Donnerstag, 15. Januar 2009

Ca sỹ nghe tin này.....sướng !!!!

Theo chỉ thị số 36/2008/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ, năm 2009 sẽ thực hiện một cách quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể để bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trong nước. Hàng ngàn trang web âm nhạc cho download miễn phí đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Ngày 31/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 36/2008/CT-TTG với nội dung thực hiện một cách quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể để bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Cụ thể, "giao trách nhiệm cho Bộ VH-TT-DL tổ chức tổng kiểm tra việc thực thi quyền tác giả và quyền liên quan trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan trên phạm vi cả nước trong quý I/2009. Đề xuất các biện pháp cần thiết để thực thi pháp luật, báo cáo Thủ tướng trong quý II/2009".

Chỉ thị thể hiện sức mạnh tổng lực trong đợt "tổng kiểm tra" là kết hợp sức mạnh của các Bộ, ban ngành liên quan như Bộ VH-TT-DL, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ TT-TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ GD-ĐT, Bộ Công thương. Trong đó, Bộ TT-TT có trách nhiệm quy định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông và các dịch vụ trung gian khác liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, bước qua năm 2009, nếu tổ chức hay cá nhân nào "không thực hiện việc xin phép, trả tiền sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng và các nghĩa vụ pháp lý có liên quan khác thì nên... tự xoá sổ trước khi có thể bị phạt gấp 5 lần.


Không có bản quyền chỉ còn cách xóa sổ

Mặc dù từ năm 2007 Luật SHTT và các Nghị định xử phạt đã được áp dụng nhưng cũng từ năm 2007 đến nay, riêng NXB Trẻ đã bị "luộc" hơn 40 đầu sách. NXB Trẻ còn biết làm gì hơn khi người "luộc" sách chính là các NXB đồng nghiệp in ấn công khai. Tình hình trở nên phức tạp đến độ người mua bản quyền sách thấy sách của mình bị xâm phạm phải tự tay đi bắt "nóng". Như First News phải đích thân bắt qủa tang các trường dạy Anh ngữ photo, bán sách và đĩa những cuốn sách dạy tiếng Anh được mua bản quyền quốc tế.

Nổi trội nhất trong năm 2008 là việc Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm VN (RIAV) đã phải tổ chức một buổi họp báo để công bố về việc bị FPT, Nokia xâm phạm hơn 10.000 bài hát như thế nào. Thế nhưng, từ đó đến nay đã hơn 2 tháng, sự việc chưa biết rõ sẽ về đâu. Đại diện RIAV cho biết đang mời nhiều cơ quan có thẩm quyền cùng vào cuộc và nhất định sẽ làm đến nơi vụ này nhưng đến đâu cũng chưa biết.

Một thành viên trong RIAV cho biết sau khi nghiên cứu tất cả hành vi xâm phạm của FPT và Nokia, con số dự kiến đòi bồi thường có thể lên đến... 25 tỉ. Ai mới nghe qua con số cũng choáng váng vì không hiểu ở đâu ra, dĩ nhiên chỉ có những người đưa ra con số mới có đầy đủ lý do giải thích vì sao họ đủ cơ sở để được bồi thường số tiền như thế.

Hiện nay, những trang web cho nghe nhạc như sonhai, hoaphuongnam, timnhanh, hihihehe,, musictop1, nha3, nhaccuatui, nhaccaigi, vietgiaitri, ca nhac, nhac8, vietnhim, hayso1, langnghe, nghenhacso1, nhac1000, bonghongxanh, 9nhac, baamboo... có số lượng người truy cập rất lớn. Đa số vào để nghe chùa, down load nhạc thoải mái và tự do chia sẻ tất cả tài nguyên âm nhạc trong và ngoài nước. Trên những trang web này, số lượt tải và nghe những bài hát có khi lên đến hơn triệu lượt cho các bài đang hit, hot. Và như thế, mức độ ảnh hưởng đến nền công nghiệp ghi âm trong nước đang ở mức báo động.

Ví dụ, với chương trình được ghi hình và thực hiện tại Trung Quốc của ca sĩ Đan Trường trị giá 900 triệu, mức phạt cao nhất nếu bị xâm phạm có thể là 4,5 tỷ. Như vậy, hàng ngàn các trang web cho download, cho nghe thoải mái trên mạng chỉ còn cách tự đóng cửa vì không có khả năng ra toà chứ đừng nói nộp phạt.

Mai văn Dâu +Lương Quốc Dũng được....đặc xá ???

Kỳ ngộ nơi không ai muốn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu và nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao Lương Quốc Dũng cùng ở một buồng giam. Đợt đặc xá này, họ đều có tên trong danh sách đề nghị…

Ít ngày nữa, Chủ tịch nước sẽ ký quyết định đặc xá Tết Kỷ Sửu cho các phạm nhân cải tạo tốt, đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Cũng như hơn 15.000 phạm nhân có tên trong danh sách do Hội đồng Tư vấn đặc xá đề nghị, ông Mai Văn Dâu và ông Lương Quốc Dũng nóng lòng chờ đợi “ngày đặc biệt”.

Chung buồng giam trong khoảng hơn một lốc lịch (từ cuối 2007), ông Mai Văn Dâu và ông Lương Quốc Dũng “hữu duyên” trở thành tri kỷ. Trước đó, ông Dâu có thời gian ở Trại Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) sau phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.

Cuối năm 2007, ông Dâu được chuyển ra Bắc, cải tạo tại Trại Thanh Xuân. Khi đó, ông Lương Quốc Dũng đã thụ án ở trại này hơn 3 năm, chưa tính thời gian tạm giam tại Trại B14 (Thịnh Liệt, Thanh Trì). Ông Dâu và ông Dũng ở cùng buồng có hơn 20 người, thuộc Đội cải tạo số 25.

Những người ở cùng buồng với hai ông cũng thuộc thế hệ “cây cao bóng cả”, nay vào đây với nhiều tội trạng khác nhau. Cách xếp người như thế cũng phù hợp tâm lý, đặc điểm các nhóm phạm nhân bởi dù trên khía cạnh nào, họ khó “cụng lưng” với mấy tay tù hình sự, nghiện ma túy hay những người vị thành niên đua xe, đánh nhau gây thương tích. Bởi vậy, phòng của ông Dâu, ông Dũng thinh lặng hơn, họ kín tiếng và nhã nhặn hơn thường lệ.

Niềm hạnh phúc được trở về với gia đình đang đến với hai ông Mai Văn Dâu và Lương Quốc Dũng.

Công việc cũng có phần nhẹ nhàng, không xách xô pha trộn bê tông, không cắt đan giày da, bao bì hay cuốc đất trồng rau mà mỗi người được giao chăm sóc cây cảnh hoặc những việc phù hợp tuổi tác. Có lẽ, phong cách gần với cây cảnh, gần với thiên nhiên giúp tâm lý giảm căng thẳng. Nhiều cây cảnh trước trại uốn hình rồng, hình phượng hay kiểu tỉa ngọn xoắn ốc là tác phẩm của ông Lương Quốc Dũng, ông Mai Văn Dâu.

Từng có tin phao rằng, phạm nhân có chức vụ, quyền hạn một thời, nếu vào trại cũng mỗi người một buồng, mùa đông được chăn ấm, đệm êm, muốn tắm có bình nóng lạnh, mùa hè có tủ lạnh, ăn uống theo kê đơn, sở thích, thậm chí cả điều hòa nhiệt độ. Kỳ thực, đó là sự… tưởng tượng!

Ở trại giam, các phạm nhân không phân biệt hệ, loại nào đều hưởng tiêu chuẩn như nhau: được bố trí mỗi người một chiếu cá nhân, các chiếu đặt trong buồng giam kê theo hai hàng, mỗi hàng khoảng 12 chiếu. Giường là lớp bê tông ốp gạch có độ cao 40cm so mặt nền, giữa có hành lang hẹp. Mùa đông, trại phát mỗi người chiếc chăn bông cá nhân, một số quần áo ấm dùng chung mẫu theo quy định của Bộ Công an. Mấy hôm nay rét đậm, các phòng giam đóng kín cửa trong, cửa ngoài, gió lạnh không thể lọt vào. Ông Dâu, ông Dũng cũng đều thực hiện theo quy định chung như vậy.

Tôi hỏi nếu người nhà muốn mang đệm êm chăn ấm vào cho phạm nhân thì sao? Trung tá Phạm Văn Thân, Phó Giám thị nói, chỉ chấp nhận một số loại chăn theo quy định chứ không có chuyện đưa cả đệm vào trại vì giam giữ phải đảm bảo bình đẳng, công bằng, không thể người này có đệm ấm, người kia lại không. Duy nhất nơi có đệm là “buồng hạnh phúc”, nơi dành cho chồng hoặc vợ phạm nhân đến thăm, thời gian, số lượt tuân theo quy định chung.

“Trời rét, phạm nhân muốn tắm nước ấm thì đăng ký, những người ăn kiêng, ăn theo bệnh lý cũng thực hiện theo chế độ riêng” - Trung tá Thân nói. Các buồng có thêm những phích nước nóng để uống. Rét vậy nhưng giờ giấc nghiêm ngặt, cứ tới 22h là đi ngủ, sáng 6h có kẻng báo thức, phạm nhân phải dậy làm vệ sinh cá nhân, gấp chăn ngay ngắn, để theo hàng dọc, nếp gấp vuông góc như viên gạch. Phòng nào cũng gọn gàng, ngăn nắp, hai dãy chiếu đều xếp chăn phía trên đến mức các mép chăn cùng nằm trên một đường thẳng.

Từ khi rời Trại Thủ Đức ra Thanh Xuân, ông Dâu được xếp cùng phòng với ông Dũng. Sự kỳ ngộ chốn tù dần dần biến hai người thành tri kỷ, dẫu rằng tuổi đời ông Dâu hơn ông Dũng gần một giáp. Hai người xưng anh em thân mật, lấy cơm ăn cùng nhau, kể cả chăm sóc cây cảnh cũng cùng nhau chăm một cây. Mắc bệnh huyết áp nên ông Dâu ăn kiêng hơn.

Cứ 19h, sau bữa cơm, cả hai chăm chú xem thời sự (mỗi buồng giam của phạm nhân đều lắp 1 tivi), rồi bàn chuyện xã hội, chuyện báo chí, thỉnh thoảng vào cuối giờ chiều lên thư viện đọc báo. Nhưng không vì vậy không khí rôm rả tăng nhiệt bởi những câu chuyện đùa cũng chỉ như mây khói, hai người vẫn mang bản tính trầm lặng, tư duy kín kẽ và thủ thỉ hơn là bộc bạch ồn ào.

Ông Dâu bị bệnh cao huyết áp từ lâu, những ngày ở trại ông thường được nhân viên y tế theo dõi, cho ăn uống theo bệnh lý, nhiều hôm nằm hẳn ở trạm xá, được các y tá chăm sóc thuốc thang và thức ăn uống theo chế độ. Tại trạm xá này, tôi cũng nhận thấy nhiều người tuổi tác cỡ như ông Dâu hoặc hơn kém một chút, vì những bệnh lý khác nhau nhưng có người nằm ở đây nhiều hơn ở buồng giam. Nhiều người có cả sách, báo để phía gối, lúc khỏe hơn lại mở ra đọc. Phía đầu giường đều ghi tên tuổi, chẩn đoán bệnh, quy trình điều trị, y sỹ, bác sỹ trực… trông cũng không khác gì bệnh xá loại khá ngoài xã hội.

Ông Lương Quốc Dũng dường như nội tâm hơn. Trung tá Hoàng Văn Pha (cán bộ quản giáo trực tiếp buồng giam có ông Dâu, ông Dũng) nói, kín kẽ cũng là tâm lý của người cải tạo loại án như trường hợp ông Dũng. Ngày ông Dâu chưa về Trại Thanh Xuân, ông Dũng đã có 3 Tết ở đây. Có lần giao thừa ông ngồi lặng lẽ tới gần sáng.

Tìm hiểu, tôi biết ông có những thế sự rất riêng, không dễ gì chia sẻ. Ở tù, người ta sợ nhất sự cô đơn. Nhưng trong trại, nhiều người tìm cánh phù hợp môi trường mới, gác lại nỗi sợ hãi thời gian. Sự chia sẻ từ gia đình, từ người thân phần nào làm vợi nỗi trống trải, còn lại thường ngày là những người bạn quanh mình.

Ông Lương Quốc Dũng luôn chứng tỏ khả năng thích nghi và vượt lên hoàn cảnh. Ông cũng là thương binh hạng 1/4 (cựu chiến binh chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972) nên vết thương xưa lúc trái gió trở trời cũng khiến ông đau đáu. Với ông Dâu rất có niềm tin ngày đoàn tụ gia đình. Vợ ông trở thành niềm ai ủi và động lực, điểm tựa tinh thần lớn nhất cho ông. Bà đều đặn đến thăm chồng theo quy định của trại.

Ở trại, cứ 22h là giờ ngủ của các phạm nhân nhưng các buồng giam và hành lang bên ngoài luôn phải sáng điện (theo quy định chung). Ban đầu, thứ ánh sáng về đêm ấy khiến họ khó chợp mắt, lâu dần cũng thành quen.

Trung tá Pha hơn 50 tuổi đời nhưng có tới 33 năm “tuổi trại”. Anh bảo, những người có tuổi tác vào đây ban đầu thường dằn vặt về quá khứ, về những ngày giữ địa vị ngoài xã hội. Nhưng dần dần, họ cũng quen môi trường mới, ý thức bản thân mình nên ít kêu ca, phàn nàn, họ cũng rất tôn trọng quản giáo. Vì vậy, việc quản lý những người này thường không phải nhắc nhở gì nhiều, có khi chỉ cần gợi ý một chút là họ đủ hiểu, tự bảo ban nhau chấp hành tốt.

Trung tá Pha cũng kể rằng, khi đã ở trại khoảng vài tháng trở lên, những công việc thường nhật như chăm sóc cây cảnh, bồn hoa cũng khiến họ đam mê và đây là lúc không phải họ nghĩ nhiều về quá khứ. Đổi lại, họ lấy những thú vui này xoa dịu lòng mình. Buồng giam nào cũng có ô cửa thông gió, cả khi đóng kín cửa vẫn lọt sáng từ thiên nhiên. Đó là nơi có thể ngắm trăng. Quản trại đã lâu nhưng Trung tá Pha nói hiếm khi thấy ông Dâu, ông Dũng ghi chép kiểu như nhật ký vào sổ sách, trừ những lúc cần ghi thư cho người thân, gia đình…

Lại nói về ông Lương Quốc Dũng, nghệ thuật chăm sóc cây cảnh như thứ tài lẻ và ham mê đặc biệt của người đàn ông quá ngũ tuần này. Hai lần đặc xá trước, thời hạn đã đủ nhưng đối chiếu tiêu chuẩn xét lại khiến tên ông nằm ngoài do rơi vào trường hợp không được đặc xá. Lần này, cái Tết nữa đang đến rất gần. Không muốn hình ảnh mình xuất hiện trên báo chí lúc này là lý do khiến chúng tôi cũng không thể có tấm hình nào mới nhất của 2 ông. Nhưng tôi biết niềm vui đang đến với cả 2 ông, từng ngày, từng ngày…
Hà Nội Ðặc Xá 15,140 Tù nhân
Công an nhân dân
TỘI DANH

Tu nghiệp sinh tại Nhật , buồn thay !!!

Mấy tuần nay dân mạng và ngoài mạng xôn xao về cái chuyện Tu nghiệp sinh VN ở Nhật dính vào đường dây ăn cắp hàng mỹ phẩm của các nhân viên Hàng Không VN. Dân Việt chửi họ làm mất thể diện quốc gia cũng có, dân Nhật chửi họ là bọn ăn cắp cũng có. Vậy Tu nghiệp sinh là gì ?
Cái vụ Tu nghiệp sinh này thì em hơi bị rành , nên để em kể đầu dây mối nhợ cho các bác nghe.


Số là cái thời ông thủ tướng Murayama thuộc Đảng Xã Hội (Đảng thiên tả)của Nhật sau bao nhiêu năm tranh đấu mới giành được cái chính phủ Nhật. Công việc đầu tiên của ông ta sau khi cầm quyền là đi xin lỗi các nước Á châu bị phát xít Nhật xâm lược trong cuộc chiến Thái Bình Dương (tức thế chiến 2). Ông ta làm một vòng bắt đầu từ Singapore cho đến chặng cuối là Việt nam để đi xin lỗi và bồi thường chiến tranh. Ông ta đi đến đâu nghe dân chúng các nước chửi đến đó và ký giấy bồi thường chiến phí cho đủ các nước mệt nghỉ, nhưng khi đến VN thì hội đàm cả buổi với ông Đỗ Mười thì không nghe nhắc gì đến cái chuyện đòi xin lỗi và bồi thường chiến tranh cả. Vậy là lão già MuraYama lờ luôn cái chuyện xin lỗi và bồi thường cho dân VN. Báo Asahi của Nhật lúc đó viết bài bình luận và chê rằng đám cố vấn cho ông Đỗ Mười dốt quá không hiểu được nội tình của nước Nhật.Nếu mà họ cố vấn ngon lành thì dân Nhật phải è lưng ra trả thuế để mà đền bù cho 2 triệu người VN bị chết đói do nguyên nhân phát xít Nhật gây ra. Mà phải công nhận là các cán bộ ngoại giao VN dưới thời ông Vũ Dũng làm Đại sứ VN ở Nhật dốt thật, chẳng có ông nào biết tiếng Nhật cả, nên chắc không đọc được báo chí và hiểu chuyện của Nhật. Không thấy ông Đỗ Mười đòi hỏi gì nên bố già Mura Yama mới chuyển sang đề nghị tạo tình hữu nghị cho thanh niên Nhật -Việt bằng cách Nhật và VN hàng năm sẽ trao đổi thanh niên với nhau để tìm hiểu văn hóa , Nhật bản sẽ hỗ trợ đào tạo chuyên viên cho VN dưới tên gọi là Đào tạo TU NGHIỆP SINH. Tức là lão ta chơi trên cơ Đỗ Mười , dùng từ giúp đỡ chứ không phải là bồi thường. Mà các bạn biết rồi , với dân ngoại giao thì cái mặt mũi và chữ nghĩa quan trọng lắm.

Từ cái vụ này mới đẻ ra cái vụ TU NGHIỆP SINH. Mục đích chính của chương trình đào tạo Tu nghiệp sinh là chính phủ Nhật viện trợ, giúp cho VN đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực nghề sản xuất, đồng thời giúp các xí nghiệp Nhật lúc đó đang thiếu trầm trọng nhân công. Nhật bản vừa được cả 2 cái lợi là giải quyết việc thiếu hụt nhân lực và được mang tiếng là giúp đỡ VN trên mặt ngoại giao. Theo tinh thần của hiệp định lúc đó thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ là 70000 yen/ tháng ( bây giờ thì lên 80000/ tháng). Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là "Thực Tập Sinh" , được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại. Bộ ngoại giao và Bộ lao Động Nhật trực tiếp quản lý chương trình Tu Nghiệp Sinh thông qua một tổ chức của chính phủ là JITCO. Thái Lan cũng được ký hiệp định hỗ trợ Đào tạo Tu nghiệp sinh giống y chang VN.

Cái vấn đề này đúng ra thì rất hay nhưng mà chính phủ VN mình dốt quá, tiền chẵn không lấy chỉ mong đi lượm tiền lẽ nên sau này mới lùm xùm , tèm nhem đủ chuyện.

Theo người Nhật thì để đào tạo một tên công nhân từ chỗ mới ra trường Đại học cho đến lúc có bằng nghề làm được việc thì họ mất khoảng 200000USD cho khoảng 3 năm.

Chính phủ Thái lan hiểu điều này nên khi đưa người đi tu nghiệp ở Nhật thì họ chọn lựa những sinh viên giỏi, những kỹ sư có kiến thức sang Nhật để học những kỹ thuật mà họ chưa có, hoặc chưa bằng Nhật. Ví dụ cái nghề chế tạo khuôn mẫu để đúc kim loại hay nhựa hoặc công nghệ xe hơi. Chính phủ Thái họ quản lý rất chặt, các tu nghiệp sinh trước khi đi thì họ yêu cấu phía Nhật phải cho họ cái list các công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh, sau đó họ sẽ cữ nhân viên Đại sứ quán đến điều tra cái công ty Nhật đó đúng kỹ thuật mà họ cần không, điều kiện lao động có an toàn cho con em họ không. Nếu công ty quá nhỏ hoặc không có kỹ thuật họ cần thì họ loại sổ. Sau khi tu nghiệp sinh Thái lan sang Nhật thì nhân viên chính phủ Thái hàng tháng họ sẽ đến tận công ty để kiểm tra đời sống sinh hoạt , học tập của con em họ và nếu như bị người Nhật hà hiếp hoặc đào tạo không đúng chức năng thì lập tức họ kiến nghị Bộ ngoại giao Nhật cho ngừng ngay lập tức và họ chuyển qua công ty khác hay trường học khác. Các tu nghiệp sinh này sau khi về nước thì được trọng dụng đúng với ngành nghề họ đã được đào tạo bài bản ở Nhật. Với chính sách quản lý chặt chẽ và lo cho dân như vậy nên chỉ sau 14 năm thì bây giờ ngành gia công khuôn mẫu cho công nghệ xe hơi của Thái lan đã vượt qua mặt Hàn Quốc, được xếp vào danh sách cường quốc gia công khuôn mẫu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Nhật, 80% khuôn mẫu và sản phẩm đúc của công nghệ xe hơi Nhật hiện được làm ở Thái lan với số nhân tài ưu tú được đào tạo từ Nhật. Cái tiền đào tạo 200000 USD/ người của Nhật kể như người Thái nuốt trọn, họ đúng là chọn con đường lấy tiền chẵn.

Quay lại VN thì sao, chính phủ Việt Nam thì lợi dụng chương trình này để xuất khẩu lao động và thông qua chương trình xuất khầu lao động để kiếm tiền quản lý, tức là cái đầu của các quan chức Bộ Lao Động và thương binh Xã hội cũng như Bộ giáo dục Đào tạo VN chỉ mới ở mức tính chuyện lượm tiền lẽ, không có tầm nhìn xa và chiến lược phát triển nhân tài như Thái Lan. Cái từ Xuất khẩu lao động tự nó đã là phản cảm , có tính chất buôn người rồi. Chắc chỉ có ở VN con người được xếp ngang hàng với hàng hóa nên mới có chữ Xuất khẩu Lao Động. Thông thường thì Tu nghiệp sinh sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng , ở VN một người muốn sang Nhật làm tu nghiệp sinh thì phải trả chi phí môi giới cho các quan chức cán bộ của các công ty xuất khẩu lao động thuộc Bộ lao động thương binh xã hội VN như SULECO, SOVILACO v.v..mà số tiền phí môi giới này không rẻ khoảng 10000USD đến 20000USD, họ phải thế chấp sổ đỏ cho các quan chức cán bộ hoặc cho các công ty này. Rút cuộc số tiền họ bỏ ra chỉ chạy vào túi cán bộ thôi chứ nhà nước VN cũng chẳng được mấy đồng bạc. Nếu không chạy phí môi giới thì còn khuya mới được đi vì có lẽ không có bao nhiêu người đủ tiêu chuẩn để đưa đi đào tạo theo đúng nghĩa của danh từ TU NGHIỆP. Sau khi sang Nhật thì chính phủ VN kể như đem con bỏ chợ, mặc tình tụi bây sống sao kệ bây. Từ đây mới đẻ ra chuyện các nghiệp đoàn Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh. Bời vì chính phủ VN không trực tiếp quản lý tu nghiệp sinh như kiểu Thái lan nên thông thường SULECO hay SOVILACO sẽ ký hợp đồng với một công ty môi giới việc làm nào đó của Nhật. Theo luật lao động của Nhật thì các công ty môi giới việc làm không được nhận tu nghiệp sinh nên các công ty này mới đẻ ra cái gọi là nghiệp đoàn nhận TU NGHIỆP SINH (tiếng Nhật gọi là KENSHUSEI UKEIRE KUMIAI) có trách nhiệm nhận và phân phối tu nghiệp sinh đến các công ty tiếp nhận huấn nghệ và quản lý họ thay cho cơ quan JITCO của chính phủ, một hình thức lách luật. Hiện tượng buôn người và bóc lột xảy ra từ đây. Các nghiệp đòan này nhận tu nghiệp sinh mà không cần biết người đó có tư cách của tu nghiệp sinh hay không , phía VN tìm được bao nhiêu, thì nhận bấy nhiêu. Sau đó bắt đầu bán các tu nghiệp sinh này cho các công ty nhỏ sắp phá sản hoặc không đủ tiền mướn công nhân Nhật, hoặc đưa bán đổi chác qua các công ty thứ 3 thứ tư nào đó. Họ vừa ăn tiền ủy thác quản lý của JITCO, vừa nhận tiền bán người ( tiền môi giới lao động) từ công ty nhận lao động. Các công ty nhận lao động này sẽ bắt các tu nghiệp sinh làm việc như nô lệ mà họ không cần phải sợ Luật Lao Động của Nhật bởi vì cảnh sát có bắt thì họ nói là họ giúp VN huấn nghệ, họ là tu nghiệp sinh chứ không phải là người Lao Động nên không bị chi phối bởi luật Lao Động. Số tiến trợ cấp hàng tháng 80000 yen này thì các công ty xuất khẩu lao động VN nhờ bọn nghiệp đoàn môi giới lao động của Nhật chận thu 50% gửi vào trương mục ngân hàng của SULECO hay SOVILACO ở Nhật cộng với tiền gọi là tiền quản lý phí khoảng 10000 yen (khoảng 100USD) hàng tháng gửi về phía VN. Nếu em nào không chịu nổi cảnh bị bắt làm như nô lệ phải bỏ trốn thì số tiền này họ tịch thu , SULECO va SOVILACO ăn trọn, chưa tính tới sổ đỏ nhà cửa bị thế chấp họ sẽ phát mãi ở VN với lý do gọi là bồi thường cho phía Nhật, thực ra cái vụ này không có trong hiệp định. Sau khi mỗi tu nghiệp sinh bị trừ hết 50000 yen thì chỉ còn 30000 yen để sinh sống, nếu may mắn gặp công ty cho ở nhà không lấy tiền thì còn sống được, nếu bị công ty bắt trả tiền nhà , điện ga , nước thì kể như không đủ mua mì gói mà sống. Bộ Lao Động và Thương Binh xã hội Vn sợ mất thị trường xuất khẩu Lao Động nên cách đây 5 năm đã cử tên Nguyễn Gia Liêm sang Nhật với danh nghĩa Cố vấn ,Bảo vệ quyền lợi cho tu nghiệp sinh VN , nhưng mà tên này thì không biết tiếng Nhật, lại bị bọn nghiệp đaòn môi giới người mua chuộc đã quay ra hà hiếp và báo cáo cho người Nhật biết những tu nghiệp sinh nào có ý định bỏ trốn hay chịu không nổi cực khỗ để họ canh chừng. Tên Liêm này còn bày cho bọn nghiệp đoàn cách buộc các tu nghiệp sinh phải nộp Passport và thẻ ngoại kiều cho bọn Nhật giữ để khỏi còn cơ hội trốn chạy. Các tu nghiệp sinh sau này sang Nhật đều bị bắt ký một tờ giấy là :"Tôi nguyện giao Hộ chiếu và thẻ ngoại kiều nhờ Nghiệp đoàn A,B,C, gì đấy giữ hộ vì sợ làm mất" là từ cái trò mất dạy của tên đại diện Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội Vn này mà ra , cũng như tiền 50% bị trưng thu hàng tháng cũng phải ký vào tờ giấy gọi là nhờ giữ hộ. Sau 10 tháng huấn nghệ thực chất là làm nô lệ không công cho bọn này thì các tu nghiệp sinh sẽ được bọn này diễn hề bằng cách cho tổ chức thi lấy bằng nghề. Thực ra thì chả có thi cử gì ráo, bọn nghiệp đoàn quản lý tu nghiệp sinh này sẽ kết hợp với các công ty tráo người của họ vào thi , hoặc là mớm cách thi cho các tu nghiệp sinh trong trường hợp có nhân viên của JITCO đến giám sát, xong rồi báo cáo lên JITCO là đã tổ chức xong cuộc thi với kết quả em A,B,C nào đó đậu và JITCO gửi bằng chứng nhận nghề xuống. Cái bằng này không phải là bằng kỹ thuật quốc gia nên nhiều khi cái ông đại diện của JITCO tới cuộc thi cho có mặt. Vậy là xong 26 tháng còn lại là các tu nghiệp sinh được chuyển sang thân phận gọi là "Thực tập sinh". Trên nguyên tắc thực tập sinh cũng không phải là người lao động nhưng được nhận lương thực tập giống như các nhân viên tập sự người Nhật. Thường thì các hãng Nhật sẽ trả cho họ mức lương thấp nhất theo luật Lao động tức là cái lương vừa đủ để sống nếu không bị trừ các khoản thuế, bảo hiểm và hưu trí (thực tập sinh VN cũng bị bắt đóng bảo hiểm hưu trí của Nhật), bảo hiểm sức khỏe ở Việt nam (cái này là hình thức nhà nước bóc lột họ vì nếu họ có bệnh ở Nhật trong thời gian làm việc thì bảo hiểm của VN cũng không trả cắc nào cả), thông thường lương này khoảng bằng 1/4 hay 1/5 lương thấp nhất của người lao động Nhật khoảng 100000 đến 130000 yen nhưng phải bắt trả tiền sinh hoạt phí ở công ty cũng như tiền trả cho nghiệp đoànn môi giới Nhật và tiền quản lý phí của VN. Mức lương này nếu bị trừ 50% và tiển quản lý phí tăng lên thì sau khi trừ hết mỗi người chỉ còn khoảng 40000yen. Ở Nhật giá gạo khoảng 300 yen / kg, thì đủ mua 10kg gạo và chút xíu thịt để ăn mà sống. Điều này bắt buộc họ muốn sống còn thì phải trốn ra ngoài làm chuyện gian như cái vụ tham gia vào đường dây ăn cắp của hàng không VN mới đây chẳng hạn. Hiện tại theo chỗ tôi biết thì cảnh sát tỉnh Saitama phía bắc Tokyo còn giữ một xác chết của một tu nghiệp sinh VN cả năm nay vì anh ta bị chết do tai nạn lao động nhưng mà công ty xuất khẩu lao động VN sợ trách nhiệm và tiền chi phí chở xác về rất cao nên không chịu lãnh.

Tòa đại sứ VN thì rất vô trách nhiệm ,không những không bảo vệ công dân của mình mà bọn này chuyên môn nhũng nhiễu làm tiền tu nghiệp sinh nếu ai lỡ dại chịu không nỗi bỏ trốn không thể lấy lại hộ chiếu từ bọn Nhật được thì muốn lấy tờ giấy thế cho hộ chiếu để về Vn thì phải chung chi khoảng 50000 yen đến 100000 yen mới mong có giấy tờ tạm để trở về nước.

Tu nghiệp sinh VN khác với tu nghiệp sinh Thái lan ở chỗ họ không còn là con người khi đã bước chân lên máy bay. Họ là một con súc vật kéo cày để trả món nợ ở quê nhà, để đầy túi tham của bọn quan chức cán bộ trong Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội, để làm giàu cho bọn buôn người ở Nhật đã cấu kết ăn chia chặt chẽ với các quan chức VN.

Tu nghiệp sinh ơi ! Trên chữ tu nghiệp của bạn có vảng vất hồn ma của 2 triệu người chết đói năm Ất Dậu. Buồn thay thân phận của kiếp người VN.
Minh T