Dienstag, 25. Dezember 2007

Cường USD và những chiếc xế hộp và em Tăng Thanh Hà

Sự thật về chiếc xe Phantom trắng bị truy nã mang biển số 66 S6666 như tin đồn thời gian qua.
Mang biển số 81K-8888, Phantom trắng thuộc sở hữu của chủ nhân sinh năm 1982 sống tại Gia Lai ( biệt danh Cường đôla ). Trước đó biển số 81K-8888 gắn trên Benltey Continental Flying Spur. Sau đó chủ nhân bán xe và rút hồ sơ đưa lên Phantom trắng mới mua.

Chiếc Phantom trắng này khi về Việt Nam từng được gắn biển giả 66S-6666. Sau đó ông chủ họ Nguyễn mua lại và mang biển chính thức 81K-8888.

Cường dollar tên thật là Nguyễn Quốc Cường , sinh ra trong một gia đình giàu có và “nổi tiếng” bậc nhất tại Pleiku, không thể nói được đây là hạnh phúc hay bất hạnh lớn nhất đối với anh là sớm mất cha ngay tuổi 17. Với hàng ngàn héc ta rừng đã phải ngã xuống trong những năm 80, bà L đã tạo nên một cơ ngơi đồ sộ, một gia sản “kếch xù″ không ai lường trước được. Thế nhưng ngoài sự nổi tiếng về sự giàu có, bà L còn “nổi tiếng” như một người phụ nữ “có 1 không 2″ ở Phố núi Pleiku về tài kinh doanh và ngoại giao cực giỏi. Trong một gia đình như thế, Quốc Cường ngay từ bé đã tỏ ra là một công tử lắm tiền, sẵn sàng ném đô la vô tội vạ cho những cuộc chơi. Vì thế, giới trẻ Pleiku cũng gán cho Cường 1 cái biệt danh mà ai nghe qua cũng phải “nể”, đó là “Cường đô la”.

Tuy vậy, ở một thành phố nhỏ bé như Pleiku thì muốn được phung phí tiền bạc để mua vui thì quả thật đó là một điều không dễ dàng cho một cậu bé 15 tuổi. Và từ đây, Quốc Cường đã bắt đầu rong ruổi những thú vui chết người trên "yên xe" ở lứa tuổi vị thành niên. Được sự nuông chiều của mẹ, 16 tuổi Cường đã sở hữu 1 chiếc mô tô Yamaha đắt tiền. Nhắc đến Quốc Cường trong những cuộc đua xe ở Phố núi, A.V, một trong những bạn bè cùng trang lứa Quốc Cường, cho biết :" Trong 1 lần đua xe, đối thủ của Cường xin rút lui vì hết tiền, ngay lúc đó Cường móc bóp rút ngay 1 tờ 100USD đưa cho đối thủ mượn không cần trả để cuộc chơi có thể tiếp tục". Chỉ bằng hành động như vậy, Quốc Cường đã thể hiện sự ham mê tốc độ và khả năng "tiền bạc vô bờ bến" của mình. Vào cấp 3, được gia đình "chạy", Quốc Cường cũng tìm được vị trí trong lớp chuyên Toán, 1 lớp khá giỏi của Trường PTTH chuyên Hùng Vương Gia Lai.
Trong giới ăn chơi sài thành đòn thổi rằng cường dollar đã từng qua đêm với rất nhiều người mẫu,diễn viên....

GoldVish, thương hiệu điện thoại của Thụy Sĩ dành cho các triệu phú có giá thấp nhất 24 ngàn USD và chiếc đắt nhất giá lên tới 1,3 triệu USD!
Bộ sưu tập siêu xe Ferrari F430 Spider và siêu sang Rolls-Royce Phantom.


Sau đây là một số xe xịn biển độc ở Việt Nam

Hai chiếc Phantom mang biển 77L-7777 và 66S-6666 cùng hàng loạt Bentley, Mercedes R-class và BMW serie 7 "tứ quý", dù cơ chế cấp biển số hiện tại là bấm nút chọn ngẫu nhiên.

Chiếc Rolls-Royce Phantom được cho là "đỉnh" nhất của bà Dương Thị Bạch Diệp, TP HCM. Nó sở hữu các danh hiệu xe đặt hàng chính hãng đầu tiên, mang biển đẹp nhất với 6 số "7" và một chữ L khi lộn ngược sẽ thành số "7". Hiện tại, mẫu Phantom màu bạc - xanh này vẫn là chiếc xe đắt nhất Việt Nam, giá 1,3 triệu USD tại thời điểm cập cảng ngày 29/1.(nhưng bây h thua anh phantom phố Huế trị giá 2,5 triệu$,nhìn mà phát hoảng!!!!!!!)
Chiếc Phantom biển giả 66S-6666 xuất hiện một cách âm thầm tại TP HCM.
Bentley Continenta. l Flying Spur, dòng xe siêu sang được ưa chuộng nhất tại Việt Nam với biển tứ quý của Gia Lai (biển prồ thôi,Bentley này gần trường Thuỷ Lợi cũng có một em,anh Đức nhìn suốt,hôm nào chụp phát cho oai,đíu biết bảo vệ có cho em chụp xe ko đây)
Mercedes S550 AMG biển Hà Nội.(thằng ôn nào cậy mất số 0 rồi,mấy thằng mất dạy,mày có biết gắn một số này mất cả triệu ko,mất chữ dylan một bên thôi đi gắn là 700k,thằng bạn mình bảo thế,đíu biết có đúng ko nữa)
Đây được coi là biển "toàn tám" độc nhất do chữ "H" trong tiếng Anh là số "8". Mang chiếc biển này là mẫu BMW X5 nhập khẩu rất phổ biến tại Việt Nam.(X5 này đời 2003,trông giống X3,ko phải dân prồ ít ai biết
"Ngôi nhà di động" Infiniti QX56 với biển tứ quý phát của tỉnh Bình Dương.
Mercedes R500 biển TP. HCM.

Biển "san bằng tất cả" trên chiếc Ferrari F430 Spider của Cường ĐôLa(hiện đã ddc chuyển nhượng cho em Tăng Thanh Hà.

Mercedes ML500 Bình Dương với biển "tam phát".

Bentley Continental Flying Spur biển "lộc - tài" Đồng Nai.
với biểMẫu sedan hạng sang cao cấp Lexus LS460Ln nối.
Dù biển không "độc" nhưng Maybach 62 này vẫn là chiếc duy nhất tại Việt Nam.(Maybach thì hoành tráng rồi,mình cũng chưa cũng chưa ddc thấy tận mắt

Sonntag, 16. Dezember 2007

CON RỄ THỦ TƯỚNG DŨNG

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

CON RỄ THỦ TƯỚNG DŨNG
Con rễ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Henry Nguyễn (tên tiếng Việt là Nguyễn Bảo Hoàng), là con trai cưng của Nguyễn Bang, nguyên là một thứ trưởng của chính quyền Sài Gòn trước 1975. Cả gia đình Nguyễn Bang đã lên đường rời VN chỉ vài ngày trước 30/4/75 và định cư ở Mỹ ngay sau đó ở bang Chicago. Chị của Henry là 1 cô gái đẹp và lấy chồng là con trai 1 gia đình tài phiệt Mỹ tên là Thomas Cornor, kể từ đó gia đình Nguyễn Bang và Henry Nguyễn tham gia vào nhóm tài phiệt này. Anh rể Henry là Thomas sau đó lập một công ty viễn thông để làm ăn với VN mang tên VITC từ năm 2002, quan hệ móc nối rất chặt với các quan chức bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Thông tin Truyền thông) và tập đoàn VNPT. Lúc đó Nguyễn Bang là Chủ tịch VITC, Thomas Cornor là Tổng giam đốc còn Henry làm Giám đốc kinh doanh. Ngay từ những ngày đầu vào VN làm ăn, gia đình này đã đặt mục tiêu phải tiếp cận, móc nối và cấu kết với các quan chức cấp cao nhất của Chính phủ VN.


Ảnh nguồn: tìm trên internet với tên Nguyễn Bảo HoàngNguyễn Thanh Phượng

Sau đó, cách đây gần 3 năm, Henry bỗng dưng nổi lên làm Tổng Giám đốc quỹ đầu tư IDG Venture tại VN với số vốn 100 triệu USD (mới tăng thêm 200 triệu). Điều này làm người ta đồn đoán rằng tiền này thực chất đến từ gia đình Cornor và Nguyễn Bang dù rằng nó mang danh nghĩa của IDG. Cũng có thể IDG huy động vốn từ gia đình Henry cho việc đầu tư tại VN. Quỹ này chuyên đầu tư mua các công ty tại VN và có quan hệ làm ăn rất chặt chẽ với quỹ Viet Capital do cô Phượng, con gái của Thủ tướng làm chủ. Kết quả cuối cùng của sự phối hợp này thì giờ các bạn biết rồi, Herny và Phượng vừa cưới nhau. Sau khi làm thông gia với Thủ tướng, gia đình Nguyễn Bang lại được chấp thêm cánh, trở thành một thế lực mạnh trong giới tài phiệt Mỹ làm ăn tại VN. Ông ta đang liên tục “rao giảng” lợi thế này bên Mỹ.

Về phía Thủ tướng, chắc ông ta cũng cần cuộc hôn nhân này để củng cố cho thế lực của mình, nhưng điều này đang trở thành vấn đề mà các đối thủ trong nội bộ của ông chơi lại ông. Theo một qui định lâu đời của Đảng, Đảng viên không được phép cho con kết hôn với những gia đình có dính trực hệ 3 đời đến "Ngụy" quyền. Qui định này gần đây trở nên mờ nhạt và ít ai tuân thủ nhưng vẫn chưa có quyết định nào xóa bỏ giá trị của nó. Do vậy việc con gái mình lấy con trai 1 cựu quan chức cao cấp của "Ngụy" quyền đang trở thành 1 nguy cơ tấn công vào Thủ Tướng. Hiện nay chưa nổi lên các chiến dịch tấn công rõ ràng nhưng sóng ngầm bên trong đang phát triển, chưa biết sẽ diễn tiến thế nào.

Samstag, 10. November 2007

Người khôn nói lắm cũng nhàm & tính cách người Việt

crazy frog - eSnips, share anything
Người ta bảo, game show là cái mỏ tiền của truyền hình.

Vì mê cái mỏ tiền đó mà nhiều người suốt ngày ngồi viết đăng ký, gọi điện thoại để hy vọng vào các mỏ tiền đó mà đào lấy chút đỉnh. Cũng đúng thôi, một học sinh đi thi đoạt giải học sinh giỏi Toán quốc tế cũng chỉ nhận được giải thưởng là cái bằng khen kèm vài triệu đồng, vào chơi game show một lúc có thể “bợ” hàng chục triệu đồng, y như trúng xổ số, ai mà không mê.

Tạo ra được điều đó kể cũng vui.

Nhưng mà...

Tui nói thiệt, bật tivi, thấy game show nào có anh Lại Văn Sâm là tui “bỏ qua” liền. Anh Sâm giỏi thì ai cũng biết, đến nổi hồi SV96, anh còn tạo được cả “làn sóng” xin cám ơn và xin cám ơn, khiến cuộc nhậu nào cũng phải học theo, nói theo.

Anh Sâm nổi lên từ hồi VKT cùng anh Trần Bình Minh, nhưng anh Minh đúng là người “biết dừng lại khi bữa tiệc đang còn vui nhất”, rút vào hậu trường, anh trở thành nhân vật quan trọng, nhưng trong lòng khán giả vẫn không nguôi nhớ anh.

Anh Sâm cũng đã làm nhân vật quan trọng, nhưng anh chơi đến tàn cuộc tiệc vẫn còn chơi. Game show nào mới mở anh cũng nhảy vô, như thể “không có Sâm bất thành truyền hình” vậy!

Con người không biết dừng lại là con người không thể tiến lên. Câu này đúng chí ít là trong mắt tôi.

Cùng với anh Sâm là chị Tạ Bích Loan, chị Loan nổi danh từ “Người đương thời” và chị “cầm”nó cho đến nay. Chị là một ví dụ điển hình cho các giảng viên dạy môn kỹ năng phỏng vấn trong các trường báo chí lấy ví dụ vì là người mắc vô số lỗi trong phỏng vấn, ví như đặt câu hỏi gợi ý, đặt câu hỏi hai trong một, phỏng vấn nhưng không hề biết nghe mà như đi dạy người ta...Đó không phải là phỏng vấn mà gọi là đi diễn lại kịch bản đã sắp đặt trước. Chị Loan không phải là người của truyền hình và người ta không mắc bệnh thích lên truyền hình thì chị hỏi theo kiểu nhảy vô họng người ta, chắc không ai nói.

Bỏ qua!

Một người nữa là anh Long Vũ, thoạt tiên tôi mê anh lắm, cho đến một ngày thấy anh dẫn game show bóng đá với hai đội chơi có hai đội trưởng là hai cây hài thái quá. Bình loạn bóng đá vô cùng nhảm nhí!

Bỏ qua!

Rồi game show Trò chơi âm nhạc, chơi quái gì mà nuôi hai đội trưởng “gà nòi” cứ thế mà chơi, chán ngắt ngằn ngặt! Trò chơi là của chung khán giả chứ đâu của đài và cũng đâu phải của hai ông đội trưởng?

Bỏ qua!

Dân gian có câu “Người khôn nói lắm cũng nhàm”, chép ra câu này tặng các anh chị nói trên.

Nhưng không xem các anh chị thì xem cái gì?

May quá, nay có truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, bao nhiêu là kênh, game show của họ hay đến mức người không biết tiếng xem vẫn thấy hay. Cái này giống như xem phim nước ngoài không thuyết minh, không phụ đề vẫn hay, còn phim ta nói nhiều như đọc tiểu thuyết vẫn cứ...không hiểu! Lạ thế!

Ấy là cảm nhận của tôi, mọi người đừng nghe, cứ tự nhiên mà thưởng thức, viết đăng ký, gọi điện thoại mà chơi kiếm chút đỉnh, truyền hình quốc gia sống là nhờ ta đóng thuế mà, ngại chi!

NGUYỄN THẾ THỊNH

Nha 4 tâng không co VC
Một KTS thiết kế 1 toà nhà chung cư tập thể 4 tầng rất đẹp . Đặc biệt là cả 4 tầng đều không có nhà VC . Đệ trình lên trên , chàng KTS lý giải : Thưa anh , em trình bản vẽ này lên anh trước hết là để cho phù hợp với tình hình XH hiện nay ạ .... em định :
Tầng 1 em sẽ để cho các cháu nhỏ ở ạ , bởi các cháu nhỏ thì đã ị bô và đóng bỉm rồi .
Tầng 2 sẽ dành cho phóng viên báo chí ở , bởi họ tác nghiệp đi xa lấy tin tức , xa nhà thường xuyên thì bạ đâu "thả" đó ạ !
Tầng 3 em sẽ để cho cán bộ công nhân viên chức ở , bởi họ đi làm từ sáng đến tối mịt mới về thì tất nhiên là sẽ đào thải ở hết công , xưởng rồi ạ !
Tầng 4 em định dành cho Lãnh đạo ở ạ . Mấy ông đó sẽ phóng bừa xuống 3 tầng dưới ạ ! Ặc...ặc.
http://img248.imageshack.us/img248/3360/sese2ih6.jpg
Tags: | Tags bearbeiten

Dienstag, 11. September 2007

Chân dung các bộ trưởng + Blog bạn bè von Kevin

tiểu sử của các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Chân dung 22 Bộ trưởng và thành viên Chính phủ khoá XII
Bộ trưởng Quốc phòng: Phùng Quang Thanh

Sinh năm 1949, quê Vĩnh Phúc, trình độ ĐH khoa học quân sự.

Ông Thanh là ủy viên trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu QH khóa 11, 12. Ông đảm trách chức Bộ trưởng Quốc phòng khoá XI.

Chân dung 22 Bộ trưởng và thành viên Chính phủ khoá XII
Bộ trưởng Công an: Lê Hồng Anh

Sinh năm 1949, quê Kiên Giang, trình độ cử nhân luật, cử nhân chính trị.

Ông Hồng Anh là ủy viên trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị, hiện là Bộ trưởng Công an. Ông cũng là đại biểu QH khóa 11 và 12.

Bộ trưởng Ngoại giao: Phạm Gia Khiêm

Sinh năm 1944, quê Hà Nội, tiến sĩ luyện kim.

Ông Khiêm là ủy viên trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng. Tháng 6/2006, ông Khiêm được QH phê chuẩn kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. Ông là đại biểu QH khóa 10, 11 và 12.

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch: Hoàng Tuấn Anh

Sinh năm 1952, quê Đà Nẵng, kỹ sư đo đạc hàng không, cử nhân luật.

Ông Tuấn Anh là ủy viên trung ương Đảng, Tổng cục trưởng Du lịch.

Bộ trưởng Tài nguyên môi trường: Phạm Khôi Nguyên

Sinh năm 1950, quê Hà Tây, tiến sĩ kinh tế, thạc sĩ địa chất, là ủy viên trung ương Đảng.

Ông Nguyên là Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường và vừa trúng cử đại biểu QH khóa 12.

Bộ trưởng Công Thương: Vũ Huy Hoàng

Sinh năm 1953, quê Hải Phòng, tiến sĩ kinh tế.

Ông Hoàng là ủy viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Lạng Sơn.

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông: Lê Doãn Hợp

Sinh năm 1951, quê Nghệ An, tiến sĩ kinh tế. Ông Hợp là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 11 và 12, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An khoá XI.

Ông từng kinh qua các chức vụ Phó Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An.

Ông đã đảm nhận cương vị Phó Ban thường trực Ban Tư tưởng Văn hoá TƯ trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Văn hóa Thông tin.

Bộ Thông tin và Truyền thông mới được thành lập trên cơ sở Bộ Bưu chính - Viễn thông, kết hợp với chức năng quản lí nhà nước về thông tin của Bộ Văn hoá thông tin.

Bộ trưởng Nội vụ: Trần Văn Tuấn

Sinh năm 1950, quê Hải Dương, tiến sĩ kinh tế.

Ông Tuấn là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 10 và 12, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ.

Bộ trưởng Tư pháp: Hà Hùng Cường

Sinh năm 1953, quê Vĩnh Phúc, là phó giáo sư, tiến sĩ luật.

Ông Cường là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 12, Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình.

Bộ trưởng Tài chính: Vũ Văn Ninh

Sinh năm 1955, quê Nam Định, thạc sĩ tài chính - ngân sách quản trị kinh doanh.

Ông Ninh là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 12, và giữ chức Bộ trưởng Tài chính khoá XI.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Cao Đức Phát

Sinh năm 1956, quê Nam Định, tiến sĩ kinh tế.

Ông Phát là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 12, đảm trách chức Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khoá XI

Bộ trưởng Giao thông vận tải: Hồ Nghĩa Dũng

Sinh năm 1950, quê Đà Nẵng, kỹ sư ngành luyện kim.

Ông Dũng là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 12, Bộ trưởng Giao thông Vận tải khoá XI.

Bộ trưởng Xây dựng: Nguyễn Hồng Quân sinh năm 1949, quê Hải Dương.

Ông Quân là ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Xây dựng.

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư: Võ Hồng Phúc sinh năm 1945, quê Hà Tĩnh, trình độ đại học.

Ông Phúc là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 11 và 12. Ông là Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư khoá XI.

Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội: Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954, quê Bến Tre, thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính - Tín dụng.

Bà Ngân là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 12, hiện là Thứ trưởng Bộ Thương mại.

Bộ trưởng Khoa học Công nghệ: Hoàng Văn Phong, sinh năm 1948, quê Hà Nội.

Ông Phong là ủy viên trung ương Đảng, hiện là Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo: Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953, quê Trà Vinh, là giáo sư kinh tế, tiến sĩ điều khiển học.

Ông Nhân là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 10 và 12, hiện là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.

Bộ trưởng Y tế: Nguyễn Quốc Triệu, sinh năm 1951, quê Bắc Ninh, bác sĩ, tiến sĩ xã hội học.

Ông Triệu là ủy viên trung ương Đảng, hiện là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Bộ trưởng Ủy ban dân tộc: Giàng Seo Phử sinh năm 1951, quê Lào Cai, cử nhân kinh tế, cử nhân chính trị.

Ông Phử là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 11 và 12, hiện giữ chức Phó ban Tổ chức trung ương.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nguyễn Văn Giàu sinh năm 1957, quê An Giang, tiến sĩ kinh tế.

Ông Giàu là ủy viên trung ương Đảng, hiện là Bí thư tỉnh ủy Ninh Thuận.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Trần Văn Truyền sinh năm 1950, quê Bến Tre, cử nhân luật.

Ông Truyền là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 10 và 12, hiện là Tổng thanh tra Chính phủ.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê Quảng Nam, cử nhân kinh tế.

Ông Phúc là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu QH khóa 11, hiện giữ chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.



Tù giam lỏngblog

VangAnhblog
phongCK Sushi Mike Việt nam 2
Change blog ĐỜI (… Hoàng dược sư chủ qúan bia
ngoc n bờM® THIỀM thử MC Thảo Vân
Nguyễn Thế Thịnh chu thanh Bình Bùi Thanh
AC-Ar…
VIỆT NAM Nhớ Ngưòi tri kỷ
Maria Luu

NGUYỄN QUANG VINH


hình chụp tren mang

Ưu tiên tuyến trước. nhắc lại đời lính cách đây gần 30 năm

Nhớ hồi trong lính đóng quân ở Phong Thổ Lai châu mỗi lần bọn tội được phân công đi rừng lấy gỗ tre nứa .....về làm nhà xây dựng doanh trại . Thời bọn tôi đi lính lúc đó trên Phong thổ Lai châu rưng rất rậm rạp có nhiều cây cổ thụ thậm chí còn có thú dữ như Hổ , báo , lợn rừng và Hươu nai rất nhiều . Chứ không trọc lóc xơ xác như bây giờ . Chúng tôi gọi là rừng già . Cứ mỗi lần đi rừng là 1 lần quần áo đều rách bươm vì đá xước , gai cào . Tiêu chuẩn lính quần áo 1 năm chỉ phát có 2 bộ. Bởi vậy chưa đến vụ phát quân trang là quần áo cứ là rách bươm rất bôi bác , trông anh nào anh nấy cứ như là lính thất trận . Khổ nhất là mỗi lần được đại đội cho xuống huyện Phong Thổ chơi , may mà anh nào mượn được quần áo của bạn mặc xuống huyện chơi là oách lắm rồi .Nếu không có thì là diện bộ sờn rách đi chơi vậy . Mỗi lần xuống Huyện đi đến đâu là mấy em gái bản dân tộc Thái và mấy em cấp dưỡng của trung đoàn cứ tụm 5 tụm 3 nhìn bọn tôi là cười rinh rích . Các đơn vị bạn như đơn vị Pháo hoặc đơn vị xe Tăng , Tên lửa hoặc đơn vị trinh sát thì trông "cảnh" hơn , nhìn biết ngay. Bởi thế cho nên mỗi lần đi hành quân đi chơi đâu nhìn cung cách ăn mặc là biết ngay họ thuộc binh chủng hay thuộc đơn vị nào . Đơn vị bọn tôi là đơn vị " bô ti nhếch" nhất Sư đoàn về ăn mặc . Mặc kệ , đơn vị tôi vốn cũng nhiều lính quê Hà nội nhiều thằng có thẻ mặt "trơ" , với lại toàn đàn ông với nhau , khỏi giữ kẽ . Đơn vị tôi nằm án ngữ trên 1 hòn núi cao và xa nhất Huyện Phong Thổ , nơi bọn tôi đóng quân bọn tôi gọi là "Cua 3 tròng" phải đi vòng lên dốc 3 quả núi mới đến được đơn vị . Nhớ hồi bọn tôi cũng có nhiều Lính Hà ( Hà nội ) mới hành quân lên đây tập kết , nhìn xung quanh hoang vu toàn lau lách rừng rú ban đêm thi thoảng nghe tiếng sói tru rất rùng rợn , phát hoảng . Tôi 1 lần có hỏi thằng Minh( Khâm thiên): Minh này , nếu cho mày cởi truồng từ đây về Hà nội mà không phải đi lính như thế này nữa , mày có đổi không ?
Tao đổi ngay ! Minh quả quyết . Tôi nghĩ mà đúng thật , nhìn quang cảnh núi rừng trông "cheng heng" như thế này . Cho tôi "làm"như vậy , tôi cũng dám lắm .
Nhớ mỗi lần đi rừng lấy vật liệu làm lán trại là bọn tôi sáng kiến thay quần mặc mặt sau ra đằng trước để cho sờn đều và lâu rách . Tôi gọi kiểu này là "ưu tiên" phía trước" .
Có lần 1 toán mấy thằng tôi được đơn vị cử đi lấy gỗ để làm nhà cho Đại đội . Trong đám đi rừng thằng nào thằng đấy đều mặc kiểu mặt sau ra đằng trước " . Đến chiều khi trên đường vác gỗ về đơn vị thì gặp 1 toán chị em Lâm trường trồng rừng đi ngược chiều . Mấy chị em Lâm trường nhìn bọn tôi ăn mặc kiểu lạ hoắc ngạc nhiên rồi tủm tỉm bấm nhau cười . Tôi nói to chống chế cho bớt sượng : Mấy chị em cười cười cái gì , bọn tôi đây là dùng chính sách "ưu tiên tuyến trước" đấy !
Thế là mấy chị mấy em ôm nhau cười bò lăn ra đường .
Sau này ra quân (1985) tôi cứ nhớ mãi . Gặp bạn cùng đơn vị xưa kể lại những chuyện cũ trong lính , thằng nào cũng buồn cười .