Freitag, 10. April 2009

Người nông dân cần thiết phải có trình độ?

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
JPG - 12.4 kb

Nghe Phần Âm Thanh

Trong gói kích cầu ban hành vừa qua Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có đưa ra đề nghị dành một ngân khoản cho khu vực nông thôn để dạy nghề cho nông dân thông qua các trường đại học và trung cấp dạy nghề.

Dự án không mới mẻ
JPG - 18.1 kb
Người nông dân thà dầm mưa dãi nắng trên cánh đồng của mình hơn là ngồi yên trong lớp với những bài giảng quá tầm hiều biết của họ. AFP photo

Đây không phải là một dự án mới mẻ vì trong quá khứ Bộ NG&PTNT cũng đã triển khai các loại hình đào tạo tay nghề cho người nông dân nhưng không thành công. Câu hỏi đặt ra cho lần này là làm cách nào để tránh những vết xe đổ trong quá khứ.

Mới đây Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có đưa ra đề nghị yêu cầu chính phủ cung cấp ngân sách trong gói kích cầu để đào tạo tay nghề cho nông dân. Đề nghị này được chính phủ xem xét và có khả năng cho phép thực hiện khi gói kích cầu thứ hai tung ra vào đầu tháng 5 sắp tới.

Việc khuyến khích người nông dân đi học nhằm kích thích nền kinh tế liệu có phải là biện pháp phù hợp hay không, và biện pháp này sau khi đưa ra thì khả năng thành công tới đâu?

Tiến sĩ Ngô Tấn Lực, Hiệu Trưởng Đại Học Tiền Giang, cho biết kinh nghiệm của ông về việc này :

"Thật ra thì đây không phải là lần đầu tiên chính phủ đưa ra chủ trương này đâu, mà trước đây đã giao cho Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội kết hợp với Bộ NN&PTNT để đào tạo nghề cho nông dân, nhưng mà cái kết quả trước đây phải nói rằng nó rất hạn chế.

Tôi vẫn tin rằng trong điều kiện mới thì chương trình này sẽ thành công, nhưng không cao. Nhưng phải nói rằng đây là quyết định cũng tương đối đột phá của chính phủ. Bản thân tôi, tôi rất ủng hộ cái này. Nhưng mà cho rằng thành công mỹ mãn hay là thành công khoảng chừng 60-70% thì tôi nghĩ chắc có lẽ không tới ."

Mục đích của việc đào tạo nghề cho người nông dân được Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn, cho biết:

"Chương trình đào tạo nghề cho người nông dân là hết sức quan trọng. Một là đào tạo nghề cho họ để làm ruộng, để làm nông nghiệp cho tốt hơn. Hai là đào tạo nghề để họ ra khỏi nông thôn, họ đi làm ở các ngành nghề công nghiệp - dịch vụ cho tốt. Tỷ lệ tay nghề mà người nông dân được đào tạo thì hiện nay rất thấp."

Kinh nghiệm từ những kế hoạch trước
JPG - 66 kb

Báo chí luôn nhắc đi nhắc lại rằng người nông dân luôn là giới bị thiệt thòi nhiều nhất trong mọi chính sách hỗ trợ của chính quyền. Kế hoạch này liệu có khác với những lần trước đây hay không?

TS Đặng Kim Sơn phân tách những thành công được ông cho là quá khiêm tốn qua những lần áp dụng dạy nghề cho người nông dân trước đây, ông chia sẻ:

"Có 3 cách thức để cho tiền người nông dân khi đào tạo. Cách thứ nhất mà trước đây đã làm tức là cấp tiền cho các trường mà đa số là trường của nhà nước để dạy nghề cho người dân. Cách này cũng tốt, nhưng thường thường cái hiệu quả của nó chưa phải là cao, bởi vì thường thường người ta dạy cho người dân không chắc đúng là cái nghề mà trong thực tế người ta cần. Thứ hai là người đến học thì cũng là vì tiền là tiền nhà nước cấp cho nên chất lượng học tập không gắn vào với tiền bỏ ra.

Cách thứ hai tức là cho tiền như là tín dụng để người dân có thể vay tiền đi học được. Cách này có tốt hơn, nhưng nó rất là phù hợp đối với học sinh đi học đại học hoặc cao đẳng hay học nghề hơn là người nông dân đi học lớp ngắn hạn.

Cách thứ ba tốt nhất là cho tiền người nông dân như là học bổng, tức người ta sử dụng đồng tiền ấy đến những nơi dạy đúng nghề người ta cần. Tôi nghĩ cách đấy là tốt nhất. Sau khi có chương trình đấy rồi thì có tổ chức cung cấp những nghề phù hợp với người nông dân hay không thì đây sẽ là bước tiếp theo. Nếu mà làm được chuyện này, không những các trường của nhà nước mà cả các trường của tư nhân, ngay bản thân các doanh nghiệp cần lao động mà tự mở ra trường lớp như vậy, thì tôi nghĩ rất là tốt."

Mục tiêu giảng dạy cần phải được đặt ra với chương trình phù hợp và có nghiên cứu cho hợp với trình độ cũng như nhận thức của một thành phần rất đặc biệt của xã hội. Không phải cứ tung tiền ra là đạt kết quả cho dù số tiền đó có lớn đến đâu chăng nữa.

Chương trình cần phù hợp với trình độ

Vết xe này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người đi học lẫn người dạy. Đối với người nông dân, việc đến trường sau giờ làm việc thật ra là một công việc rất vất vả. Họ thà dầm mưa dãi nắng trên cánh đồng của mình hơn là ngồi yên trong lớp với những bài giảng quá tầm hiều biết của họ. Còn người dạy thì sao? Liệu có hứng khởi gì trước những học sinh bất đắc dĩ này?

Mục tiêu giảng dạy cần phải được đặt ra với chương trình phù hợp và có nghiên cứu cho hợp với trình độ cũng như nhận thức của một thành phần rất đặc biệt của xã hội. Không phải cứ tung tiền ra là đạt kết quả cho dù số tiền đó có lớn đến đâu chăng nữa. TS Ngô Tấn Lực cho biết ý kiến của ông, qua kinh nghiệm giảng dạy mà ông có:

"Hiện tại các địa phương họ có trung tâm khuyến nông và trung tâm học tập cộng đồng, tôi cho rằng với nguồn kinh phí đó thì có thể có một kết quả nhất định. Còn nói rằng sẽ có hiệu quả cao như mấy nước ví dụ như bên Thái Lan, Malaysia gần khu vực mình, người nông dân Việt Nam mình hiện nay họ không có thói quen sáng đi làm tối lại đi học hay là bỏ công việc đồng áng để đi học rồi về làm, thì tôi cho rằng cái này phải có thời gian, bởi lý do là vì điểm xuất phát trình độ của mỗi người rất khác nhau."
JPG - 28.4 kb

Nhiều chuyên gia kinh tế đồng ý rằng nhà nước có thể lập ra những kế hoạch dựa vào các đơn vị có sẵn này để đào tạo cho người nông dân. Tuy nhiên cần phải xem xét lại nhu cầu thực sự của người được thừa hưởng. Người nông dân cần theo dõi nhu cầu của thế giới hay ít ra là nhu cầu trong nước trước các sản phẩm nông nghiệp.

Họ cũng mong mỏi nhận được những thông tin mau nhất của thế giới về những biến động chung quanh và có lẽ sự trợ giúp của chính phủ trong những lĩnh vực này mới là một trong những yếu tố chính giúp cho kiến thức của người nông dân tiếp cận hiệu quả nhất trong tiến trình sản xuất.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.

Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.

Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.

Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.

Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
VnExpress - 'Bô xít ở Tây Nguyên là vấn đề hệ trọng