm nhìn.

Hôm nay, tôi xin nói với quý vị rằng các thách thức mà chúng ta đang đối diện là rất thật. Các thách thức đó rất nghiêm trọng và có nhiều. Các thách thức đó không thể xử lý được một cách dễ dàng hay trong một thời gian ngắn. Nhưng xin quý vị hãy biết rằng chúng sẽ được xử lý.

Ngày hôm nay, chúng ta tụ hội về đây bởi chúng ta đã lựa chọn hy vọng thay vì sợ hãi, cùng hướng tới một mục tiêu chung thay vì có xung đột và bất hòa.

Ngày hôm nay, chúng ta tới để tuyên bố chấm dứt những lời than vãn vụn vặt cùng những lời hứa hẹn dối trá, những lời tố cáo lẫn nhau cùng những lời nói giáo điều nhàm chán, những thứ đã bóp nghẹt nền chính trị của chúng ta quá nhiều.

Quốc gia dám chấp nhận rủi ro

Chúng ta vẫn là một quốc gia non trẻ, nhưng như kinh thánh nói, đã tới lúc bỏ sang một bên những điều nông nổi. Đã đến lúc tái xác nhận tinh thần kiên nhẫn của chúng ta, nhằm chọn lựa một lịch sử tốt đẹp hơn, nhằm hướng tới món quà quý giá, ý tưởng cao đẹp vốn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Chúa trao cho mọi người quyền được bình đẳng, quyền được tự do, mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc.

Trong khi tái khẳng định sự vĩ đại của dân tộc chúng ta, chúng ta hiểu rằng sự vĩ đại đó không bao giờ là thứ được cho không. Chúng ta đã phải giành lấy nó. Hành trình của chúng ta đi cho tới nay chưa bao giờ là một trong những con đường đi tắt hoặc một cái gì đó dễ dàng hơn. Đó không phải là con đường cho những người nhút nhát, cho những người hay ưa thích sự nhàn tản hơn là lao động, hay cho những người chỉ tìm kiếm những thú vui của sự giàu sang và nổi tiếng. Thay vào đó, chính những người dám chấp nhận hiểm nguy, những người lao động, những người làm ra các sản vật – mà một vài trong số họ là những người nổi tiếng nhưng thông thường hơn là những người đàn ông và đàn bà vô danh trong những lao động của họ - là những người đã đưa chúng ta vượt qua con đường dài đầy khó khăn gập ghềnh và dẫn chúng ta tới sự thịnh vượng và tự do.

Vì chúng ta, họ đã phải bươn chải khắp các đại dương mà trong tay chỉ có chút ít tư trang, của cải để mưu cầu một cuộc đời mới.

Vì chúng ta, họ đã phải vất vả lao động ở những công xưởng hà khắc và phải cất công định cư ở miền Tây; đã phải chịu đựng những trận đòn roi da và cấy cầy trên nền đất cứng.

Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh ở những nơi như Concord và Gettysburg, Normandy và Khe Sanh.

Dấu ấn Mỹ

Hết lần này đến lần khác, những người đàn ông và đàn bà này đã tranh đấu, hy sinh và làm việc tới tận khi đôi bàn tay của họ trai sạm để chúng ta có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn, Họ đã nhìn thấy nước Mỹ lớn hơn tất cả những tham vọng cá nhân, lớn hơn tất cả những khác biệt về sự sinh thành, của cải và phe phái của chúng ta gộp lại.

Đây là hành trình chúng ta tiếp tục ngày hôm nay. Chúng ta vẫn là quốc gia thịnh vượng nhất, mạnh nhất trên trái đất. Các công nhân của chúng ta không hề làm việc kém hiệu quả hơn thời điểm cuộc khủng hoảng này bắt đầu. Trí óc của chúng ta không hề kém sáng tạo, hàng hoá và dịch vụ của chúng ta không hề kém cần thiết hơn tuần trước, tháng trước hay năm ngoái. Năng lực của chúng ta vẫn không hề bị sút giảm. Nhưng thời của sự bảo vệ những lợi ích hẹp hòi và lảng tránh những quyết định không mấy thú vị của chúng ta - thời đó chắc chắn đã trôi qua.

Bắt đầu ngày hôm nay, chúng ta phải tự mình đứng dậy, tự phủi bụi và bắt đầu trở lại công việc tái lập nước Mỹ. Bởi vì ở bất cứ nơi đâu chúng ta nhìn vào, chúng ta sẽ thấy có việc phải làm. Tình trạng kinh tế hiện nay đang kêu gọi chúng ta hành động, can đảm và mau lẹ, và chúng ta sẽ hành động – không chỉ để tạo ra những việc làm mới, mà còn để đặt một nền móng mới cho sự tăng trưởng. Chúng ta sẽ xây dựng cầu, đường, các lưới điện và đường dây kỹ thuật số để cung cấp cho thương mại và kết nối chúng ta lại với nhau. Chúng ta sẽ khôi phục khoa học ở vị trí đúng đắn của nó, sẽ sử dụng các điều kỳ diệu của công nghệ để nâng cao chất lượng chăm sóc y tế và hạ giá thành của nó. Chúng ta sẽ khai thác năng lượng từ mặt trời, từ gió và đất để cung cấp nhiên liệu cho xe hơi và vận hành các nhà máy của chúng ta. Và chúng ta sẽ chuyển các trường học, trường học phổ thông và đại học để đáp ứng các nhu cầu của một thời đại mới. Tất cả điều này chúng ta có thể làm. Tất cả những điều này, chúng ta sẽ làm.

Khôi phục niềm tin

Vào lúc này, đang có những người đặt ra các câu hỏi trước các tham vọng của chúng ta - những người này cho rằng hệ thống của chúng ta không thể kham nổi quá nhiều các kế hoạch. Trí nhớ của họ quá ngắn. Bởi vì họ đã quên rằng đất nước này đã làm được điều đó; điều mà những con người tự do, nam cũng như nữ, có thể đạt được khi trí tưởng tượng của mọi người được hòa trong một mục đích chung, điều cần thiết cho sự can đảm.

Điều mà những người hoài nghi không thể hiểu là mặt đất đang chuyển dịch dưới chân họ - là những luận điểm chính trị cũ kỹ vốn làm héo mòn chúng ta lâu nay, không còn có thể áp dụng được nữa. Câu hỏi chúng ta đặt ra hôm nay không phải là liệu chính phủ của chúng ta quá lớn hay quá nhỏ, nhưng mà là liệu nó có vận hành được hay không - liệu nó có thể giúp cho các gia đình tìm kiếm được việc làm với một đồng lương tử tế, một sự chăm sóc y tế mà họ có thể chi trả được hay tìm kiếm được một hưu bổng xứng đáng. Ở đâu mà câu trả lời là được, chúng ta dự kiến sẽ tiến tới. Ở đâu mà câu trả lời là không, các chương trình sẽ dừng lại.

Và ai trong số chúng ta đang quản lý những đồng đô-la công cộng sẽ phải thận trọng tính toán - để chi tiêu một cách khôn ngoan, phải thay đổi những thói quen xấu và phải làm công việc của chúng ta dưới thanh thiên bạch nhật – vì chỉ khi đó chúng ta mới có thể khôi phục được lòng tin hết sức quan trọng giữa người dân và chính phủ của họ.

Cũng không phải đó là câu hỏi đặt ra trước chúng ta rằng liệu thị trường là một lực lượng lành mạnh hay không. Sức mạnh của thị trường nhằm sản xuất ra của cải và mở rộng tự do là không gì sánh nổi, nhưng cuộc khủng hoảng này nhắc nhở chúng ta rằng nếu không có một con mắt thận trọng, thị trường có thể xoay chuyển và đi ra khỏi vòng kiểm soát - một quốc gia không thể thịnh vượng lâu dài khi nó chỉ tạo thuận lợi cho những người giàu có. Thành công của nền kinh tế của chúng ta đã luôn luôn dựa trên không chỉ quy mô của tổng sản phẩm quốc nội của chúng ta, mà còn dựa trên tầm vóc của sự thịnh vượng của chúng ta; dựa trên khả năng mở rộng cơ hội cho tất cả những người thiện ý, sẵn lòng – không xuất phát từ lòng từ thiện ban phát, mà còn bởi vì đó là con đường chắc chắn nhất đưa tới lợi ích chung của chúng ta.

Sẵn sàng dẫn dắt

Đối với công cuộc quốc phòng, chúng ta bác bỏ sự lựa chọn giữa an toàn và các lý tưởng của chúng ta. Những bậc cha ông khai quốc của chúng ta, vốn đã từng phải đương đầu với những hiểm nguy mà chúng ta hiếm khi có thể hình dung được, đã soạn thảo ra một bản hiến chương đảm bảo pháp trị và các quyền con người, một bản hiến chương đóng góp bằng máu của nhiều thế hệ. Những lý tưởng này vẫn tiếp tục thắp sáng trên thế giới, và chúng ta sẽ không từ bỏ chúng vì những điều không thích hợp.

Và do đó đối với tất cả các dân tộc và chính phủ khác đang theo dõi chúng ta hôm nay, từ các thủ đô lớn nhất tới ngôi làng nhỏ nơi cha tôi ra đời: quý vị biết rằng nước Mỹ là bạn bè với từng quốc gia, từng cá nhân dù là nam hay nữ, từng đứa trẻ, đang tìm kiếm tương lai hoà bình và phẩm giá, và chúng ta sẵn sàng để đi đầu một lần nữa.

Hãy nhớ rằng thế hệ cha anh chúng ta đã hạ gục chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, không chỉ bằng tên lửa và xe tăng mà bằng những liên minh vững chắc và bằng niềm tin bền bỉ. Lớp cha anh hiểu rằng chỉ sức mạnh không thôi sẽ không thể bảo vệ nổi chúng ta, và nó cũng không cho phép chúng ta làm những gì mình muốn. Các thế hệ trước hiểu rằng sức mạnh của chúng ta lớn mạnh dần là nhờ chúng ta đã sử dụng nó một cách cẩn trọng. Nền an ninh của chúng ta được xây dựng từ sự chính danh, từ sự gương mẫu, từ sự khiêm nhường và sự biết kiềm chế của chúng ta.

Chúng ta là những người gìn giữ di sản này. Được dẫn dắt bởi những nguyên tắc cơ bản này, một lần nữa chúng ta sẽ đương đầu được với các đe doạ mới, là các đe doạ cần được đối phó bằng những nỗ lực to lớn hơn - thậm chí là cả sự hợp tác to lớn hơn cùng và sự thông hiểu hơn giữa các quốc gia. Chúng ta sẽ bắt đầu chuyển giao một cách có trách nhiệm đất nước Iraq cho người dân Iraq, và sẽ vượt lên giành giật hòa bình vốn khó giữ tại Afghanistan. Cùng với bạn cũ thù xưa, chúng ta sẽ làm việc không ngừng nhằm giảm bớt đe dọa hạt nhân và đảo ngược tiến trình ấm nóng toàn cầu. Chúng ta sẽ không xin lỗi vì cách sống của chúng ta và không do dự khi bảo vệ lối sống này. Đối với những kẻ muốn đạt mục tiêu bằng cách khủng bố và giết người vô tội, thì các người hãy nghe đây: tinh thần của chúng ta mạnh hơn của các người, các người không thể bẻ gãy ý chí của chúng ta, các người không thể tồn tại lâu chúng ta, và chúng ta sẽ đánh bại các người.

Kỷ nguyên hoà bình

Chúng ta biết rằng di sản của chúng ta là sức mạnh chứ không phải là sự yếu đuối. Chúng ta là một quốc gia của người Thiên Chúa Giáo và người Hồi Giáo, người Do Thái giáo và người Ấn giáo, và của cả những người không tôn giáo. Chúng ta được hình thành bởi các ngôn ngữ và văn hóa hội về từ khắp nơi trên trái đất. Từng đã trải qua vị đắng của nội chiến và tệ phân biệt màu da, từng trỗi dậy từ thời kỳ đen tối đó để trở nên mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn, chúng ta tin rằng rồi sẽ đến ngày nỗi thù nghịch cũng qua đi, làn phân ranh giữa các bộ tộc sẽ không còn; khi thế giới này trở nên nhỏ bé hơn, lòng nhân hậu sẽ ngự trị và Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò mở ra một kỷ nguyên mới, hoà bình.

Đối với thế giới Hồi giáo, chúng ta tìm hướng đi tới mới, dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau. Đối với các nhà lãnh đạo đang muốn gieo rắc xung đột hay đổ lỗi cho phương Tây gây ra những tệ nạn trong xã hội của họ - quý vị hãy hiểu rằng người dân sẽ đánh giá dựa trên những gì quý vị xây chứ không phải những gì quý vị phá. Đối với những người bám lấy quyền lực nhờ tham nhũng, dối trá và bịt miệng tiếng nói đối lập, hãy biết rằng quý vị đang đi ngược lịch sử, nhưng chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị biết từ bỏ nắm đấm.

Đối với các quốc gia nghèo khó, chúng tôi cam kết sẽ sánh vai cùng quý vị để giúp các trang trại xanh tươi, để dòng nước sạch được tuôn trào, để nuôi dưỡng những sinh linh đói khát. Và đối với những quốc gia được hưởng sự đầy đủ như chúng ta, chúng ta nói với họ rằng chúng ta không thể tiếp tục thờ ơ với những nỗi thống khổ phía bên ngoài biên giới, cũng không thể tiếp tục sử dụng tài nguyên thế giới mà không quan tâm gì tới những ảnh hưởng kéo theo. Thế giới đã thay đổi và chúng ta phải thay đổi theo.

'Nghĩa vụ'

Khi chúng ta cân nhắc con đường phía trước, chúng ta tưởng nhớ với lòng biết ơn khiêm nhường trước những người Mỹ dũng cảm, vào chính lúc này đây, đang tuần tra các sa mạc, rặng núi xa xôi. Họ có cái để nói với chúng ta, giống như những anh hùng gục ngã tại Arlington đã thì thầm từ bao thời đại. Chúng ta vinh danh họ không chỉ vì họ là những người bảo vệ tự do của chúng ta, mà còn vì họ hiện thân cho tinh thần phục vụ; sẵn sàng tìm ý nghĩa trong những điều lớn hơn bản thân họ. Và chính trong khoảnh khắc này - một khoảnh khắc sẽ định hình cả một thế hệ, chính tinh thần này phải hiện hữu trong tất cả chúng ta.

Vì cho dù chính phủ có thể làm gì và phải làm gì, quốc gia này chung cuộc là nhờ vào niềm tin và quyết tâm của nhân dân Mỹ. Đó là sự tử tế đùm bọc người xa lạ khi những con đê bị vỡ, là sự vị tha của những công nhân thà làm bớt giờ chứ không để bạn mình mất việc, chính chúng sẽ đưa ta qua những giờ đen tối nhất. Chính là sự dũng cảm của nhân viên chữa cháy băng qua cầu thang đầy khói, chính là bậc cha mẹ sẵn lòng chăm sóc con, mà quyết định số phận của chúng ta.

Các thách thức của chúng ta có thể là mới mẻ. Các công cụ mà chúng ta dùng để đối phó có thể là mới mẻ. Nhưng các giá trị đã dẫn đến thành công của chúng ta - sự trung thực và chăm chỉ, dũng cảm và công bằng, khoan dung và tò mò, trung thành và lòng yêu nước - những điều này là cũ. Những điều này là có thật. Chúng đã là lực đẩy âm thầm cho tiến bộ xuyên suốt lịch sử của chúng ta. Điều đang đòi hỏi chúng ta là quay về với những sự thật đó.

Điều đòi hỏi chúng ta lúc này đây là một kỷ nguyên mới của trách nhiệm, một sự thừa nhận của từng người Mỹ rằng chúng ta có nghĩa vụ với chính bản thân, quốc gia, và thế giới; những nghĩa vụ mà chúng ta không phải miễn cưỡng chấp nhận mà sẵn sàng nắm lấy, với hiểu biết chắc chắn rằng không có điều gì làm tinh thần thỏa mãn, phản ảnh tư cách của chúng ta cho bằng cống hiến trọn vẹn cho một sự nghiệp khó khăn.

'Món quà của tự do'

Đây là giá và sự hứa hẹn của quyền công dân.

Đây là nguồn gốc của niềm tự tin, sự hiểu biết rằng Thượng Đế trông cậy vào chúng ta để định hình một định mệnh chưa chắc chắn.

Đây là ý nghĩa của tự do và tôn giáo của chúng ta - là vì sao mọi người, nam, nữ, trẻ em thuộc mọi chủng tộc và tín ngưỡng có thể cùng nhau chào đón tại quảng trường quốc gia vĩ đại này và vì sao một người có cha cách đây gần 60 năm có thể không được phục vụ tại một nhà hàng địa phương mà nay đứng trước mặt quý vị để đọc lời thề thiêng liêng nhất.

Vậy chúng ta hãy đánh dấu ngày này bằng cách nhớ lại chúng ta là ai và chúng ta đã đi xa thế nào.

Vào năm Hoa Kỳ ra đời, trong những tháng lạnh nhất, một nhóm nhỏ những người yêu nước chụm lại bên nhau bên cạnh đống lửa gần tàn trên bờ dòng sông băng giá. Thủ đô đã bị bỏ lại. Kẻ thù đang tiến tới. Tuyết loang lỗ vết máu. Vào thời điểm khi kết quả cuộc cách mạng rơi vào hồ nghi, vị cha già của quốc gia ra lệnh đọc cho mọi người những lời này:

“Hãy nói cho thế giới tương lai... rằng trong mùa đông giá lạnh nhất, khi chỉ còn lại hy vọng và nghị lực... thì thành phố và đất nước, lo lắng trước mối nguy hiểm chung, đã tiến lên để đối đầu.”

Nước Mỹ ơi. Giữa những nguy hiểm chung, trong mùa đông gian khó của chúng ta, hãy nhớ những lời bất tử này. Với hy vọng và nghị lực, chúng ta hãy một lần nữa can đảm vượt qua dòng nước băng giá và chịu đựng bất cứ cơn bão nào sẽ đến. Hãy để con cháu chúng ta nhắc lại rằng khi chúng ta bị thử thách, chúng ta đã chối từ không để cuộc hành trình phải ngừng lại, rằng chúng ta không quay lui hay ngập ngừng, và với con mắt chăm chú nhìn vào chân trời và với ân phước của Thượng Đế ban cho, chúng ta mang theo món quà của tự do và chuyền lại bình an cho các thế hệ sau.

Cảm ơn quý vị. Thượng đế ban phước lành cho quý vị. Và Thượng đế ban phước lành cho nước Mỹ.

Montag, 19. Januar 2009

Gái Đồ Sơn một cặp ba chục

Khi tôi trở thành phóng viên báo Lao Động thì anh Nguyễn An Định ( tên bút danh là Chu Thượng chuyên giữ mục Sự kiện bình luận) đã là một nhà báo lừng lững, lừng lững với cả nghĩa bóng và nghĩa thực về thân xác.

Lần nào ra Hầ Nội tôi cũng ghé phòng nhỏ của ông ở 51 Hàng Bồ. Lần nào cũng thấy ông đang hý hoáy viết. Ổng ngẩng lên, nhướn đôi mắt sau chiếc kính trắng hỏi nhạt phèo:- Bọ đấy à. Ra lúc nào hả mày.

Rồi cũng những động tác được coi là rất nhạt phèo, ông gấp giấy tờ, nhìn tôi, lại những câu hỏi nhạt phèo và tiếng cười khùng khụng:- Đéo mẹ. Chú mày vào ra liên tục ấy nhỉ.

Nhưng sau đó, tiếng ông bỗng ấm áp hẳn lại:

-Này. Chú mày sướng nhỉ. Chơi gái miền cát chán lại ra chơi gái Hà Nội. Trông ấy, một nhát bao nhiêu ấy nhỉ? Phải rồi, tao nghe chúng nó kháo nhau, mày quảng bá rằng, trong quê mày, 500 ngàn làm được gái nửa làng. Hục Hục Hục..

Ông cười trong cổ họng.

-Rượu nhá.

Ông coi tôi như em, có khi như đồng nghiệp ngang bằng phải lứa. Có hôm ông hỏi:

--Mày thấy tao mần Sự kiện bình luận thế nào? Mỗi ngày một nhát trông được đấy chứ.nhẩy?

Tôi nói tỉnh queo:

-Cũng là hóng hớt thế sự.

Anh Chu Thượng phì một tiếng:

-Đéo mẹ. Báo nước mình thế thôi. Phục vụ tuyên truyền mà, nói theo ý mình răng được? Mà thằng Hoàn ( Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn) nhát bỏ mẹ. Đọc của tao xong, gọi :- Định ơi, hãm cái mồm mày xuống chút đi. Bài này in nguyên xi, ngày mai nó đâm tao thủng mặt.

Anh Định cười:-Cái thằng Hoàn mặt rỗ nhằng rỗ nhịt, lại còn sợ đâm cho rỗ thêm...Uống đi chú. Rượu này lão Duyệt ( Ông Phạm Thế Duyệt khi đó đang là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị) bạn rượu của tao, hôm qua cho đấy. Lão Duyệt này giỏi lắm, vụ nào khó gỡ, Trung ương cử lão đi, êm ả ngay. Như vụ nổi loạn ở Thái Bình, không có lão xuống, ăn cứt. Tao muốn viết chân dung về lão, một vị lãnh đạo cao cấp nhưng đến với dân rất ngọt, rất chân thành mày ạ. Hôm nào tao đưa mày đến nhà lão uống rượu.

Có bữa ông dẫn tôi về nhà, cho lên gác hai.Ông mang ra từng tập báo Lao Động dày cộp lưu trữ nhiều năm rồi,lần giở cho tôi xem những bài ông viết. Lần đầu tiên tôi ngồi với ông cả buổi để nghe ông khoe về nghề. "Mày thấy tao viết thế nào?". Tôi gật gù:" Bác là một cây bút lớn'. Ông nheo mắt nhìn tôi:"Mày học cái lối nói ấy từ bao giờ. Tao không thích."Tôi cười:" Trong những cái bác viết, em thích nhất là Tản mạn...". Ông đăm chiều:" Ừ..Tản mạn là viết cho mình mày ạ...".Ông hẹn tôi sẽ vào Quảng Bình chơi."Trong đó ăn cái gì là ngon hả mày?". Tôi khoe, nếu ông vào, tôi sẽ mời ông lên thuyền , đi ngược sông Son, nướng cá chình trên thuyền, nhậu. Ông hất mặt lên:"Chúng mày biết đéo gì món ăn. Miền Trung tao quý mày và thằng Trần Đăng. Nhưng cả hai thằng chúng mày lại đếch biết nhậu. Chán chết. Nhẩy?". Rồi cuối buổi chia tay, tôi xịu mặt với ông:"Anh chẳng khen bài em viết bao giờ...". Ông nhìn khói thuôc đang bay lòng vòng trong phòng, lẩm bẩm:"Viết cho mình chứ viết cho ai mà đòi người khác phải khen mới có hứng. Đừng cơ hội".

Một lần khác, tôi ra, anh Định kéo vào phòng, chốt cửa cẩn thận. Tôi chột dạ. Bỏ mẹ, Chắc là có đứa thối mồm nào trong cơ quan nói xấu tôi rồi.

Anh Định rót rượu, im lặng nhìn tôi:

-Mày năm nay bao nhiêu tuổi Vinh?

-Dạ em 45

-Tuổi này, hồi đó, tao đánh chết tươi tay Hải Bộ trưởng Bộ công nghiệp vì tham ô, sau đó tao lại đứng ra chỉ huy đánh tiếp vụ lão Ngô Xuân Lộc phó Thủ tướng, cứ là giãy đành đạch. Mày biết vụ đó chứ, nhẩy.

-Dạ biết chứ.

-Bây giờ chúng mày hèn bỏ mẹ. Thằng nào cũng hèn. Điều tra đéo gì toàn mấy vụ lẻ tẻ. Phóng viên đéo gì gặp mấy lão chức to tham nhũng lại thưa anh là sao. Phải đập bàn với chúng nó, trợn mắt trợn mũi với chúng nó. Sợ đéo gì. Nó sai, phải vạch mặt. Cùng lắm nó trù mình, nó cho mình rời cơ quan thì mình cứ viết, ngon. Chúng nó rời khỏi ghế, làm được đéo gì mà sống.

Tôi ngờ ngợ hôm nay anh Định có vẻ nói hơi hơi bất mãn. Anh hạ giọng:

-Tao sắp chết. Thằng Tôn Thất Bách nói tao sống khoảng 2 năm nữa. Ung thư rồi mày ạ. Buồn nhỉ.

Tôi thấy miệng đắng chát. Giọng tôi run bắn:

-Không cách gì chữa được sao anh. Rồi chết à?

-Đéo mẹ. Thằng này hỏi ngu thế. Ung thư thì chữa thế chó nào được.

Im lặng.

Rồi anh bật lên một tiếng:

-Buồn nhỉ.

Một năm sau.

Tôi đang lặn lội giữa vùng lũ quét huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh thì nghe anh gọi điện thoại:

-Bọ đấy à. Mày viết gì viết kinh thế. Vào vùng lũ, ngày nào cũng có bài, kinh nhỉ? Xong việc chưa. Ngày mai sinh nhật tao 60. Đéo gì đâu, chẳng qua anh em thấy tao sắp chết nên quyết định tổ chức sinh nhật cũng là chia tay tao về hưu. Mày ra được không?

Tôi như chực khóc:

-Em ra...

-Tao ăn chơi cả đời, món nào cũng xơi, nhưng vẫn chưa nghe con lợn rừng khi chọc tiết nó kêu thế nào mày ạ...Một bát tiết canh lợn rừng cũng hay, nhỉ.

-Em sẽ xách lợn rừng còn sống ra.

-Đéo mẹ. Nói thế thôi, đem cả con lợn rừng ra thì cực lắm mày ạ.

Tôi nhảy xe đò vào Đồng Hới. Mua vé tàu xong, tôi tìm đến quán thịt rừng. May quá, vẫn còn một con lợn rừng chừng 20 kg nhốt trong chuồng. Tôi mua, cho vào bao tải, lên xe ôm đến ga.

Tàu SE đến.

Tôi xách cái bao đựng con lợn lên tàu. Từ khi bắt lợn đến khi ra sân ga, con lợn ngủ im. Nhưng chẳng hiểu sao, khi bước vào dãy toa sáng boong, con lợn bắt đầu kêu rú lên. Tôi hoảng hốt và ngượng. Thôi kệ. Nhưng sau đó nhân viên lái tàu kéo cổ tôi xuống, cùng với câu chửi:

-Địt mẹ mày... Tàu du lịch chứ có phải tàu chợ đâu mà mày xách cả lợn lên hả.

Tôi nhẹ nhàng:

-Anh ạ. Anh thông cảm. Em sẽ đưa xuống toa ăn cũng được. Anh thông cảm cho em.

-Thông cảm con cặc.

-Anh ạ. Em là Nguyễn Quang Vinh.

-Vinh Vinh con cặc. Biến

-Dạ. Em là phóng viên báo Lao Động.

Nhân viên sững lại nhìn tôi rồi nhảy vào toa ngay. Chưa đến một phút, trưởng tàu xuống. Tôi nói luôn:

-Thưa anh. Tôi quá biết tàu du lịch không thể đưa lợn lên được. Nhưng anh có biết tác giả Chu Thượng ở mục Sự kiện bình luận không?

-Biết. Thằng này trẻ mà. Em nó năm nay bao nhiêu tuổi ấy nhỉ? Em mày à?

-Dạ không. Bác Chu Thương năm nay 60.

-Úi giời

-Bác ấy bị ung thư. Ngày mai là ngày sinh nhật cuối cùng của bác ấy, tròn 60...Bác ấy rất muốn được nhìn thấy con lợn rừng bị chọc tiết. Em là phóng viện lớp sau, em thương bác ấy, em đề nghị...

Trưởng tàu nói to với nhân viên:

-Mang con lợn này xuống toa ăn. Quà cho bác Chu Thượng thì con voi cũng chở. Chúng mày không biết Chu Thương à.

Một nhân viên láu táu:

-Dạ biết. Bác ấy chuyên làm thơ châm biếm phải không ạ.

Thoát. Con lợn nằm trong bếp tàu du lịch. Còn tôi thì lẻn ngay vào toa lét tàu, cởi bộ áo quần đang mang trong người vì con lợn đái ướt từ thân người xuống chân, hôi òm.

Hôm sau, anh Định đã nghe tiếng lợn rừng kêu khi bị chọc tiết, đã ăn bát tiết canh lợn rừng nóng hổi cùng anh em trong cơ quan.

Anh Định nheo nheo mắt nhìn tôi, lại đưa cho tôi điếu xì gà:

-Đéo mẹ, thằng Bọ này, ngu thế, lại mang cả lợn rừng ra cho tao...

Anh nói vậy nhưng ánh mắt anh vui đáo để.

Bữa nhậu đó chúng tôi ăn nhậu với anh Định, hát hò với anh Định, rồi ôm anh Định khóc như mưa. Tôi lại nghe tiếng anh Định chửi:

-Đéo mẹ chúng mày, khóc chó gì khóc lắm thế...Sinh-nhật-tao-cơ-mà ...

Nhưng lần này thì tiếng anh nghẹn lại.

Anh Định về hưu nhưng hàng ngày vẫn đến tòa soạn tiếp tục chuyên mục Sự kiện bình luận. Anh giữ chuyên mục này cho đến ngày ra đi mãi mãi.

Trước ngày anh mất khoảng một tháng, tôi ra.

Anh nhìn tôi cười khù khụ. Tôi thì thấy buồn vì trông anh hốc hác vô cùng.

-Tao vừa đi nghỉ Đồ Sơn lên mày ạ. Gái dưới đó nhiều lắm. Sắp chết rồi, đéo làm gì được nhưng vẫn hỏi giá. Hóa ra rất rẻ. Chúng mày nói thế nào, làm đéo gì có chuyện một nhát trăm này trăm nọ. Tao vừa khoe với thằng Chính Béo ( tức Nguyễn Đức Chính- Bút danh Lý Sinh Sự- Phó tổng biên tập Lao Động), tao bảo thằng Chính Béo khi nào xuống Đồ Sơn thì cứ mạnh dạn chơi gái, rẻ lắm, gái dưới đó một cặp có ba chục mày ạ.

Rồi anh cười khùng khục.

Đó là tiếng cười cuối cùng tôi nghe thấy ở anh.

Tháng sau anh đi. Tôi không kịp ra với anh.

Mỗi lần nhớ anh tôi lại tự nói với mình:-Phải viết đến lúc chết như anh Định.

Nhưng lại nghe anh nói bên tai:

-Chết thế đéo nào được, chúng mày hèn lắm.

NGUYỄN QUANG VINH

Tình Hình Tại Việt Nam Trước Những Ngày Tết

t

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết nhưng không khí đón Tết của hàng trăm ngàn công nhân Việt Nam hết sức lặng lẽ và buồn bã. Khó khăn của một nền kinh tết suy yếu và sự bất lực của nhà nước đã đổ ập gánh nặng lên vai của những con người lao động nghèo khổ. Khác hẳn với mọi năm, tại nhiều bến xe khách lớn ở vùng ven Saigon có đông công nhân tất tả đón xe trở về cố hương với dáng vẻ âm thầm, lặng lẽ. Họ là những người vừa mới thất nghiệp, nghỉ chờ việc, không còn khả năng cầm cự ở thành phố. Năm nay lá một năm thê thảm của công nhân vì nhiều người ra khỏi xưởng làm mà trong tay không đủ tiền ăn cho hết tháng chứ đừng nói chi đến chuyện mau quà tết cho gia đình. Hàng loạt hãng xưởng đóng cửa, nợ tiền lương nên các chuyến xe về quê ăn Tết sớm nhiều hơn, một phần để kiếm chỗ nương tựa ở quê nhà, một phần để tránh tình trạng giá vé xe tăng vùn vụt. Người ta vẫn không hiểu nổi vì sao giá vé xe đò đi liên tỉnh giờ đây lại tăng đến 40% trong khi tiền xăng thì đã hạ, người đi về quê thì đông nghẹt, đã phải bóp chặt hầu bao sinh hoạt hàng ngày, giờ thì phần nhiều sinh viên, công nhân phải vay nợ mới có có đủ tiền mua vé xe về.

Những nơi bán quần áo cũ, mà tại Việt Nam có tiếng lóng gọi là đồ SIDA, cũng lác đác có những công nhân đi tìm, lựa, nhặt nhạnh vài món đồ vừa túi tiền để gọi là vui xuân. Hầu như trên tất cả nét mặt của công nhân tan ca, bước ra khỏi giờ làm cuối cùng của mình, bước vào đợt nghĩ Tết đều có nét đăm chiêu. Giấc mơ khó nhọc Rời xa quê nhà vào thành phố lập nghiệp, biết bao thanh niên nhập cư ôm ấp giấc mơ đổi đời. Họ quần quật làm việc trong các công ty, xí nghiệp, chi tiêu dè sẻn, để dành tiền với nhiều dự định cho tương lai. Nhưng rồi trăm thứ phải chi tiêu đè nặng trên vai họ khi chọn đi làm việc xa nhà. Nay gặp ngay thời khủng hoảng kinh tế, đời sống họ túng bấn hơn, rơi vào cảnh nợ nần triền miên. Nợ xoáy trong nợ như cái vòng kim cô không biết bao giờ mới gỡ ra. Chỉ tính riêng tại Bình Dương, đến nay đã có 26 doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc giảm thời gian làm việc. Số lao động bị cắt giảm lên đến hàng ngàn công nhân. Còn tại phía Bắc, số chủ công ty vỡ nợ, bỏ trốn, giật luôn tiền lương của công nhân đã lên đến hàng chục. Số công nhân mất việc làm, tạm tính chỉ trong trung tuần của tháng giêng đã hơn 30,000 người. Nhiều người cũng cho biết họ sẽ bỏ việc đi làm thuê mướn gì đó chứ không còn sức chờ công ty hoạt động trở lại nữa. Cứ 10 người được hỏi, có 4 người cho biết rằng sẽ về quê luôn hoặc đi tìm một việc làm khác ngay sau Tết Nguyên đán này.

Freitag, 16. Januar 2009

Máy bay lao xuống sông New York !!!

Hành khách túa ra hai bên cánh bay bay chờ cứu hộ, trong khi máy bay chìm dần xuống sông Hudson. Ảnh: Reuters.

Download Video

Sáng nay, một chiếc Airbus A320 của hãng US Airways chở 155 người trên khoang lao xuống sông Hudson, tại thành phố New York, nhưng may mắn không làm ai thiệt mạng.

Chiếc máy bay đang thực hiện đường bay nội địa chở theo 150 hành khách và phi hành đoàn 5 người thì lâm nạn. Tât cả được cứu thoát an toàn trong điều kiện thời tiết lạnh giá ở New York và chỉ có một số bị thương. Chiếc Airbus A320 này mới cất cánh từ sân bay LaGuardia Airport để đi Charlotte, bang Bắc Carolina thì lao xuống sông.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do máy bay đâm phải một đàn ngỗng trời khi đang lấy độ cao. Các xuồng cứu hộ hối hả được huy động đi cứu các hành khách đều mặc áo cứu sinh và đứng trên các cánh máy bay, trước khi phi cơ chìm dần xuống dòng Hudson.

Chiếc máy bay rời phi trường LaGuardia New York lúc 15h03' địa phương (03h03' Hà Nội sớm nay) sau khi bị trì hoãn 18 phút. Đài kiểm soát không lưu cho biết, phi công thông báo bị hai con chim đâm phải chỉ chưa đến một phút sau khi cất cánh và yêu cầu được hạ cánh khẩn cấp. Nhưng điểm đến sau đó của phi cơ lại không phải đường băng mà là mặt sông Hudson.

Phát ngôn viên hãng hàng không US Airways là Doug Church cho biết, các con chim đã lao phải cả hai động cơ của máy bay và chúng là một phần của đàn ngỗng trời khá lớn. Một nhân chứng có tên Stephanie Nachman đang làm việc tại tòa nhà cao tầng ở khu Quảng trường Thời đại kể rằng đã tận mắt nhìn thấy vụ tai nạn.

Stephanie cho biết bà cảm thấy rất sốc khi thấy chiếc phi cơ bay quá thấp phía trên sông Hudson. Sau đó thì nó hạ cánh xuống mặt nước chứ không phải một vụ nổ. Nhân chứng này khẳng định cú hạ cánh "diễn ra nhẹ nhàng như thể trên đường băng chứ không hề dữ dội". Chỉ trong vòng vài phút, người bên trong máy bay bắt đầu túa ra khi các lối thoát hiểm được bung cùng những chiếc xuồng cứu sinh.

Các tàu kéo được huy động để ngăn không cho máy bay bị chìm xuống sông và kéo nó vào bờ. Ảnh: New York Times.

Một hành khách trên chuyến bay thần kỳ là Jeff Kolodjay thì nhớ lại: "Khoảng 3 hay 4 phút sau khi bay, động cơ bên trái máy bay tóe lửa. Tôi bắt đầu ngửi thấy rất nhiều mùi như xăng và vài phút sau thì phi công thông báo hành khách sắp phải đón nhận cú va chạm cực mạnh. Mọi người lúc đó chỉ biết cầu nguyện và khi nhìn ra ngoài thì chúng tôi nghĩ mình có một cơ hội vì thấy mặt nước".

Khi được hỏi làm thế nào thoát ra ngoài máy bay, hành khách này kể thêm: "Ban đầu tình hình rất hỗn loạn, nhưng ngay sau đó mọi người trở lại trật tự, nhường cho phụ nữ và trẻ em thoát ra trước. Sau đó nước bắt đầu tràn vào bên trong khoang máy bay rất nhanh".

Thị trưởng New York Michael Bloomberg cho biết một số thợ lặn của cảnh sát đã cứu được các hành khách đang chới với trên mặt sông. Bệnh viện St Luke's Roosevelt ở khu Manhattan thông báo có khoảng 50 người bị thương nhẹ nhập viện, còn những người bị nặng hơn được chuyển tới các bệnh viện gần đó.

Thượng nghị sĩ New York Charles Schumer cho rằng đây là "một câu chuyện thần kỳ thời hiện đại" vì không có ai thiệt mạng trong tai nạn. "Phi công thực sự là người hùng. Anh ấy nhìn thấy những gì đang xảy ra và cho hạ thấp độ cao, lái máy bay sang phải và thấy sông Hudson. Sau đó anh điều khiển cho phần bụng chạm mặt nước trước chứ không phải phần mũi và có lẽ điều này đã cứu tất cả mọi người", Schumer nói thêm.

Các tàu kéo đang được huy động để kéo chiếc Airbus A320 vào phía bờ ở khu Manhattan của New York. Sau đó phi cơ của hãng US Airways này sẽ được cẩu lên khỏi mặt nước để các chuyên gia kiểm tra, tìm nguyên nhân vụ tai nạn.

Năm 1984, một chiếc máy bay của hãng Air Florida cũng lao xuống phố Street Bridge của Washington DC ngay sau khi cất cánh do tuyết rơi dày. Nhưng khác với sự kiện sáng nay, tai nạn năm đó thực sự là một thảm kịch khi làm chết 74 người trên tổng số 79 hành khách và phi hành đoàn trên khoang.

Theo VnExpress

Donnerstag, 15. Januar 2009

Ca sỹ nghe tin này.....sướng !!!!

Theo chỉ thị số 36/2008/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ, năm 2009 sẽ thực hiện một cách quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể để bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trong nước. Hàng ngàn trang web âm nhạc cho download miễn phí đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Ngày 31/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 36/2008/CT-TTG với nội dung thực hiện một cách quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể để bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Cụ thể, "giao trách nhiệm cho Bộ VH-TT-DL tổ chức tổng kiểm tra việc thực thi quyền tác giả và quyền liên quan trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan trên phạm vi cả nước trong quý I/2009. Đề xuất các biện pháp cần thiết để thực thi pháp luật, báo cáo Thủ tướng trong quý II/2009".

Chỉ thị thể hiện sức mạnh tổng lực trong đợt "tổng kiểm tra" là kết hợp sức mạnh của các Bộ, ban ngành liên quan như Bộ VH-TT-DL, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ TT-TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ GD-ĐT, Bộ Công thương. Trong đó, Bộ TT-TT có trách nhiệm quy định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông và các dịch vụ trung gian khác liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, bước qua năm 2009, nếu tổ chức hay cá nhân nào "không thực hiện việc xin phép, trả tiền sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng và các nghĩa vụ pháp lý có liên quan khác thì nên... tự xoá sổ trước khi có thể bị phạt gấp 5 lần.


Không có bản quyền chỉ còn cách xóa sổ

Mặc dù từ năm 2007 Luật SHTT và các Nghị định xử phạt đã được áp dụng nhưng cũng từ năm 2007 đến nay, riêng NXB Trẻ đã bị "luộc" hơn 40 đầu sách. NXB Trẻ còn biết làm gì hơn khi người "luộc" sách chính là các NXB đồng nghiệp in ấn công khai. Tình hình trở nên phức tạp đến độ người mua bản quyền sách thấy sách của mình bị xâm phạm phải tự tay đi bắt "nóng". Như First News phải đích thân bắt qủa tang các trường dạy Anh ngữ photo, bán sách và đĩa những cuốn sách dạy tiếng Anh được mua bản quyền quốc tế.

Nổi trội nhất trong năm 2008 là việc Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm VN (RIAV) đã phải tổ chức một buổi họp báo để công bố về việc bị FPT, Nokia xâm phạm hơn 10.000 bài hát như thế nào. Thế nhưng, từ đó đến nay đã hơn 2 tháng, sự việc chưa biết rõ sẽ về đâu. Đại diện RIAV cho biết đang mời nhiều cơ quan có thẩm quyền cùng vào cuộc và nhất định sẽ làm đến nơi vụ này nhưng đến đâu cũng chưa biết.

Một thành viên trong RIAV cho biết sau khi nghiên cứu tất cả hành vi xâm phạm của FPT và Nokia, con số dự kiến đòi bồi thường có thể lên đến... 25 tỉ. Ai mới nghe qua con số cũng choáng váng vì không hiểu ở đâu ra, dĩ nhiên chỉ có những người đưa ra con số mới có đầy đủ lý do giải thích vì sao họ đủ cơ sở để được bồi thường số tiền như thế.

Hiện nay, những trang web cho nghe nhạc như sonhai, hoaphuongnam, timnhanh, hihihehe,, musictop1, nha3, nhaccuatui, nhaccaigi, vietgiaitri, ca nhac, nhac8, vietnhim, hayso1, langnghe, nghenhacso1, nhac1000, bonghongxanh, 9nhac, baamboo... có số lượng người truy cập rất lớn. Đa số vào để nghe chùa, down load nhạc thoải mái và tự do chia sẻ tất cả tài nguyên âm nhạc trong và ngoài nước. Trên những trang web này, số lượt tải và nghe những bài hát có khi lên đến hơn triệu lượt cho các bài đang hit, hot. Và như thế, mức độ ảnh hưởng đến nền công nghiệp ghi âm trong nước đang ở mức báo động.

Ví dụ, với chương trình được ghi hình và thực hiện tại Trung Quốc của ca sĩ Đan Trường trị giá 900 triệu, mức phạt cao nhất nếu bị xâm phạm có thể là 4,5 tỷ. Như vậy, hàng ngàn các trang web cho download, cho nghe thoải mái trên mạng chỉ còn cách tự đóng cửa vì không có khả năng ra toà chứ đừng nói nộp phạt.

Mai văn Dâu +Lương Quốc Dũng được....đặc xá ???

Kỳ ngộ nơi không ai muốn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu và nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao Lương Quốc Dũng cùng ở một buồng giam. Đợt đặc xá này, họ đều có tên trong danh sách đề nghị…

Ít ngày nữa, Chủ tịch nước sẽ ký quyết định đặc xá Tết Kỷ Sửu cho các phạm nhân cải tạo tốt, đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Cũng như hơn 15.000 phạm nhân có tên trong danh sách do Hội đồng Tư vấn đặc xá đề nghị, ông Mai Văn Dâu và ông Lương Quốc Dũng nóng lòng chờ đợi “ngày đặc biệt”.

Chung buồng giam trong khoảng hơn một lốc lịch (từ cuối 2007), ông Mai Văn Dâu và ông Lương Quốc Dũng “hữu duyên” trở thành tri kỷ. Trước đó, ông Dâu có thời gian ở Trại Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) sau phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.

Cuối năm 2007, ông Dâu được chuyển ra Bắc, cải tạo tại Trại Thanh Xuân. Khi đó, ông Lương Quốc Dũng đã thụ án ở trại này hơn 3 năm, chưa tính thời gian tạm giam tại Trại B14 (Thịnh Liệt, Thanh Trì). Ông Dâu và ông Dũng ở cùng buồng có hơn 20 người, thuộc Đội cải tạo số 25.

Những người ở cùng buồng với hai ông cũng thuộc thế hệ “cây cao bóng cả”, nay vào đây với nhiều tội trạng khác nhau. Cách xếp người như thế cũng phù hợp tâm lý, đặc điểm các nhóm phạm nhân bởi dù trên khía cạnh nào, họ khó “cụng lưng” với mấy tay tù hình sự, nghiện ma túy hay những người vị thành niên đua xe, đánh nhau gây thương tích. Bởi vậy, phòng của ông Dâu, ông Dũng thinh lặng hơn, họ kín tiếng và nhã nhặn hơn thường lệ.

Niềm hạnh phúc được trở về với gia đình đang đến với hai ông Mai Văn Dâu và Lương Quốc Dũng.

Công việc cũng có phần nhẹ nhàng, không xách xô pha trộn bê tông, không cắt đan giày da, bao bì hay cuốc đất trồng rau mà mỗi người được giao chăm sóc cây cảnh hoặc những việc phù hợp tuổi tác. Có lẽ, phong cách gần với cây cảnh, gần với thiên nhiên giúp tâm lý giảm căng thẳng. Nhiều cây cảnh trước trại uốn hình rồng, hình phượng hay kiểu tỉa ngọn xoắn ốc là tác phẩm của ông Lương Quốc Dũng, ông Mai Văn Dâu.

Từng có tin phao rằng, phạm nhân có chức vụ, quyền hạn một thời, nếu vào trại cũng mỗi người một buồng, mùa đông được chăn ấm, đệm êm, muốn tắm có bình nóng lạnh, mùa hè có tủ lạnh, ăn uống theo kê đơn, sở thích, thậm chí cả điều hòa nhiệt độ. Kỳ thực, đó là sự… tưởng tượng!

Ở trại giam, các phạm nhân không phân biệt hệ, loại nào đều hưởng tiêu chuẩn như nhau: được bố trí mỗi người một chiếu cá nhân, các chiếu đặt trong buồng giam kê theo hai hàng, mỗi hàng khoảng 12 chiếu. Giường là lớp bê tông ốp gạch có độ cao 40cm so mặt nền, giữa có hành lang hẹp. Mùa đông, trại phát mỗi người chiếc chăn bông cá nhân, một số quần áo ấm dùng chung mẫu theo quy định của Bộ Công an. Mấy hôm nay rét đậm, các phòng giam đóng kín cửa trong, cửa ngoài, gió lạnh không thể lọt vào. Ông Dâu, ông Dũng cũng đều thực hiện theo quy định chung như vậy.

Tôi hỏi nếu người nhà muốn mang đệm êm chăn ấm vào cho phạm nhân thì sao? Trung tá Phạm Văn Thân, Phó Giám thị nói, chỉ chấp nhận một số loại chăn theo quy định chứ không có chuyện đưa cả đệm vào trại vì giam giữ phải đảm bảo bình đẳng, công bằng, không thể người này có đệm ấm, người kia lại không. Duy nhất nơi có đệm là “buồng hạnh phúc”, nơi dành cho chồng hoặc vợ phạm nhân đến thăm, thời gian, số lượt tuân theo quy định chung.

“Trời rét, phạm nhân muốn tắm nước ấm thì đăng ký, những người ăn kiêng, ăn theo bệnh lý cũng thực hiện theo chế độ riêng” - Trung tá Thân nói. Các buồng có thêm những phích nước nóng để uống. Rét vậy nhưng giờ giấc nghiêm ngặt, cứ tới 22h là đi ngủ, sáng 6h có kẻng báo thức, phạm nhân phải dậy làm vệ sinh cá nhân, gấp chăn ngay ngắn, để theo hàng dọc, nếp gấp vuông góc như viên gạch. Phòng nào cũng gọn gàng, ngăn nắp, hai dãy chiếu đều xếp chăn phía trên đến mức các mép chăn cùng nằm trên một đường thẳng.

Từ khi rời Trại Thủ Đức ra Thanh Xuân, ông Dâu được xếp cùng phòng với ông Dũng. Sự kỳ ngộ chốn tù dần dần biến hai người thành tri kỷ, dẫu rằng tuổi đời ông Dâu hơn ông Dũng gần một giáp. Hai người xưng anh em thân mật, lấy cơm ăn cùng nhau, kể cả chăm sóc cây cảnh cũng cùng nhau chăm một cây. Mắc bệnh huyết áp nên ông Dâu ăn kiêng hơn.

Cứ 19h, sau bữa cơm, cả hai chăm chú xem thời sự (mỗi buồng giam của phạm nhân đều lắp 1 tivi), rồi bàn chuyện xã hội, chuyện báo chí, thỉnh thoảng vào cuối giờ chiều lên thư viện đọc báo. Nhưng không vì vậy không khí rôm rả tăng nhiệt bởi những câu chuyện đùa cũng chỉ như mây khói, hai người vẫn mang bản tính trầm lặng, tư duy kín kẽ và thủ thỉ hơn là bộc bạch ồn ào.

Ông Dâu bị bệnh cao huyết áp từ lâu, những ngày ở trại ông thường được nhân viên y tế theo dõi, cho ăn uống theo bệnh lý, nhiều hôm nằm hẳn ở trạm xá, được các y tá chăm sóc thuốc thang và thức ăn uống theo chế độ. Tại trạm xá này, tôi cũng nhận thấy nhiều người tuổi tác cỡ như ông Dâu hoặc hơn kém một chút, vì những bệnh lý khác nhau nhưng có người nằm ở đây nhiều hơn ở buồng giam. Nhiều người có cả sách, báo để phía gối, lúc khỏe hơn lại mở ra đọc. Phía đầu giường đều ghi tên tuổi, chẩn đoán bệnh, quy trình điều trị, y sỹ, bác sỹ trực… trông cũng không khác gì bệnh xá loại khá ngoài xã hội.

Ông Lương Quốc Dũng dường như nội tâm hơn. Trung tá Hoàng Văn Pha (cán bộ quản giáo trực tiếp buồng giam có ông Dâu, ông Dũng) nói, kín kẽ cũng là tâm lý của người cải tạo loại án như trường hợp ông Dũng. Ngày ông Dâu chưa về Trại Thanh Xuân, ông Dũng đã có 3 Tết ở đây. Có lần giao thừa ông ngồi lặng lẽ tới gần sáng.

Tìm hiểu, tôi biết ông có những thế sự rất riêng, không dễ gì chia sẻ. Ở tù, người ta sợ nhất sự cô đơn. Nhưng trong trại, nhiều người tìm cánh phù hợp môi trường mới, gác lại nỗi sợ hãi thời gian. Sự chia sẻ từ gia đình, từ người thân phần nào làm vợi nỗi trống trải, còn lại thường ngày là những người bạn quanh mình.

Ông Lương Quốc Dũng luôn chứng tỏ khả năng thích nghi và vượt lên hoàn cảnh. Ông cũng là thương binh hạng 1/4 (cựu chiến binh chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972) nên vết thương xưa lúc trái gió trở trời cũng khiến ông đau đáu. Với ông Dâu rất có niềm tin ngày đoàn tụ gia đình. Vợ ông trở thành niềm ai ủi và động lực, điểm tựa tinh thần lớn nhất cho ông. Bà đều đặn đến thăm chồng theo quy định của trại.

Ở trại, cứ 22h là giờ ngủ của các phạm nhân nhưng các buồng giam và hành lang bên ngoài luôn phải sáng điện (theo quy định chung). Ban đầu, thứ ánh sáng về đêm ấy khiến họ khó chợp mắt, lâu dần cũng thành quen.

Trung tá Pha hơn 50 tuổi đời nhưng có tới 33 năm “tuổi trại”. Anh bảo, những người có tuổi tác vào đây ban đầu thường dằn vặt về quá khứ, về những ngày giữ địa vị ngoài xã hội. Nhưng dần dần, họ cũng quen môi trường mới, ý thức bản thân mình nên ít kêu ca, phàn nàn, họ cũng rất tôn trọng quản giáo. Vì vậy, việc quản lý những người này thường không phải nhắc nhở gì nhiều, có khi chỉ cần gợi ý một chút là họ đủ hiểu, tự bảo ban nhau chấp hành tốt.

Trung tá Pha cũng kể rằng, khi đã ở trại khoảng vài tháng trở lên, những công việc thường nhật như chăm sóc cây cảnh, bồn hoa cũng khiến họ đam mê và đây là lúc không phải họ nghĩ nhiều về quá khứ. Đổi lại, họ lấy những thú vui này xoa dịu lòng mình. Buồng giam nào cũng có ô cửa thông gió, cả khi đóng kín cửa vẫn lọt sáng từ thiên nhiên. Đó là nơi có thể ngắm trăng. Quản trại đã lâu nhưng Trung tá Pha nói hiếm khi thấy ông Dâu, ông Dũng ghi chép kiểu như nhật ký vào sổ sách, trừ những lúc cần ghi thư cho người thân, gia đình…

Lại nói về ông Lương Quốc Dũng, nghệ thuật chăm sóc cây cảnh như thứ tài lẻ và ham mê đặc biệt của người đàn ông quá ngũ tuần này. Hai lần đặc xá trước, thời hạn đã đủ nhưng đối chiếu tiêu chuẩn xét lại khiến tên ông nằm ngoài do rơi vào trường hợp không được đặc xá. Lần này, cái Tết nữa đang đến rất gần. Không muốn hình ảnh mình xuất hiện trên báo chí lúc này là lý do khiến chúng tôi cũng không thể có tấm hình nào mới nhất của 2 ông. Nhưng tôi biết niềm vui đang đến với cả 2 ông, từng ngày, từng ngày…
Hà Nội Ðặc Xá 15,140 Tù nhân
Công an nhân dân
TỘI DANH

Tu nghiệp sinh tại Nhật , buồn thay !!!

Mấy tuần nay dân mạng và ngoài mạng xôn xao về cái chuyện Tu nghiệp sinh VN ở Nhật dính vào đường dây ăn cắp hàng mỹ phẩm của các nhân viên Hàng Không VN. Dân Việt chửi họ làm mất thể diện quốc gia cũng có, dân Nhật chửi họ là bọn ăn cắp cũng có. Vậy Tu nghiệp sinh là gì ?
Cái vụ Tu nghiệp sinh này thì em hơi bị rành , nên để em kể đầu dây mối nhợ cho các bác nghe.


Số là cái thời ông thủ tướng Murayama thuộc Đảng Xã Hội (Đảng thiên tả)của Nhật sau bao nhiêu năm tranh đấu mới giành được cái chính phủ Nhật. Công việc đầu tiên của ông ta sau khi cầm quyền là đi xin lỗi các nước Á châu bị phát xít Nhật xâm lược trong cuộc chiến Thái Bình Dương (tức thế chiến 2). Ông ta làm một vòng bắt đầu từ Singapore cho đến chặng cuối là Việt nam để đi xin lỗi và bồi thường chiến tranh. Ông ta đi đến đâu nghe dân chúng các nước chửi đến đó và ký giấy bồi thường chiến phí cho đủ các nước mệt nghỉ, nhưng khi đến VN thì hội đàm cả buổi với ông Đỗ Mười thì không nghe nhắc gì đến cái chuyện đòi xin lỗi và bồi thường chiến tranh cả. Vậy là lão già MuraYama lờ luôn cái chuyện xin lỗi và bồi thường cho dân VN. Báo Asahi của Nhật lúc đó viết bài bình luận và chê rằng đám cố vấn cho ông Đỗ Mười dốt quá không hiểu được nội tình của nước Nhật.Nếu mà họ cố vấn ngon lành thì dân Nhật phải è lưng ra trả thuế để mà đền bù cho 2 triệu người VN bị chết đói do nguyên nhân phát xít Nhật gây ra. Mà phải công nhận là các cán bộ ngoại giao VN dưới thời ông Vũ Dũng làm Đại sứ VN ở Nhật dốt thật, chẳng có ông nào biết tiếng Nhật cả, nên chắc không đọc được báo chí và hiểu chuyện của Nhật. Không thấy ông Đỗ Mười đòi hỏi gì nên bố già Mura Yama mới chuyển sang đề nghị tạo tình hữu nghị cho thanh niên Nhật -Việt bằng cách Nhật và VN hàng năm sẽ trao đổi thanh niên với nhau để tìm hiểu văn hóa , Nhật bản sẽ hỗ trợ đào tạo chuyên viên cho VN dưới tên gọi là Đào tạo TU NGHIỆP SINH. Tức là lão ta chơi trên cơ Đỗ Mười , dùng từ giúp đỡ chứ không phải là bồi thường. Mà các bạn biết rồi , với dân ngoại giao thì cái mặt mũi và chữ nghĩa quan trọng lắm.

Từ cái vụ này mới đẻ ra cái vụ TU NGHIỆP SINH. Mục đích chính của chương trình đào tạo Tu nghiệp sinh là chính phủ Nhật viện trợ, giúp cho VN đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực nghề sản xuất, đồng thời giúp các xí nghiệp Nhật lúc đó đang thiếu trầm trọng nhân công. Nhật bản vừa được cả 2 cái lợi là giải quyết việc thiếu hụt nhân lực và được mang tiếng là giúp đỡ VN trên mặt ngoại giao. Theo tinh thần của hiệp định lúc đó thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ là 70000 yen/ tháng ( bây giờ thì lên 80000/ tháng). Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là "Thực Tập Sinh" , được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại. Bộ ngoại giao và Bộ lao Động Nhật trực tiếp quản lý chương trình Tu Nghiệp Sinh thông qua một tổ chức của chính phủ là JITCO. Thái Lan cũng được ký hiệp định hỗ trợ Đào tạo Tu nghiệp sinh giống y chang VN.

Cái vấn đề này đúng ra thì rất hay nhưng mà chính phủ VN mình dốt quá, tiền chẵn không lấy chỉ mong đi lượm tiền lẽ nên sau này mới lùm xùm , tèm nhem đủ chuyện.

Theo người Nhật thì để đào tạo một tên công nhân từ chỗ mới ra trường Đại học cho đến lúc có bằng nghề làm được việc thì họ mất khoảng 200000USD cho khoảng 3 năm.

Chính phủ Thái lan hiểu điều này nên khi đưa người đi tu nghiệp ở Nhật thì họ chọn lựa những sinh viên giỏi, những kỹ sư có kiến thức sang Nhật để học những kỹ thuật mà họ chưa có, hoặc chưa bằng Nhật. Ví dụ cái nghề chế tạo khuôn mẫu để đúc kim loại hay nhựa hoặc công nghệ xe hơi. Chính phủ Thái họ quản lý rất chặt, các tu nghiệp sinh trước khi đi thì họ yêu cấu phía Nhật phải cho họ cái list các công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh, sau đó họ sẽ cữ nhân viên Đại sứ quán đến điều tra cái công ty Nhật đó đúng kỹ thuật mà họ cần không, điều kiện lao động có an toàn cho con em họ không. Nếu công ty quá nhỏ hoặc không có kỹ thuật họ cần thì họ loại sổ. Sau khi tu nghiệp sinh Thái lan sang Nhật thì nhân viên chính phủ Thái hàng tháng họ sẽ đến tận công ty để kiểm tra đời sống sinh hoạt , học tập của con em họ và nếu như bị người Nhật hà hiếp hoặc đào tạo không đúng chức năng thì lập tức họ kiến nghị Bộ ngoại giao Nhật cho ngừng ngay lập tức và họ chuyển qua công ty khác hay trường học khác. Các tu nghiệp sinh này sau khi về nước thì được trọng dụng đúng với ngành nghề họ đã được đào tạo bài bản ở Nhật. Với chính sách quản lý chặt chẽ và lo cho dân như vậy nên chỉ sau 14 năm thì bây giờ ngành gia công khuôn mẫu cho công nghệ xe hơi của Thái lan đã vượt qua mặt Hàn Quốc, được xếp vào danh sách cường quốc gia công khuôn mẫu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Nhật, 80% khuôn mẫu và sản phẩm đúc của công nghệ xe hơi Nhật hiện được làm ở Thái lan với số nhân tài ưu tú được đào tạo từ Nhật. Cái tiền đào tạo 200000 USD/ người của Nhật kể như người Thái nuốt trọn, họ đúng là chọn con đường lấy tiền chẵn.

Quay lại VN thì sao, chính phủ Việt Nam thì lợi dụng chương trình này để xuất khẩu lao động và thông qua chương trình xuất khầu lao động để kiếm tiền quản lý, tức là cái đầu của các quan chức Bộ Lao Động và thương binh Xã hội cũng như Bộ giáo dục Đào tạo VN chỉ mới ở mức tính chuyện lượm tiền lẽ, không có tầm nhìn xa và chiến lược phát triển nhân tài như Thái Lan. Cái từ Xuất khẩu lao động tự nó đã là phản cảm , có tính chất buôn người rồi. Chắc chỉ có ở VN con người được xếp ngang hàng với hàng hóa nên mới có chữ Xuất khẩu Lao Động. Thông thường thì Tu nghiệp sinh sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng , ở VN một người muốn sang Nhật làm tu nghiệp sinh thì phải trả chi phí môi giới cho các quan chức cán bộ của các công ty xuất khẩu lao động thuộc Bộ lao động thương binh xã hội VN như SULECO, SOVILACO v.v..mà số tiền phí môi giới này không rẻ khoảng 10000USD đến 20000USD, họ phải thế chấp sổ đỏ cho các quan chức cán bộ hoặc cho các công ty này. Rút cuộc số tiền họ bỏ ra chỉ chạy vào túi cán bộ thôi chứ nhà nước VN cũng chẳng được mấy đồng bạc. Nếu không chạy phí môi giới thì còn khuya mới được đi vì có lẽ không có bao nhiêu người đủ tiêu chuẩn để đưa đi đào tạo theo đúng nghĩa của danh từ TU NGHIỆP. Sau khi sang Nhật thì chính phủ VN kể như đem con bỏ chợ, mặc tình tụi bây sống sao kệ bây. Từ đây mới đẻ ra chuyện các nghiệp đoàn Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh. Bời vì chính phủ VN không trực tiếp quản lý tu nghiệp sinh như kiểu Thái lan nên thông thường SULECO hay SOVILACO sẽ ký hợp đồng với một công ty môi giới việc làm nào đó của Nhật. Theo luật lao động của Nhật thì các công ty môi giới việc làm không được nhận tu nghiệp sinh nên các công ty này mới đẻ ra cái gọi là nghiệp đoàn nhận TU NGHIỆP SINH (tiếng Nhật gọi là KENSHUSEI UKEIRE KUMIAI) có trách nhiệm nhận và phân phối tu nghiệp sinh đến các công ty tiếp nhận huấn nghệ và quản lý họ thay cho cơ quan JITCO của chính phủ, một hình thức lách luật. Hiện tượng buôn người và bóc lột xảy ra từ đây. Các nghiệp đòan này nhận tu nghiệp sinh mà không cần biết người đó có tư cách của tu nghiệp sinh hay không , phía VN tìm được bao nhiêu, thì nhận bấy nhiêu. Sau đó bắt đầu bán các tu nghiệp sinh này cho các công ty nhỏ sắp phá sản hoặc không đủ tiền mướn công nhân Nhật, hoặc đưa bán đổi chác qua các công ty thứ 3 thứ tư nào đó. Họ vừa ăn tiền ủy thác quản lý của JITCO, vừa nhận tiền bán người ( tiền môi giới lao động) từ công ty nhận lao động. Các công ty nhận lao động này sẽ bắt các tu nghiệp sinh làm việc như nô lệ mà họ không cần phải sợ Luật Lao Động của Nhật bởi vì cảnh sát có bắt thì họ nói là họ giúp VN huấn nghệ, họ là tu nghiệp sinh chứ không phải là người Lao Động nên không bị chi phối bởi luật Lao Động. Số tiến trợ cấp hàng tháng 80000 yen này thì các công ty xuất khẩu lao động VN nhờ bọn nghiệp đoàn môi giới lao động của Nhật chận thu 50% gửi vào trương mục ngân hàng của SULECO hay SOVILACO ở Nhật cộng với tiền gọi là tiền quản lý phí khoảng 10000 yen (khoảng 100USD) hàng tháng gửi về phía VN. Nếu em nào không chịu nổi cảnh bị bắt làm như nô lệ phải bỏ trốn thì số tiền này họ tịch thu , SULECO va SOVILACO ăn trọn, chưa tính tới sổ đỏ nhà cửa bị thế chấp họ sẽ phát mãi ở VN với lý do gọi là bồi thường cho phía Nhật, thực ra cái vụ này không có trong hiệp định. Sau khi mỗi tu nghiệp sinh bị trừ hết 50000 yen thì chỉ còn 30000 yen để sinh sống, nếu may mắn gặp công ty cho ở nhà không lấy tiền thì còn sống được, nếu bị công ty bắt trả tiền nhà , điện ga , nước thì kể như không đủ mua mì gói mà sống. Bộ Lao Động và Thương Binh xã hội Vn sợ mất thị trường xuất khẩu Lao Động nên cách đây 5 năm đã cử tên Nguyễn Gia Liêm sang Nhật với danh nghĩa Cố vấn ,Bảo vệ quyền lợi cho tu nghiệp sinh VN , nhưng mà tên này thì không biết tiếng Nhật, lại bị bọn nghiệp đaòn môi giới người mua chuộc đã quay ra hà hiếp và báo cáo cho người Nhật biết những tu nghiệp sinh nào có ý định bỏ trốn hay chịu không nổi cực khỗ để họ canh chừng. Tên Liêm này còn bày cho bọn nghiệp đoàn cách buộc các tu nghiệp sinh phải nộp Passport và thẻ ngoại kiều cho bọn Nhật giữ để khỏi còn cơ hội trốn chạy. Các tu nghiệp sinh sau này sang Nhật đều bị bắt ký một tờ giấy là :"Tôi nguyện giao Hộ chiếu và thẻ ngoại kiều nhờ Nghiệp đoàn A,B,C, gì đấy giữ hộ vì sợ làm mất" là từ cái trò mất dạy của tên đại diện Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội Vn này mà ra , cũng như tiền 50% bị trưng thu hàng tháng cũng phải ký vào tờ giấy gọi là nhờ giữ hộ. Sau 10 tháng huấn nghệ thực chất là làm nô lệ không công cho bọn này thì các tu nghiệp sinh sẽ được bọn này diễn hề bằng cách cho tổ chức thi lấy bằng nghề. Thực ra thì chả có thi cử gì ráo, bọn nghiệp đoàn quản lý tu nghiệp sinh này sẽ kết hợp với các công ty tráo người của họ vào thi , hoặc là mớm cách thi cho các tu nghiệp sinh trong trường hợp có nhân viên của JITCO đến giám sát, xong rồi báo cáo lên JITCO là đã tổ chức xong cuộc thi với kết quả em A,B,C nào đó đậu và JITCO gửi bằng chứng nhận nghề xuống. Cái bằng này không phải là bằng kỹ thuật quốc gia nên nhiều khi cái ông đại diện của JITCO tới cuộc thi cho có mặt. Vậy là xong 26 tháng còn lại là các tu nghiệp sinh được chuyển sang thân phận gọi là "Thực tập sinh". Trên nguyên tắc thực tập sinh cũng không phải là người lao động nhưng được nhận lương thực tập giống như các nhân viên tập sự người Nhật. Thường thì các hãng Nhật sẽ trả cho họ mức lương thấp nhất theo luật Lao động tức là cái lương vừa đủ để sống nếu không bị trừ các khoản thuế, bảo hiểm và hưu trí (thực tập sinh VN cũng bị bắt đóng bảo hiểm hưu trí của Nhật), bảo hiểm sức khỏe ở Việt nam (cái này là hình thức nhà nước bóc lột họ vì nếu họ có bệnh ở Nhật trong thời gian làm việc thì bảo hiểm của VN cũng không trả cắc nào cả), thông thường lương này khoảng bằng 1/4 hay 1/5 lương thấp nhất của người lao động Nhật khoảng 100000 đến 130000 yen nhưng phải bắt trả tiền sinh hoạt phí ở công ty cũng như tiền trả cho nghiệp đoànn môi giới Nhật và tiền quản lý phí của VN. Mức lương này nếu bị trừ 50% và tiển quản lý phí tăng lên thì sau khi trừ hết mỗi người chỉ còn khoảng 40000yen. Ở Nhật giá gạo khoảng 300 yen / kg, thì đủ mua 10kg gạo và chút xíu thịt để ăn mà sống. Điều này bắt buộc họ muốn sống còn thì phải trốn ra ngoài làm chuyện gian như cái vụ tham gia vào đường dây ăn cắp của hàng không VN mới đây chẳng hạn. Hiện tại theo chỗ tôi biết thì cảnh sát tỉnh Saitama phía bắc Tokyo còn giữ một xác chết của một tu nghiệp sinh VN cả năm nay vì anh ta bị chết do tai nạn lao động nhưng mà công ty xuất khẩu lao động VN sợ trách nhiệm và tiền chi phí chở xác về rất cao nên không chịu lãnh.

Tòa đại sứ VN thì rất vô trách nhiệm ,không những không bảo vệ công dân của mình mà bọn này chuyên môn nhũng nhiễu làm tiền tu nghiệp sinh nếu ai lỡ dại chịu không nỗi bỏ trốn không thể lấy lại hộ chiếu từ bọn Nhật được thì muốn lấy tờ giấy thế cho hộ chiếu để về Vn thì phải chung chi khoảng 50000 yen đến 100000 yen mới mong có giấy tờ tạm để trở về nước.

Tu nghiệp sinh VN khác với tu nghiệp sinh Thái lan ở chỗ họ không còn là con người khi đã bước chân lên máy bay. Họ là một con súc vật kéo cày để trả món nợ ở quê nhà, để đầy túi tham của bọn quan chức cán bộ trong Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội, để làm giàu cho bọn buôn người ở Nhật đã cấu kết ăn chia chặt chẽ với các quan chức VN.

Tu nghiệp sinh ơi ! Trên chữ tu nghiệp của bạn có vảng vất hồn ma của 2 triệu người chết đói năm Ất Dậu. Buồn thay thân phận của kiếp người VN.
Minh T

Dienstag, 13. Januar 2009

Việt Nam đi về đâu trong năm 2009?

Barbara Crossette, The Nation 12/01/08, Phan Lưu Quỳnh lược dịch

Ba ngày Tết đang đến gần tại Việt Nam, là cao điểm của một mùa lễ tết bắt đầu với dịp nô nức đón mừng Lễ Giáng Sinh vào trung tuần tháng Mười Hai. Ở cái thành phố miền Nam mà mọi người vẫn gọi là Sài Gòn, các công viên và đại lộ được trang trí với các bóng đèn nhiều màu sắc, và các bài thánh ca Giáng sinh được lững lờ phát ra ở các nhà hàng, hành lang khách sạn và các cửa hàng bách hoá với các ông già Noel của riêng họ.

Trên bề mặt thì “cuộc chiến chống Mỹ” đã chấm dứt cách đây hơn ba thập niên dường như không để lại một dấu vết nào. Nhưng trong trái tim và khối óc của những người đã chịu đựng cuộc chiến và còn sống sót để tưởng nhớ nó, thì vẫn có một niềm đau. Tết là một dịp để suy ngẫm, và vẫn còn vài mối xúc cảm lẫn lộn về việc Việt Nam sẽ đi về đâu trong năm mới.

Không phải chỉ có cái quang cảnh sung túc và quá thiên về vật chất, thậm chí ngay cả trong thời buổi kinh tế khó khăn, và sự ưu ái nồng nhiệt đối với với mọi thứ đến từ Tây phương mới có vẻ va chạm đến một thế hệ đã hy sinh tất cả cho cho một sự nghiệp cách mạng, mất mát cả thân nhân bạn bè, thường là bị chôn vùi trong những nấm mồ vô danh. Nhưng cũng có, nhất là ở miền Nam, những nỗi ray rứt khó chịu và thất vọng về một nước Việt Nam thống nhất đã không đạt nổi đến tiềm năng rất to lớn của mình. Mặc dù trải qua gần hai thập niên đổi mới kinh tế, người dân Việt Nam vẫn nhìn thấy đất nước mình bị trì trệ dưới sự khe khắt của quy tắc và tình trạng kiểm duyệt quá mức của nhà nước, đồng thời quan sát các viên chức chính quyền phung phí các nguồn lợi kinh tế quốc gia vào tham nhũng.

Khởi đầu của mùa lễ tết kéo dài này trùng hợp với việc Nhật Bản tạm ngưng một chương trình trợ cấp phát triển (ODA) sau khi phát giác ra một âm mưu mua chuộc đút lót hàng triêu đô la bòn rút từ ngân quỹ viện trợ của Nhật Bản, cho đến nay vẫn là quốc gia tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Một phóng viên làm việc cho một tờ báo hàng đầu nói rằng các nhà báo được bảo cho biết phải chấm dứt không được nhai đi nhai lại mãi về vấn đề này. Hai phóng viên khác đã bị bắt hồi năm ngoái vì tường thuật về vụ ăn bớt tiền viện trợ không những từ Nhật Bản mà còn từ Ngân hàng Thế giới.

Một nhà báo hiện đang ở trong tù và người khác đang bị giáo dục cải tạo. Hai nhà báo, Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên, đã bị kết án vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đã có một bản phúc trình mới, “Nhà nước Việt Nam hãy ngưng ngay việc khoá miệng những người đưa tin”, về vụ này và các trường hợp khác. Các đồng nghiệp của họ nói rằng các phóng viên nhận tin tức từ các nguồn tin trong chính phủ, nhưng điều đó không cứu được họ và các tổng biên tập. Nhà nước nắm giữ quyền chỉ định các chủ biên, đã sa thải hai tổng biên tập của hai tờ báo liên hệ. Ðây là lần thứ 3 trong vòng hai năm, nhật báo Tuổi Trẻ, tờ báo được quần chúng ưa chuộng, rất táo bạo và có nhiều lợi nhuận, đã nhìn thấy tổng biên tập của mình bị thay thế hồi tháng Mười Hai bằng một nhân vật “an toàn hơn” do nhà nước chỉ định; đến đầu tháng Giêng thì chủ biên của tờ Thanh Niên đã bị cho nghỉ việc.

Tại Ðà Nẵng, một nhà xuất bản bị đóng cửa hồi tháng Mười Hai và hai chủ biên hàng đầu bị đuổi việc vì “lỗi lầm” trong việc in ấn. Những người xử dụng mạng internet thường xuyên bị sách nhiễu và đôi khi bị bắt. Ðược ước lượng là có gần một phần tư dân số Việt Nam xử dụng internet để đưa bài vở lên các trang blog và trao đổi thông tin. Trong số các blogger có cả các em học sinh còn trẻ ở lứa tuổi 12 hay 13, có máy tính ở nhà hoặc lui tới các dịch vụ internet, mà nhà nước đang giám sát một cách vụng về. Ðây có thể là dấu hiệu của một sự thua cuộc khiến cho quy định mới của nhà nước về việc xử dụng internet được đưa ra gần đây trong một nỗ lực nhằm kềm chế tác động của thế giới ảo trên mạng. Cùng lúc đó, báo chí và các loại sách báo khác đang đua nhau tạo ra các trang web bằng tiếng Anh để giúp cho tin tức của họ được phổ biến rộng rãi hơn.

Giới hay phê bình trong hàng ngũ sinh viên, trí thức, và nhất là các nhà báo, ngày càng trở nên thẳng thắn phê phán nhà nước một cách rất ngạc nhiên. Trong một cuộc hội thảo mới đây của các giáo sư và giới quản trị các trường đại học, từng người một lên phát biểu đã nói về nỗi bực mình của họ vì những giới hạn chính trị được đưa ra từ Hà Nội. Thông điệp được nghe đi nghe lại từ những người tham dự là nhà nước phải hiểu rằng tự do ngôn luận và quyền được tiếp cận với thông tin là điều kiện tiên quyết của nhân loại và để phát triển kinh tế. Một viện trưởng đại học khi được hỏi làm thế nào mà bà ta xoay sở để thu nhận được quá nhiều kho tàng tri thức cho khoa của bà, thì bà tuyên bố thẳng thừng, “Tôi không được cho phép tự ý, tôi cứ lấy”.

Tại miền Nam, có rất nhiều lời phàn nàn khác nằm bên ngoài các lớp học và tòa soạn. Người dân của thành phố Sài Gòn, chính thức được đặt tên lại là TPHCM cách đây ba thập niên, đã than phiền rằng hơn ba phần tư lợi tức thu nhập của khu vực trung tâm thành phố đầy sôi động và hướng ngoại này đã bị chính quyền trung ương hút mất và dân miền Nam lấy lại được chỉ có chút ít. Một khảo sát mới đây của một công ty tư vấn Anh Quốc đã xếp hạng Sài Gòn đứng hàng thứ 150 trong 215 thành phố trên thế giới về chất lượng đời sống, đứng rất xa đằng sau các thành phố láng giềng như Singapore, Bangkok và Kuala Lumpur, mà đối với các thành phố này Sài Gòn phải có tính cạnh tranh hơn. Trên một mức thang đo lường từ 1 đến 10, theo tờ báo Vietnam News bằng Anh ngữ tường thuật, thì Sài Gòn đạt được 0 điểm cho chất lượng nước uống, và một số bệnh viện được biết là hai hoặc ba bệnh nhân phải chia nhau nằm chung một giường.

Tất cả mọi doanh nghiệp và các hội đoàn thiện nguyện đều bị sa lầy trong nhiều tầng lớp đòi hỏi về giấy phép. Các tổ chức mậu dịch, phòng thương mãi và công ty xây dựng đều công khai nói rằng các thương nghiệp mới có thể sẽ phải đối diện 33 lần với các thủ tục mất thời giờ, làm nản lòng nhiều người muốn đầu tư.

Trong giới trí thức hiện đang có nhiều sự chú ý to lớn đến một cuốn sách mới xuất bản của nhà văn bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, bà Dương Thu Hương, tác giả quyển Thiên Ðường Mù và nhiều cuốn tiểu thuyết phê phán những chiêu bài độc lập dân tộc.

Cuốn sách mới của bà, vừa mới được xuất bản trong tháng này dưới tựa đề bằng tiếng Pháp Au Zenith (Ðỉnh cao chói lọi), là một cuốn tiểu thuyết về sự che đậy mỏng manh và không có tính ca tụng mấy về anh khùng dân tộc Hồ Chí Minh, vị cha già sáng lập ra nước Việt Nam hiện đại, cũng là một đề tài bị cấm đoán ở đây. Báo chí trong nước được cảnh cáo là không nên đụng đến cuốn sách trên, nhưng bản thảo và nhiều đoạn trích dẫn cuốn sách của bà Hương bằng tiếng Pháp lẫn tiếng Việt đã bắt đầu lưu hành trên mạng internet ngay cả trước khi được xuất bản.

Bà Hương, nguyên quán từ Hà Nội và từng là một đảng viên cộng sản trung kiên đã phản tỉnh, cũng như nhiều nhà trí thức miền Bắc, sau khi đất nước được thống nhất đã hiểu ra rằng phần lớn những lời tuyên truyền mà họ bị nhồi sọ về cuộc sống ở miền Nam là không đúng sự thật, và bộ đội miền Bắc không phải chỉ giết có người Mỹ mà còn giết cả những đồng bào miền Nam. Trong hơn hai thập niên người miền Bắc đã tỉ mỉ tìm hiểu về cái đề tài chiến tranh bị nhà nước lừa gạt trong sách vở, thơ văn và phim ảnh.

Khi bà Hương, người có các tác phẩm bị cấm đoán ở Việt Nam, được hỏi tại một buổi ra mắt hiếm có ở Nữu Ước vào năm 2007 do Trung tâm Văn bút Hoa Kỳ bảo trợ, rằng tại sao không có sự nổi dậy công khai ở Việt Nam, thì bà trả lời là có nhiều lý do, trong đó có lý do là người Viêt Nam có một quá trình lịch sử chống ngoại xâm và không có truyền thống xung đột trong nội bộ -cũng như sự sửng sốt khi hiểu ra rằng biết bao người miền Nam đã chết trong “cuộc chiến chống Mỹ”. Bà cũng nói thẳng thừng rằng dân tộc Việt Nam đang bị cai trị bởi đám lãnh đạo có tầm nhìn về phía sau mà niềm tự hào của họ là đạt được thắng lợi trong cuộc chiến chống Hoa Kỳ—một niềm tự hào được chia sẻ rộng rãi— nhưng chưa bao giờ được cải thiện và cập nhật với một cái nhìn thiết thực về đất nước trong thời hậu chiến . Bà nói, giới lãnh đạo CSVN đã sống sót trong 30 năm qua trên “những xác chết”.

Ðồng thời trong giới trẻ, chiếm phần lớn trong dân số Việt Nam, thì đang có một niềm tin tưởng sâu xa, nếu không muốn nói là mù quáng và thiếu thực tế về phương Tây, lại được khuyến khích bởi thành phần Viêt kiều, tức là người Việt hải ngoại, là những người trở về Việt Nam với tiền bạc rủng rỉnh để mua sắm nhà cửa và vật dụng mà đối với người trong nước không có các mối quan hệ với chính quyền thì không thể nào có khả năng mua nổi. Trong vài năm qua, nhiều cửa hàng bán đồ kiểu mẫu Âu Châu đã hất cẳng các cửa tiệm Việt Nam ra khỏi khu trung tâm thị tứ ở Sài Gòn, nơi các công trình kiến trúc đương thời thiếu bản sắc đang được đưa vào thời trang. Một khu mua bán rộng lớn với các căn hộ sang trọng nằm bên trên và một khách sạn đang được xây dựng, bao phủ toàn bộ một khu vực địa ốc quan trọng từ đại lộ Nguyễn Huệ đến đường Ðồng Khởi, tên cũ là Rue Catinat.

Nguồn

Cái Sai luôn sợ sự Phản biện

Để đón chào 2009, cần nhìn lại 2008, đói no ba ngày Tết, dù sao thì người VN còn có một gì đó rất lạc quan, yêu đời, chấp nhận 2009 nhiều khó khăn thì một miếng bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ, tiếng cười của thành viên trong gia đình, khói hương nghi ngút trên bàn thờ cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới ...

* 2008, ông Tô chịu không biết bao nhiêu sức ép của dư luận, truyền thông .., và cuối cùng, con tàu bóng đá VN được thuyền trưởng Bồ Đào Nha ( Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha từ xưa đã rất giỏi đi biển ) cập đến bến bờ vô địch Đông Nam Á sau 49 năm chờ đợi. Quá đủ để trả lời cho một dấu chấm hỏi?

* 2008, một vị quan chức phát biểu " Báo chí phải đi theo lề bên phải ", và một vị Tổng biên tập khẳng định " Lề bên phải chính là nhân dân ". Đúng, khi một nhà báo viết bài, trái tim, ngòi bút .., đều nghỉ về nhân dân thì anh chẳng sợ gì cả . Chỉ khi nào, anh đứng trên nhân dân, nhận tiền của ai đó để đánh một ai đó, dùng tờ báo của nhân dân để phục vụ mục đích cá nhân anh, dùng đặc quyền sử dụng truyền hình, báo chí để tuyên truyền thông tin một chiều .., thiếu phản biện, trước sau gì anh cũng bị trả giá!

* 2008, Hà Nội mở rộng, rộng vào hàng nhất nhì thế giới, người dân chưa biết thích nghi như thế nào với " tầm vóc " mới, chiếc áo mới của mình ...thì giặc Thuỷ Tinh đánh lén, Hà Nội " méo máo" trong cơn lụt lội, người Thủ Đô bao năm chỉ biết khuyên góp giúp đở cho " miền Trung lũ lụt", giờ đến phiên mình cảm nhận nổi thiên tai ... Nếu không " ỉ lại " thì anh đâu phải đứng ra " xin lổi ", nếu dùng khoa học để giải thích thay vì " phong thuỷ, hồ quỳ, rồng cuộn " .., thì rỏ ràng Hà Nội trong chính nội tại còn quá nhiều điều cần phải làm, còn chứa đựng bao nhiêu nổi bất an !

* 2008, song song với việc báo chí, đài truyền hình " phê phán" giáo xứ Thái Hà thì hai công viên được cấp tốc xây dựng với kỉ lục " thần kì ". Người dân dù " không hiểu biết " về xây dựng cũng ngạc nhiên hỏi : " Tụi nó xây răng mà nhanh rứa" ?! Hiểu anh Tàu " quân tử " là " Nguỵ quân tử", anh Nhật " quân tử " là " mổ bụng", còn VN " quân tử " là từ Hán Việt mà thôi!

* 2008, chúng ta hoàn thành cắm móc đất liền biên giới với Trung Quốc, lần đầu tiên chúng ta làm được điều đó với người láng giềng khổng lồ, nhưng để được sự đồng thuận của nhân dân thì phải chờ lịch sử phán xét ... Đất nước, có nghĩa là đất và nước, mà nước thì một ngày cũng phải có " vua ", nhưng để trở thành một minh quân thì lịch sử xưa nay hiếm ...

* 2008, một ông quan ở TP HCM bị Nhật cáo buộc tham nhũng với số tiền vài trăm nghìn đô, không biết họ cáo buộc có thật không? Một quan chức ngoại giao ở Nam Phi bị buộc về nước do nghi vấn buôn bán " sừng tê giác", dân Nam Phi cũng thật lắm chuyện? Vừa rồi, một phó phi công của VN bị bắt tại Nhật vì vận chuyển hàng trái phép đồ ăn cắp, vừa nhận trách nhiệm chuyên chở bao nhiêu tính mạng con người, vừa đảm nhận luôn công việc kia, đúng là phi công VN có máu lạnh thật! ... Còn nhiều chuyện lắm, kể không hết ...

*2008, biết bao doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn, nộp đơn xin phá sản, công nhân cuối năm không đủ tiền về ăn tết; không biết bây giờ nông dân bán được hết lúa chưa, không có kho để chứa, lúa bán không hết chắc hư quá ...Thôi đành đợi xem " Táo Quân " để cười cho đở đói, nhưng " Táo Quân " mà cũng đi theo " lề phải " thì Thượng đế trong bếp chẳng có gì nấu mà ăn!

*2008, nhìn thẳng vào sự thật .., một năm xuất hiện nhiều chuyện kì lạ tạo nền cho 2009 chuyển động những thay đổi lớn lao.

MP