Dienstag, 31. März 2009

Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ lấn át Biển Đông

Tin Hà Nội - Giữa lúc Việt Nam và Trung Cộng thường nhắc tới mối quan hệ hợp tác nồng thắm và giải quyết các tranh chấp trong tinh thần hòa bình hữu nghị, thì Bắc Kinh trong thời gian gần đây xem chừng như ngày càng có hành động hoành hành và lấn lướt ở Biển Đông. Điều này trở nên rõ hơn khi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vừa công bố một bản phúc trình cảnh báo về sự bành trướng quân sự ráo riết của Hoa Lục. Vào tháng trước Phó Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam là Phạm Gia Khiêm đã thực hiện quyết định của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bằng cách ban thưởng Huân Chương Lao Động hạng nhì cho Vũ Dũng lúc đó là Thứ trưởng Ngoại Giao, vì điều gọi là thành tích xuất sắc trong công tác biên giới, lãnh thổ. Vũ Dũng hiện là Đại sứ Cộng Sản Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã là người chịu trách nhiệm trong việc đàm phán và hoàn thành việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Trung Cộng. Sau đó Phạm Gia Khiêm cũng đã gặp gỡ Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới Bỉnh Quốc của Trung Cộng, mới đây nhất Bắc Kinh đã liên tiếp gởi những cán bộ cao cấp sang Việt Nam, hôm Thứ Ba vừa qua là Tổng Tham Mưu trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng Thượng tướng Trần Bỉnh Đức cũng đã gặp gỡ Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, và họ Nguyễn cũng không quên nhắc lại rằng Đảng và Nhà nước Cộng Sản Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu của Trung Cộng đã dành cho Việt Nam, điều này cho thấy sự thuần phục của Hà Nội đối với quan thày Bắc Kinh, giữa lúc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vừa công bố một bản phúc trình báo động việc Bắc Kinh gia tăng ngân sách quốc phòng hơn hẳn các nước trong khu vực, cũng như ra sức phát triển phi đạn và tàu ngầm tấn công cùng nhiều loại võ khí, chiến cụ hiện đại khác, đang đe dọa tới thế tương quan lực lượng không những trong mà còn ngoài phạm vi Á Châu.

Vẫn theo bản phúc trình, ưu thế như vậy của Hoa Lục có thể nhằm mục đích thực hiện lời tuyên bố về chủ quyền của họ ở vùng biển Đông. Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ lần đầu tiên xác nhận rằng Trung Cộng đã xây một căn cứ hải quân mới ở đảo Hải Nam, có thể nhằm phục vụ cho đội tàu ngầm ngày càng tăng vốn được trang bị hỏa tiễn đạn đạo, mở đường cho hải quân Trung Cộng án ngữ và khống chế các thủy lộ quốc tế chủ chốt. Dấu hiệu Trung Cộng khống chế vùng Biển Đông ngày càng rõ nét khi gần đây nhất, hải quân Trung Cộng có hành động gây hấn nguy hiểm đối với tàu không võ trang Impeccable của Hoa Kỳ, và ngay sau đó đưa tàu Ngư Chính 311 tới hoạt động ở vùng biển này, thực hiện điều mà Trung Cộng nói là tuần tra khu đặc quyền kinh tế của họ. Trong vòng chưa đầy 3 năm qua, Trung Cộng xem chừng như thể hiện quyết tâm đạt đến mục tiêu ranh giới lưỡi bò hình chữ U chiếm 75% diện tích Biển Đông mà họ công bố cách nay 60 năm, bằng cách áp lực tổ hợp dầu khí BP của Anh ngưng hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam hồi năm 2007, áp lực tổ hợp Exxon Mobil của Mỹ phải ngưng hợp tác với Việt Nam hồi năm 2008, công bố dự án vốn 29 tỷ đô-la của Công ty Dầu Khí Hải Dương Trung Cộng nhằm khai thác dầu ở Biển Đông, thậm chí vẽ ranh giới lưỡi bò vào bản đồ rước Đuốc Thế Vận Bắc Kinh. Đó là chưa kể hành động bắn giết nhiều ngư dân Việt Nam vốn đánh cá ở vùng biển lâu nay của họ. Giữa lúc giới lãnh đạo Việt-Trung thường xuyên khẳng định giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình và hợp tác cùng phát triển, nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Cộng sau khi chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hồi năm 1974, đã tiến hành xây căn cứ quân sự, phi trường, cơ sở hạ tầng, khai thác du lịch ở đó, và thực hiện những cơ sở tương tự ở 6 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm từ tay quân đội Cộng Sản Việt Nam hồi năm 1988, đơn phương thăm dò khai thác tài nguyên ở vùng biển tranh chấp, ráo riết tuyên truyền với thế giới về chủ quyền của họ trên Biển Đông, cho thấy chiến lược Nam tiến Biển Đông của họ qua ý đồ và nỗ lực tăng cường Hạm đội Nam Hải.

Trong tình thế như vậy, lần đầu tiên một cuộc hội thảo về tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã diễn ra ở Hà Nội trong tuần qua, đề cập thẳng tới các vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và đường biên giới của Trung Cộng. Một tham dự viên là chuyên gia của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, nói chủ quyền là thiêng liêng và không thể nhân nhượng, thế nhưng không thể giữ chủ quyền chỉ bằng cảm tính. Các học giả tham dự cuộc hội thảo nhấn mạnh rằng Việt Nam phải chuẩn bị kỹ luỡng, xây dựng lực lượng đàng hoàng để nói được và trao đổi được với đối tác. Giữa lúc giới cầm quyền Việt Nam bị chỉ trích là quá yếu với Trung Cộng nhưng mạnh tay với người dân biểu tình phản đối hành động vừa nói của Bắc Kinh, trong khi Thứ trưởng Thường Trực Bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh tới điểm tựa phía sau là cả dân tộc, thì báo chí cũng tiết lộ rằng những tài liệu liên quan tới lãnh hải, biên giới giữa Việt Nam và Trung Cộng mặc nhiên được coi là nhạy cảm, là tài liệu mật. Các chuyên gia không được nghiên cứu, người dân không được giới truyền thông cung cấp thông tin và kiến thức về chủ quyền đất nước, trong khi Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cộng Sản Việt Nam thì cứ leo lẻo tuyên bố Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà lãnh tụ Cộng Sản thì không dám hé môi phản đối dù chỉ một lời khi gặp gỡ các cán bộ cao cấp của quan thày Bắc Kinh. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng Việt Nam tuyệt đối không nên ủng hộ quan điểm của Trung Cộng mà nên ủng hộ việc duy trì tập quán quốc tế, một giải pháp quốc tế cho vùng Biển Đông, và cần mau chóng hoàn thành bản đồ lãnh hải vùng Biển Đông để đăng bộ với Liên Hiệp Quốc trước ngày 13 tháng 5 năm 2009.

Montag, 30. März 2009

50 nút giao thông Hà Nội có camera giám sát

(Dân trí) - Trong tháng 4 tới, đường phố Hà Nội sẽ có thêm khoảng 50 nút giao thông được lắp đặt hệ thống giám sát qua camera...
Nguồn tin từ Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt cho biết, hệ thống camera giám sát cho phép quan sát toàn cảnh, đo tốc độ, nhận dạng biển kiểm soát… các phương tiện giao thông vi phạm luật như đi không đúng phần đường, vượt đèn đỏ. Việc lắp đặt các hệ thống camera giám sát này sẽ góp phần giảm bớt lực lượng CSGT có mặt trên đường, đặc biệt là xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông.
Cụ thể các điểm dự kiến lắp đặt tại Hà Nội gồm: Trạm thu phí cầu Thăng Long; Đường Hoàng Quốc Việt-Phạm Văn Đồng; Ngã tư Cầu Giấy; Cầu Giấy- Kim Mã; Deawoo-Kim Mã; La Thành- Nguyễn Chí Thanh; Trần Duy Hưng- Nguyễn Chí Thanh; Đê La Thành- Giảng Võ; Triển lãm Giảng Võ, Ô chợ Dừa; Đường Kim Liên mới- Nguyễn Lương Bằng; Ngã tư Sở; Tây Sơn- Thái Thịnh; Thái Hà- Chùa Bộc; Tôn Thất Tùng- Chùa Bộc; Ngã Tư Vọng; Giải Phóng- Lê Thanh Nghị; Giải Phóng- Phương Mai; Đại Cồ Việt; Đại Cồ Việt Phố Huế; Bà Triệu- Đại Cồ Việt; Đại Cồ Việt-Tạ Quang Bửu; Cửa Nam; Hai Bà Trưng- Lê Duẩn; Ga Hà Nội; Trần Phú- Điện Biên Phủ; Cửa Nam- Hàng Bông; Bến xe Kim Mã- Giang Văn Minh; Giãng Võ- Cát Linh; Nguyễn Thái Học- Trịnh Hoài Đức; Nguyễn Phong Sắc- Hùng Vương; Tượng đài Lý Thái Tổ; Đinh Tiên Hoàng- Hàng Bài; Nhà Hát Lớn; Minh Khai- Kim Ngưu…

Tuấn Tài

Sonntag, 29. März 2009

Thời sự kinh tế: Trung Quốc phá Ðô La

Ngày 13 Tháng Ba vừa qua, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nói trước Quốc Hội Trung Quốc rằng ông muốn nước Mỹ phải bảo đảm giá trị của những món nợ mà Trung Quốc cho chính phủ và các ngân hàng Mỹ vay, ông nói thẳng là “Chúng tôi rất lo ngại.” Không nói rõ, ai cũng hiểu, mối lo đó có hai phần. Một là lo các con nợ không trả được đầy đủ vốn và lãi. Hai là khi nợ được trả lại bằng đô la Mỹ, đồng tiền đó sẽ mất giá, chủ nợ sẽ bị thiệt.

Ngày Thứ Hai vừa qua, trang nhà trên mạng lưới của Trung Quốc Nhân Dân Ngân hàng đăng một bài tham luận của ông Chu Tiểu Xuyên trong đó nhà lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương của Trung Hoa đề nghị thế giới phải bớt lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Muốn vậy, phải tạo ra một thứ tiền tệ chung để thay thế đô la Mỹ trong việc giao thương cũng như dự trữ ngoại tệ. Hiện nay Trung Quốc có một quỹ dự trữ ngoại tệ vĩ đại, trong đó 2 phần 3 là đô la Mỹ, và tổng số trị giá 1,950 tỷ đô la. Công bố bài của ông Chu Tiểu Xuyên, bằng chữ Hoa và chữ Anh, là một bước mới trong chiến dịch của giới lãnh đạo Trung Quốc tấn công vị trí của đồng tiền Mỹ, phê bình hệ thống tài chánh Mỹ nói chung và gán trách nhiệm cho nước Mỹ gây nên cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay, làm cho kinh tế thế giới đồng loạt lâm nguy. Trong một tuần nữa các nhà lãnh đạo 20 nước sẽ gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh ở London, Anh Quốc. Giới lãnh đạo Trung Quốc lên tiếng trước để có thể ảnh hưởng trên cuộc hội nghị này.

Khi nhà lãnh đạo một nước lớn trực tiếp kêu gọi thay thế đồng đô la trong quỹ dự trữ các quốc gia, nhiều người cho rằng lời nói đó sẽ gây hậu quả tức thời là giá trị đồng đô la phải tụt xuống. Nếu chính phủ Trung Quốc bán bớt một số trái phiếu mà họ đã mua của nước Mỹ, hoặc họ ngưng mua các trái phiếu mới khi vài chục tỷ giấy nợ cũ đáo hạn, thì do luật cung cầu giá những trái phiếu của Mỹ sẽ giảm và giá trị đô la Mỹ cũng giảm theo. Cho nên họ chỉ cần nêu lên ý kiến đó thôi cũng đủ gây xáo trộn cho đồng tiền của Mỹ rồi.

Nhưng trong ngày hôm qua thị trường tiền tệ quốc tế không nao núng về giá trị đồng đô la. Ngược lại, cho đến cuối ngày, giá đô la Mỹ đã tăng lên so với đồng Euro của nhiều nước Âu Châu, và đồng Yen Nhật Bản. Hiện tượng trên xác nhận một lần nữa rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không thể ngưng việc tích trữ những giấy nợ tính bằng đô la Mỹ ở trong nhà được. Và địa vị đồng đô la trên thế giới vẫn chưa bị nao núng, mặc dù kinh tế và tài chánh Mỹ đang bị trì trệ, khủng hoảng, và trên thế giới đang có những ngoại tệ mạnh khác có thể thay thế đô la.

Trong lịch sử gần đây có một lần thế giới đã thay thế đồng tiền thông dụng nhất, đó là khi đô la Mỹ chiếm địa vị của đồng “Bảng” (pound) của Anh Quốc, để trở thành đồng tiền chung, siêu quốc gia. Một đồng tiền chung như vậy đóng hai vai trò, thứ nhất là để dùng trong mọi giao dịch thương mại. Các nhà sản xuất ở Brazil bán cho những nhà nhập cảng ở Phi Luật Tân, hay một công ty ở Ý vay nợ một ngân hàng ở Nam Phi. Các giao dịch đó dùng một đồng tiền làm đơn vị, thay vì phải đổi từ tiền nước này sang tiền nước khác, thì sẽ tránh được nhiều phí tổn và nhiều thứ rủi ro. Vai trò thứ hai của mọi đồng tiền là để dành, dự trữ tài sản một cách giản dị và ít tốn kém.

Muốn thay đổi đồng tiền thông dụng cho nhiều quốc gia, phải mất một thời gian chuyển tiếp rất lâu dài. Từ năm 1979 các nước Âu Châu đã đặt ra một đơn vị tiền tệ chung gọi là ECU, nhưng không trở thành thông dụng được. Hai chục năm sau với quyết tâm chính trị của nhiều quốc gia, đồng Euro mới ra đời thay thế cho sáng kiến trên khi mươi nước đồng lòng chịu chi các phí tổn để đạt được kết quả này. Giữa thế kỷ trước, đô la Mỹ lên ngôi thay thế đồng pound Anh Quốc là do địa vị của nền kinh tế Anh đã suy sụp sau hàng trăm năm giữ vai trò thống ngự tài chánh quốc tế. Ðồng đô la lên ngôi sau khi đã được nhiều người chấp nhận, và năm 1945 đã được một hội nghị tài chánh quốc tế đồng ý dùng làm đồng tiền tiêu chuẩn. Năm 1969, các quốc gia đã thỏa thuận đặt ra một “đồng tiền” chung, gọi là SDR (Special Drawing Rights) do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế phát hành, để tính sổ sách nợ nần với Quỹ IMF, nhưng chưa bao giờ được sử dụng như một đồng tiền thật trong dân gian. Khi ông Chu Tiểu Xuyên đề nghị tạo một đồng tiền chung cho thế giới, có lẽ ông nhắm đến việc làm cho đơn vị giao hoán SDR này trở thành thông dụng, dù mang một tên khác - cũng như đồng Euro là hậu thân của ECU vậy.

Nhưng để cho đồng Euro ra đời, các nước tham dự phải trả một cái giá là từ bỏ bớt chủ quyền, ít nhất trong lãnh vực chính sách tiền tệ. Chính phủ các nước này không còn khả năng thay đổi lãi suất, thay đổi khối lượng tiền lư hành, do đó cũng không nắm chắc được các chính sách về tiết kiệm, đầu tư ở trong nước mình. Họ nhường cho một định chế chung, là Ngân Hàng Âu Châu ấn định những chính sách đó. Ðến bao giờ các nước trên thế giới chấp nhận sự hy sinh đó? Bao giờ những quốc gia lớn như Nhật Bản, Ấn Ðộ, Trung Quốc, Nam Hàn, Brazil, Nam Phi, và Nga, vân vân, sẽ thỏa thuận được với nhau về vấn đề này? Trong thời gian chuyển tiếp từ đồng đô la Mỹ sang đồng tiền quốc tế mới, có những phí tổn thì các quốc gia chia nhau chịu đựng ra sao? Ðó là những trở ngại, về chính trị và về kỹ thuật, khiến cho việc thay thế đồng đô la Mỹ còn phải chờ nhiều thập niên nữa mới thành tự được.

Hiện nay khi thế giới sử dụng đô la Mỹ để giao dịch và dự trữ ngoại tệ thì nhiều quốc gia cũng chịu thiệt thòi để nước Mỹ được lợi. Chúng ta có thể tưởng tượng một người có quyền in tiền ra để tiêu dùng thì giầu có biết bao nhiêu! Nước Mỹ đang đóng vai trò như vậy. Người có quyền in tiền đó chỉ bị giới hạn là phải giữ tín nhiệm, làm sao cho đồng tiền của mình luôn luôn có giá trị thật, là do vì quyền lợi của chính mình mà thôi. Nhưng các nước khác đã quen hưởng những ích lợi của việc dùng đồng tiền chung, và cũng quen chịu đựng những thiệt thòi, cho nên muốn thay đổi sẽ khó khăn.

Chúng ta biết rằng mỗi đồng bạc là một thứ giấy nợ. Trên mỗi đồng đô la Mỹ có ghi: Federal Reserve Note, nghĩa là “giấy nợ của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang.” Một nước phát hành thêm tiền nghĩa là phát thêm giấy nợ cho thiên hạ cất vào túi; nói cách khác là đi vay của thiên hạ về mà sử dụng! Chính sách tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng tới tất cả các nước dùng đô la Mỹ để quy định hối suất đồng tiền của mình. Kể từ Tháng Tám năm 2008 đến Tháng Ba năm 2009, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đã phát hành thêm hơn 770 tỷ đô la để cho nhiều ngân hàng và công ty tài chánh vay, kể cả nhiều ngân hàng trung ương các nước; và trong tuần trước ông chủ tịch Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang mới cho biết sẽ phát hành thêm hơn một ngàn tỷ đô la nữa để mua các công trái và trái khoán nhiễm dựa trên địa ốc. Trong khi đó, các nước Á rập bán dầu lửa và Nhật Bản, Trung Quốc vẫn tiếp tục làm chủ nợ của nước Mỹ. Ông Ôn Gia Bảo rất có lý khi tỏ ý lo lắng về giá trị đồng đô la xuống, do đó, giá trị những công trái của chính phủ Mỹ và các trái khoán tư ở Mỹ mà Trung Quốc đã mua (mỗi thứ trên 700 tỷ Mỹ kim) sẽ lên xuống mà chính phủ Bắc Kinh không có chút quyền kiểm soát nào trên đó.

Có một chuyện chắc không thể nào xẩy ra trong thời buổi này, nhưng cũng nên nhắc lại. Thời Tổng Thống Franklin Roosevelt, ông đã bãi bỏ không dùng vàng làm bản vị cho đồng đô la nữa. Với một chữ ký của ông tổng thống, đồng tiền xuống giá khiến tất cả các món nợ tính bằng đô la Mỹ bị mất 75%! Hôm trước, cho vay một đô la là một đô la; hôm sau con nợ trả lại một đô la thì giá trị chỉ còn 25 xu thôi! Hiện nay đồng đô la không dựa trên vàng hay một thứ gì khác, ngoài giá trị của nó khi trao đổi. Giá trị đó hoàn toàn do chính phủ Mỹ bảo đảm, nếu kinh tế Mỹ còn giữ được tiềm năng mạnh nhất thế giới. Người ta tin ở đồng đô la vì biết có thể dùng để mua hàng hóa và dịch vụ ở nước Mỹ. Chính khả năng sản xuất, làm việc, cải tiến, phát minh, khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ của dân Mỹ, là thứ bảo đảm cho đồng đô la.

Ngày hôm qua, Thứ Ba, Tổng Thống Mỹ Barack Obama đã họp báo để trấn an dân Mỹ cũng như thế giới về các chương trình cứu nguy hệ thống tài chánh Mỹ. Những điều ông Obama nói không có gì mới hơn những tin tức đã được loan báo trong một tuần. Ngày Thứ Hai, ông bộ trưởng tài chánh đã công bố chương trình giải tỏa những chứng khoán nhiễm độc hiện đang “nằm chết cứng” trong các ngân hàng. Ðặc điểm của kế hoạch này là chính phủ Mỹ đã kêu gọi giới đầu tư tư nhân tham dự việc mua các chứng khoán này, thay vì chỉ có chính phủ đúng ra mua như đã có người đề nghị. Có thể nói là chính phủ Mỹ đang tìm cách “dụ dỗ,” đã “hối lộ,” mua chuộc các ngân hàng và quỹ đầu tư để họ cùng giải tỏa cái nút kẹt làm tắc nghẽn cả hệ thống kể từ giữa năm ngoái tới giờ. Khi thị trường chứng khoán tăng thêm 500 điểm trong ngày Thứ Hai, người ta thấy là phản ứng có vẻ thuận lợi. Ngày Thứ Năm, ông Bộ Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner lại ra trước Quốc Hội điều trần về kế hoạch cải tổ toàn diện hệ thống kiểm tra ngân hàng và các công ty tài chánh, đầu tư ở Mỹ. Ngày Thứ Sáu, ông Obama sẽ gặp các người lãnh đạo hàng chục ngân hàng lớn nhất nước Mỹ để nghe phản ứng của họ trước những kế hoạch trên, cũng như nghe ý kiến họ phê bình ngân sách mà chính phủ đang muốn xin Quốc Hội phê chuẩn. Ít khi một ông tổng thống Mỹ đích thân gặp riêng các “chủ ngân hàng” như vậy. Ngày Thứ Tư chính ông sẽ đi gặp các đại biểu Quốc Hội đảng Dân Chủ để “lóp bi” cho ngân sách này. Trong ngày Thứ Ba, ông Obama đã đăng một bài ý kiến trên 31 tờ báo khắp thế giới, để chuẩn bị dư luận trước ngày ông sang London họp với các nước G-20. Thị trường sẽ đáng giá tất cả những hành động đó để cho thấy người ta tiên đoán kinh tế nước Mỹ ra sao.

Dù chính phủ Bắc Kinh có nói Ðông nói Tây, cuối cùng giá trị của đồng đô la Mỹ sẽ tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế lâu dài của nước Mỹ. Nhưng chúng ta có thể tin khi nào các điều kiện đã chín mùi, vai trò của đồng đô la sẽ bị thay thế mà không gây xáo trộn nào cho kinh tế thế giới cũng như cho nước Mỹ. Chuyện đó có thể xẩy ra trong vòng 30 hay 50 năm nữa, hay lâu hơn?

Ngô Nhân Dụng

Samstag, 28. März 2009

Xếp hàng uýnh Quan liêu

Dân tình xếp hàng mua hàng dài cả lượt . Đứng mãi lâu không thấy nhích lên 1 chút nào , nhiều người rốt ruột . Một cụ già khó chịu lên tiếng : Các anh các chị ở cửa hàng làm ăn cái quái gì thế này ! Cấp trên của các anh các chị đâu cho tôi gặp , tôi mà gặp thì "vạc" cho bỏ cái thói làm ăn quan liêu đi !
Cụ ơi , sếp của con đang ở nhà ...... Cụ đến đó mà mà...vạc . Cô nhân viên nói .
Tưởng dè nào ngờ cụ già đi thật .
Một lúc lâu ông cụ quay lại . Mọi người cười hỏi : Thế nào cụ đã vạc đc ông sếp đó chưa ?
Cụ đáp: Nào đã "vạc" được nó . Ở đó mọi người sếp hàng uýnh nó còn dài hơn cả đây !

Ý kiến trái ngược về chiến lược mới của Mỹ ở Nam Á (tin TTXVN)

28-03-2009 | 12:30:00
Chiến lược mới của Mỹ ở Afghanistan và Pakistan vừa được Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố ngày 27/3 trong nỗ lực nhằm trấn áp các phần tử Hồi giáo cực đoan ở khu vực Nam Á này đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ dư luận thế giới.

Tuy nhiên, theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, tổ chức "Hành động Hòa bình", một liên minh chống chiến tranh ở Mỹ, sẽ tổ chức các cuộc biểu tình vào đầu tháng Tư để phản đối hành động leo thang quân sự của Mỹ tại Afghanistan. Tổ chức này đã so sánh chiến lược Afghanistan/Pakistan của tổng thống Obama với kế hoạch leo thang chiến tranh ở Việt Nam của Tổng thống John F. Kennedy trước đây.

Tiếng Kêu Cứu Của Núi Rừng

Báo Saigon Tiếp Thị số 22 ra ngày thứ Sáu 6/3/2009, nơi trang 36 có đăng bài “Chuẩn bị khời công nhà máy luyện Oxid nhôm”của tác giả Bảo Ngọc. Bài báo được nhấn mạnh ( in chữ to ) bởi một đoạn như sau :

Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ ( thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam TKV ) đã hoàn tất việc san ủi mặt bằng chuẩn bị khởi công nhà máy luyện oxid nhôm tại xã Nhân Cơ ( huyện Dak Rlap ), Với diện tích 200 hecta, các hạng mục phụ trợ khác như đường vào nhà máy, khu nhà điều hành, … cũng đã hoàn thành.

Với thông tin này, bài báo cho thấy người ta chính thức khẳng định quyết tâm thực hiện dự án khai thác quặng boxit vùng tây nguyên, bất chấp dư luận và bất chấp phản biện xã hội, cho dù các phản biện đó có căn cứ khoa học và văn hóa. Khai thác quặng boxit tại tây nguyên, người ta cố tình thực hiện một cuộc tàn phá hủy diệt môi trường sống của muôn loài, trong đó có loài người, có một chủng tộc con người mang tên Việt Nam.

Không thể biện minh bằng lợi nhuận kinh tế, bởi các nhà kinh tế và khoa học đã chỉ ra rằng không có lợi nhuận cho quốc gia về phương diện kinh tế, ngược lại còn làm thiệt hại kinh tế do lượng điện, lượng nước tiêu thụ quá lớn nhưng giá thành của thành phẩm trên thế giới qua rẻ.

Theo dõi các phản biện được công khai phát biểu, chúng ta không hiểu nổi tại sao người ta lại quyết định như thế nếu người ta còn lương tri.

Không thể tin được qui trình được vạch ra trên giấy mà có thể áp dụng trong thực tế. Người ta biện minh bằng qui trình rằng, làm vệ sinh mặt bằng ( khai thác gỗ ), bóc lớp đất mặt để qua một bên, khai thác lớp quặng bên dưới, sau đó lấp lại lớp đất mặt, bón thêm phân để phục hồi đất và tái trồng cây phủ xanh mặt bằng. Tin được không ? Con nít cũng không tin được. Họ làm như họ đào một khoảng đất vài mét và làm hoàn chỉnh ngay trong ngày, mà ngay cả làm trong một phạm vi nhỏ bé như vậy, họ có bao giờ làm đàng hoàng đâu, cứ xem ba cái lô cốt trong thành phố này, hết ngày này qua ngày khác, rào lại để hạn chế đường giao thông, vắng tanh không một người thợ làm việc, cứ vậy năm này qua tháng khác ( báo Tuổi trẻ số ra ngày thứ hai 9/3/2009 thông tin nơi trang 3: có 194 lô cốt trên 72 tuyến đường ). Mà nếu có cái nào làm xong, thi hãy chạy một vòng để xem cách họ tái tạo mặt bằng, nham nhở như gương mặt nham nhở của những kẻ vô lương tri. Tội nghiệp ! báo ra ngày hôm nay ( báo Phụ Nữ thứ ba 10/3/2009 ) đăng tin về một người con gái , tuổi em còn rất trẻ ( 22 tuổi ), em đã trượt ngã xe vì mặt đường tái tạo không hoàn chỉnh, chiếc xe sau chồm tới cán chết em tại chỗ, đau xót làm sao ! Biết tin này, nhưng kẻ có trách nhiệm có thấy một chút gì ân hận không? Tôi nghĩ là không, vì nếu có thì đã bao nhiêu cái chết thương tâm trước đó do cách làm cẩu thả phải làm cho họ thay đổi cách làm việc đi chứ, dâu cứ mãi như vậy.

Họ rẻ rúng mạng con người quá, họ chỉ biết lợi nhuận dành cho họ, họ bất chấp hậu quả tai hại như thế nào để lại cho người khác gánh chịu. Tôi không tin và tôi chắc rằng rất nhiều người không tin vào lời cam kết theo qui trình để tái tạo mặt bằng của những người chủ trương khai thác quặng oxid nhôm.

Khi khai thác, họ có tính đến việc những cơn mưa ở đầu nguồn sẽ đổ xuống không ? Họ có biết những cơn mưa lũ đầu nguồn sẽ gây ra những tai hại gì khi đống đất dở dang đang được bóc ? Hay họ sẽ “vắt đất thay trời làm mưa, nghiêng ruộng đổ nước ra biển”? Có thể lắm, xưa nay họ vẫn chủ trương như vậy mà, nếu vậy kinh nghiêm “chông bão, chống lũ, chống lụt, chống …”chống cả trời đất bao nhiêu năm nay sẽ dạy họ thêm bài học nào nữa ? Bao nhiêu người dân vô tội, của cải ruộng vườn , cơ nghiệp, .. sẽ chịu thiệt hại để trả giá cho bài học kiêu ngạo ?

Làm sao để bóc tách được oxid nhôm ra khỏi quặng thô ? Sẽ phải dùng bao nhiêu nước, bao nhiêu điện cho công việc này ? Ngay đầu nguồn, nước bị tận dụng vào khai thác quặng, mạch nước ngầm cũng như không ngầm sẽ ra sao ? Số phận của bao nhiêu gia đình miền xuôi cuối nguồn nước sẽ ra sao ? Ngay bây giờ đã thiều nước sạch sinh hoạt, khai thác quặng ở đầu nguồn thì thiếu cái gì ? Mấy ngày nay trời chưa khô điện đã thiếu, “mấy ông lớn”đổ lỗi cho nhau, chỉ người dân nghèo chịu … chết, các ông vẫn nằm phòng máy điều hòa không khí, vẫn ngồi xe máy lạnh và vẫn đổ bia đổ rượu để trầm mình trong các cuộc truy hoan “vì công vụ”!

Để bóc tách quặng có dùng hóa chất không ? Các nhà chuyên môn bảo rằng có, mà là hóa chất cực độc, vậy thì những giòng hóa chất thải ra len lỏi đến tận đâu, có thấm vào thịt đất không ? Có tràn vào các giòng sông giòng suối không ? Ai bảo đảm rằng ngăn chặn được giòng chảy này ? Ai bảo đàm rằng không thấm vào thịt đất ? Ai bảo đảm được xin trả lời cho công luận. Công trình hầm Thủ Thiêm, hàng chục chuyên gia, bao nhiêu máy móc tối tân, những bài tính được xây dựng bằng những phương pháp hiện đại, chọn lựa vật liệu rất kỹ lưỡng, thử nghiệm thiết kế cấp phối trước khi thi công, xay đá cục lạnh trộn vào để chống tăng nhiệt, tính toán phụ gia, hàng trăm cán bộ giám sát, thi công thử nghiệm mô hình thu nhỏ, ... Thế mà 4 đốt hầm vượt sông Saigon sang Thủ Thiên bị … nứt thê thảm !

Hóa chất tràn lan. Vụ án chất độc màu da cam còn có Mỹ để kiện, chất độc từ việc khai thác quặng này kiện ai ? Cứ xem vụ án Vedan thì biết người dân sẽ kiện được ai ? Nửa năm trôi qua của vấn đề, hàng chục năm đí qua trong thiệt hại, các chủ nhân ông vẫn sống nhởn nhơ, vẫn tiếp tục sản xuất, vẫn tắm bia tắm rượu. Cả một guồng máy công quyền hùng mạnh bách chiến bách thắng đứng cãi nhau, báo chí càng la to, sức ì càng lớn, rồi đây khi “cứt trâu hóa bùn”, nhặt vài anh “to miệng”ra tòa là xong mọi chuyện ! Đất nước này, người dân này oằn mình chịu khổ đau.

Một bộ phận rất lớn người anh em miền núi làm nên dân tộc Việt Nam, cuộc sống của những bộ tộc này gắn liền với núi rừng, rừng là nhà để sống, âm thanh của rừng là tiếng nhạc cồng chiêng. Ba mươi năm trước, cuộc di dân ồ ạt lên tây nguyên, biết bao nhiêu hecta rừng đã bị đốn sạch, rừng cạn kiệt, thú rừng cạn kiệt, người anh em miền núi thoi thóp sống, lẻ tẻ một vài thú rừng còn sót lại điên cuồng phá phách để chết, bài học đó vẫn còn sờ sờ trước mắt, nhưng người ta nhắm mắt lại để tận diệt rừng, hóa ra rừng như là “kẻ thù”của họ vậy ! Tội nghiệp rừng, rừng vẫn từng che chở nuôi sống họ, bây giờ họ tự sống được rồi, rừng không còn cần nữa.

Chúng ta đọc được trong học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo các hướng dẫn sau đây có liên quan đến nỗi đau mà chúng ta đang gánh chịu ( sách Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Bác ái Xã hội, Nhà xuất bản Tôn giáo, xuất bản quí 4 năm 2007, sách có bán tại các nhà sách công giáo ).

Các chương trình phát triển kinh tế cần phải cẩn thận lưu ý tới “nhu cầu tôn trọng sự tòan vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên”, vì các tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được. …

( 471 ) Mối quan hệ của những dân bản địa với đất đai của họ và tài nguyên là một điều rất đáng chú ý, vì đó là cách biểu hiệu cốt yếu nhất bản sắc của họ. Vì những nguồn lợi lớn lao về công – nông nghiệp hay vì tiến trình đồng hóa và đô thị hóa quá cao, nên nhiều người trong số các dân tộc này đã đành để mất hay liều mất đất đai mà họ đang sống trên đó, những mảnh đất đã từng gắn chặt với ý nghĩa cuộc đời họ. Quyền lợi của các dân bản địa cần phải được bảo vệ một cách thích đáng. Các dân tộc này cho ta một điển hình về đời sống hài hòa với môi trường mà họ đã rất quen thuộc và đã bảo tồn bấy lâu nay. Kinh nghiệm đặc biệt của họ, vốn là nguồn di sản tinh thần không thể thay thế được cho toàn thể nhan loại, đang có nguy cơ bị đánh mất cùng với môi trường đã khai sinh ra họ.

Không phải Giáo Hội không có lập trường của mình về các vấn đề xã hội, đặc biệt là môi trường trong tương quan với con người. Bây giờ phải làm sao ?

VĨNH SANG, DCCT,
Mùa Chay 2009

Freitag, 27. März 2009

tai nạn xảy ra trên đường Hukun- trong tỉnh Jiangxi

Tại một xa lộ sáng nay tai nạn xảy ra trên đường Hukun- trong tỉnh Jiangxi- Trung Quốc vào thứ Sáu hôm nay , một xe bus nhỏ đâm nhau với xe tải chạy ngươc chiêu . Theo ghi nhận của cảnh sát tai nạn này làm chết 20 người, hơn mười một người bị thương.

Donnerstag, 26. März 2009

Năm 2008 doanh nghiệp VN thiệt hại 30 ngàn tỉ do không bảo đảm an toàn mạng.

Các vụ tội phạm máy tính đã khiến Việt Nam mất khoảng 1,76 tỉ đô la trong năm ngoái trong khi nhiều doanh nghiệp thậm chí không có hệ thống bảo đảm an toàn.

Việc thiếu các biện pháp bảo vệ chống lại các hoạt động tội phạm trên mạng đã khiến cho 60 triệu máy tính của Việt Nam bị nhiễm vi rút trong khi 461 trang web bị các hacker tấn công.

Bản tin của hãng thông tấn AFP trích thuật tin tức của Thông tấn Xã Việt Nam nói rằng hơn 40 vụ tội phạm máy tính đã làm đồ
thiệt hại khoảng 30 ngàn tỉ , tức là khoảng 1,76 tỉ đô la.

Theo Nhóm Hỗ trợ Khẩn cấp của Bộ Thông tin và Truyền thông thì 40% doanh nghiệp không có tường lửa, 70% không có phương tiện xử lý các vấn đề an ninh thông tin và 85% không có chính sách an ninh thông tin.

Trong nỗ lực nhằm tăng cường việc bảo vệ thông tin và an ninh, các bộ đã tổ chức một cuộc triển lãm vào hôm thứ ba để giới thiệu những hệ thống bảo mật mới nhất cho máy tính cho chính phủ và các doanh nghiệp.

Mittwoch, 25. März 2009

chris de burgh

Source: www.youtube.comView Full Screen


Dịch vụ blog Yahoo!360 sắp bị đóng cửa



(SGGP).- Trao đổi riêng với phóng viên Báo SGGP, ông Ken Mandel, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Yahoo! Đông Nam Á, đã khẳng định như vậy. Ông Ken Mandel cho biết, theo quyết định cao nhất của Ban lãnh đạo Yahoo! toàn cầu, trong nhiều tháng qua, dịch vụ Yahoo!360 chỉ duy trì như hiện có và không được tiếp tục đầu tư thêm.

Tuy nhiên ông Ken Mandel từ chối không xác nhận thời điểm, mà chỉ bảo là “sớm đóng cửa”! Theo ông Ken Mandel, lãnh đạo Yahoo! muốn đóng cửa dịch vụ blog Yahoo!360 sớm, nhưng thời điểm chính xác còn tùy thuộc vào quá trình các blogger chuyển đổi sang dịch vụ tương ứng.

Ví dụ như ở Việt Nam, còn phụ thuộc vào tình hình chuyển đổi của các blogger từ Yahoo!360 sang Yahoo!360 Plus.

Giá vàng tại Việt Nam đột nhiên tăng nhanh !

Tin Saigon -

Giá vàng tại Việt Nam đột nhiên bùng tăng nhanh, vượt qua mức 20 triệu đồng một lượng vàng, sau đó tụt xuống ở mức 19 triệu 900 ngàn và lơ lửng ở đó, nhiều chủ tiệm vàng cho biết chưa bao giờ giá vàng lên xuống bất thường như hiện nay, và dự báo có thể sẽ vượt lên mức 22 triệu đồng một lượng vàng bốn số 9, nếu như tình hình kinh tế bất ổn cứ theo dà suy sụp như hiện tại. Thường thì các hệ thống ngân hàng Nhà nước vẫn hay ép giá so với thị trường thực tế bên ngoài, nhưng lần này thị lại khác, người ta chứng kiến trong ngày 20 và 21 tháng 3, Công ty Vàng bạc đá quý Saigon SJC chính thức niêm yết giá bán là 20.03 triệu đồng một lượng tại Saigon và 20.05 triệu đồng một lượng tại Hà Nội. Đây là mức giá kỷ lục từ trước đến nay. Việc giá vàng trồi sụt bất thường, trở thành hiện kim mạnh trong lưu thông tài chính xã hội, khiến tình trạng cướp giật tiệm vàng bắt đầu quay trở lại với mức độ đáng lo ngại. Hàng loạt các vụ án cướp tiệm vàng đã xảy ra từ đầu năm đến nay và những kẻ cướp có súng luôn sẳn sàng giết người để tẩu thoát. 100% các vụ cướp này đều không bắt được hung thủ. Tình trạng kẻ cướp sử dụng vũ khí và hung dữ khiến cho cả giới công an Cộng sản Việt Nam phải ngán ngại, đến mức vào đầu tháng này, Tổng cục Cảnh sát văn phòng phía Nam đang xin ý kiến Bộ Công an về việc thành lập ban chuyên án để chi viện cho các vụ cướp tiệm vàng, cướp có súng xảy ra trên địa bàn Saigon và các tỉnh lân cận Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trấn an dân chúng, nói rằng tình hình giá vàng tăng là do giá vàng thế giới tăng. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế phân tích thì nói rằng vàng ở Việt Nam trồi sụt do giá đồng Mỹ Kim thay đổi, tác động đến thị trường. Đồng thời sự mất giá của đồng tiền Việt Nam cũng là nguyên nhân của giá vàng tăng cao. Một biểu hiện khác cho thấy khả năng chịu đựng của người dân trước nền kinh tế khó khăn của hiện rõ qua việc dân chúng đổ xô đi bán vàng kiếm lời. Một nhân viên bán hàng của Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ cho biết nếu khả năng người dân tốt, họ sẽ mua vàng để đầu cơ thêm, nhưng nếu không đủ sức. lòng người bất an, thì họ sẽ bán ra sớm để cầm cự sinh sống. Nhân viên này cho biết trong ngày 20 tháng 3, công ty của anh phải mượn thêm vốn để mua khoảng 10,000 lượng vàng do dân chúng bán ra. Cũng nên lưu ý thêm tình trạng giá vàng tăng nhanh, lòng người dân bất an, chứng khoán sụt giảm bắt đầu xuất hiện từ sau khi công ty dầu khí BP của Anh tuyên bố không dò tìm dầu ngoài khơi Trường Sa vì áp lực của Trung Quốc.

Nguy Cơ Thời Tiết Bất Thường Năm 2009

tsunami_video_clip.jpg


Tin Hà Nội - Trong thời gian gần đây, các chuyên gia khí tượng trong và cả ngoài nước ngày càng cảnh báo về diễn biến thời tiết bất thường xảy đến với Việt Nam, nhất là trong năm 2009 này. Theo các chuyên gia khí tượng thì áp thấp nhiệt đới và bão táp thuộc trong những hiện tượng gần như thường xuyên tác động nguy hiểm và gây thiệt hại cho Việt Nam mỗi năm, nhưng điều đáng ngại hơn là Việt Nam xem chừng như ngày càng gặp phải nguy cơ thời tiết bất thường và phức tạp. Những quan ngại như vậy đã được Giám đốc Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương Việt Nam nêu lên tại cuộc họp giao ban trực tuyến mới đây về công tác phòng chống lụt bão năm 2009, với sự tham dự của hơn 1,000 đại biểu. Nhân vật này dự báo rằng trong năm nay, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn và sớm hơn những năm trước, có thể lên tới 10 cơn bão. Viên chức này cũng đề cập tới lượng mưa năm nay trên cả nước cũng cao hơn trung bình nhiều năm, và dưới hình thức những trận mưa lớn, liên tục trên diện rộng. Các chuyên gia lưu ý rằng trong 2 tháng đầu năm nay, thời tiết đã diễn biến khá phức tạp và bất thường với nhiệt độ trung bình ở vùng Bắc Bộ đạt mức cao kỷ lục, lên tới 22.5 độ C tức cao nhất kể từ năm 1927. Trong khi tại miền Trung ở Quảng Ngãi và Khánh Hòa, một đợt lũ lụt trái mùa vượt mức báo động 3 cũng đã xuất hiện khiến một số người mất tích. Viên chức này báo động thêm rằng những diễn biến bất thường về thời tiết ở Việt Nam trong năm nay có khả năng xảy ra rất cao.



Hiện tượng bất thường đó cũng đã được Phó Phòng Dự Báo Đài Khí Tượng Thủy Văn Khu Vực Nam Bộ cảnh báo và cho biết đến thời điểm này những bất thường của thời tiết đã diễn ra gần như liên tục, kể cả miền Bắc, miền Trung lẫn miền Nam. Năm nay một số bất thường có thể kể như mùa đông vừa qua, ở miền Bắc xảy ra cơn lạnh, rồi sau cơn lạnh liên tục lại đột ngột chuyển sang thời tiết nóng và gió nồm, là những hiện tượng diễn ra không bình thường. Thí dụ như áp thấp nóng Ấn và Miến Điện thông thường thì phải đến cuối tháng 3 này, sớm nhất cũng phải giữa tháng 3 thì mới phát triển trên khu vực phía Bắc Lào, Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam. Nhưng năm nay ngay sau đợt lạnh sau Tết thì lại xuất hiện áp thấp này và kéo dài liên tục trong nửa tháng, làm cho miền Bắc rất oi bức. Theo các chuyên gia thì trong khi số cơn bão gia tăng thì nhiệt độ nói chung cũng tăng tại Việt Nam trong năm nay, khiến các khu vực miền Đông Bắc và miền Trung sẽ nóng hơn nhiều năm,nhất là vào đầu mùa Hè này, khi Việt Nam có thể gặp phải nhiều đợt nóng oi bức, gay gắt và kéo dài so với năm ngoái. Rồi sau những cơn nóng bất thường đó, những đợt mưa phức tạp lại diễn ra trên diện rộng. Các chuyên gia cho biết khu vực miền Bắc năm nay sẽ có lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm khiến các hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình xuất hiện lũ lụt cao hơn năm ngoái và vượt mức báo động 3, trong khi ở miền Nam lũ lụt vào các tháng 10 và 11 cũng cao hơn năm rồi. Nói tóm lại thì trong năm 2009 này, Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với tình hình thiên tai, lụt bão dữ dội hơn năm 2008. Tài liệu cho thấy thiên tai và triều cường ở Việt Nam hồi năm qua khiến 473 người thiệt mạng, 64 người mất tích, gây thiệt hại vật chất ước tính hơn 13 ngàn tỷ đồng.

Dienstag, 24. März 2009

Kevin ăn chanh


Lan man nghĩ về TNGT .

Tai nạn giao thông đường là do xảy ra đối với những người đang tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ hay trên đường chuyên dùng và đối với người đi bộ. Mấy ngày nay trên báo chí ngày nào cũng có đăng tải những vụ tai nạn giao thông nhất là ô tô gây ra cho người đi bộ . Điều này chứng tỏ mức độ an toàn giao thông của VN mình cực kém cộng với cơ sở hạ tầng kém phát triển dẫn đến những nguyên nhân tai nạn đáng tiếc mà người lĩnh đủ . Đa phần vẫn là những người dân thường .TNGT thường đi cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và đến cả của những người liên quan chăm sóc hao tiền tốn củavề kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ TNGT. Gây tâm lý tổn thương tinh thần của những người thân nạn nhân .Thậm chí ảnh hưởng đến cả uy tín của 1 quốc gia . Một ví dụ điển hình gần đây nhất là vụ lật xe tại đèo Đại Ninh của 10 người Nga bị thiệt mạng . Tôi có xem mấy tờ báo mạng PV có 1 phóng sự điều tra lái xe Nguyễn văn Lâm là người cầm lái trong vụ lật xe còn sống sót . Anh ta có trả lời là xe bị mất phanh ? Một câu trả lời tường thuật lại của Lâm với PV là khi phát hiện ra xe bị hỏng phanh , Lâm đã chuyển về số 3 không kịp . Phải chăng xe chạy trên đèo mà Lâm đã cài số 4 hoặc số 5 ? Theo kinh nghiệm lái xe của tôi thì với số 4 số 5 thường chỉ áp dụng ở đường cao tốc mà thôi . Liệu Lâm có phải chạy quá nhanh ? Mà báo chí nói là Lâm đã có kinh nghiệm 20 năm chạy xe . Theo tôi đc biết đường cao tốc ở VN cao nhất chỉ đạt tốc độ 80-100km/h mà thôi . Trong khi đó xe chở khách thì dài đường đèo lại xấu hẹp và hiểm trở . Có nghĩa là đường cua của xe sẽ rất lớn . Trong khi đó anh Lâm lại để số 4 , 5 để chạy , riêng cài số 3 chạy đường đèo ở VN đã là cực kỳ nguy hiểm rồi . Lúc này cơ quan điều tra sẽ phải kiểm tra chất lượng xe và điều tra và kiểm tra kỹ thuật của cả anh tài xế Lâm này cũng nên . Có thể tôi trộm nghĩ : Gia đình thân nhân của 11 người Nga bị thiệt mạng và ngoài ra là bị thương liệu họ có lên tiếng đòi bồi thường ? Theo tôi số tiền sẽ không phải là nhỏ . Vấn đề này Bộ khẩn cấp của Nga đã phải điều 1 máy báy cứu thương chuyên dụng sang VN để chở thi hài và những người bị thương trở về . Một chi phí không nhỏ trong 1 vụ tai nạn đáng tiếc này . Qua những vụ tai nạn giao thông xảy ra ở VN mà tôi nghĩ đến chất lượng của phương tiện và chất lượng đào tạo người điều khiển phương tiện giao thông là cái "chốt" chính để gây nên những tai nạn đáng tiếc . Có 1 lần tôi ngồi nói chuyện với 1 anh bạn quen từ thời học sinh nay đã là giáo viên dạy lái xe tên Nam . Nam kể : Trước khi học viên thi tốt nghiệp lái xe ra trường là những lúc mình khó sử nhất . Bởi họ ân cần chu đáo quá cho nên không nỡ đánh "rớt"! Tôi hiểu ý Nam nói ....viết tiếp.

"CỐ Ý LÀM TRÁI" ĐỂ ĐỔI MỚI

SỰ KIỆN SSP LẮP ĐẶT TRẠM VÊ TINH MẶT ĐẤT:

MỘT KIỂU “CỐ Ý LÀM TRÁI” ĐỂ ĐỔI MỚI ?

Vào tháng 8/2002, Trung tâm Công nghệ phần mềm Sài Gòn (Sàigon Software Park viết tắt SSP, có trụ sở tại 123 Trương Định quận 3 TPHCM) đã thử nghiệm lắp đặt một trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT) thu phát Internet qua vệ tinh nhằm phục vụ có hiệu quả cho hoạt động của Trung tâm. Ngày 4/12/2002 Bộ Bưu chính viễn thông (BCVT) đã có công văn yêu cầu SSP dừng hoạt động trạm VSAT nhưng đến nay SSP vẫn tiếp tục triển khai. Sự kiện này được lãnh đạo Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.

VÌ SAO SSP TỰ Ý LẮP TRẠM VSAT?

SSP là Trung tâm phần mềm đầu tiên của cả nước được Thành uỷ, UBND TPHCM giao trách nhiệm đi đầu trong việc cụ thể hoá nghị quyết TW2 nhằm thí điểm chủ trương đi tắt đón đầu về khoa học công nghệ.. Theo tinh thần đó, các đơn vị thuộc Tổng Cty BCVT phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông và Internet phục vụ cho sản xuất phần mềm cả về chất lượng và giá cả cạnh tranh. Ngày 30/11/2000 Chính phủ có công văn số 1104/CP-KG “giao Tổng cục bưu điện (TCBĐ) và Tcty BCVT Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ kết nối Internet cho SSP tại 123 Trương Định…”. Công văn số 174/TB- VPCP ngày 15/12/2000 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo “giao TCBĐ ban hành văn bản hướng dẫn về việc kết nối Internet cho công viên phần mềm Quang Trung và SSP… Giao Tcty BCVT cung cấp dịch vụ Internet (kết nối tới hàng rào) cho SSP tại 123 Trương Định… Xây dựng “tường lửa” riêng ”. Tuy nhiên, các yêu cầu nói trên đều không được đáp ứng một cách đầy đủ.

Trên thực tế, đường truyền Internet của SSP do VDC cung cấp là rất xấu, liên tục tắc nghẽn (kể từ tháng 9/2001 đến nay) gây ảnh hưởng đến việc sản xuất và kinh doanh của các đơn vị phần mềm trong khu công nghệ. SSP đã bỏ lỡ một hợp đồng trị giá 3 triệu USD với đối tác nước ngoài vì không thể thực hiện được. Về giá, mặc dù đã được giảm 50% cho ưu đãi phần mềm nhưng giá của một đường truyền 2MB thuê qua Cty Viễn thông Quốc tế (VTI) vẫn là 39.500 USD/tháng (37.000 USD cho VTI và 2.500 USD trả cho đối tác). Mức giá này là quá cao trong khi đó chi phí của một trạm vệ tinh tốc độ tương đương chỉ phải trả khoảng 7.000 USD. Liên quan đến chất lượng, hiện toàn bộ băng thông Internet của VN là 136MB chỉ đáp ứng được khoảng trên dứới 400.000 người sử dụng nhưng con số người truy cập Internet của VN đến nay là trên 1 triệu người. Tại SSP có 553 lập trình viên, họ có nhu cầu sử dụng Internet thường xuyên, liên tục với chất lượng đảm bảo thông suốt tốc độ truy cập tức thời bởi Internet là công cụ của họ và đối tác của họ là các công ty công nghệ thông tin quốc tế đẳng cấp cao. Nếu SSP cứ phụ thuộc vào một đơn vị cung cấp đường truyền chất lượng kém sẽ không thể có một mô hình khu công nghệ phần mềm hiệu quả.

Với mục đích nâng cao hiệu quả của trung tâm, ngày 18/7/2002 SSP đã gửi tờ trình gửi lên Chính phủ, các ban ngành liên quan và TCBĐ “về việc xin chủ trương thí điểm thiết lập đường kết nối Internet trực tiếp qua vệ tinh phục vụ sản xuất phần mềm tại 123 Trương Định”. Ngày 29/7/2002, Văn phòng chính phủ đã có công văn số 415/VPCP-CN yêu cầu TCBĐ xem xét và có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi về VPCP trước ngày 20/8/2002 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên TCBĐ đã không trả lời công văn của SSP cũng như công văn 415 của VPCP. Không thể chịu đựng cách làm việc kiểu “rùa” của TCBĐ nên SSP đã chủ động lắp đặt một trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT, do Bộ Công an nhập từ Mỹ giá trị 60.000 USD), được dùng để kết nối Internet quốc tế không qua kiểm soát của VTI rồi báo cáo lên TCBĐ. Cho đến tận sau khi thành lập Bộ BCVT, ngày 4/12/2002 Bộ mới có văn bản số 57 yêu cầu SSP đình chỉ hoạt động trạm VSAT. SSP cũng đã có công văn phúc đáp số 211 cho Bộ BCVT và đang chờ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề này.

PHẢI CHĂNG “CỐ Ý LÀM TRÁI” ĐỂ ĐỔI MỚI?

Liên quan đến vấn đề đảm bảo an ninh thông tin, SSP đã được Chính phủ cho phép xây dựng “bức tường lửa” riêng để đảm bảo việc khai thác các dịch vụ Internet. Sau 2 năm tự quản lý “bức tường lửa” dưới sự hỗ trợ và kiểm soát của các cơ quan hữu quan, việc đảm bảo an ninh thông tin của SSP là hoàn toàn tốt. Nhờ có VSAT đã làm lợi cho các doanh nghiệp do truy cập Internet nhanh, giá rẻ. Tuy nhiên việc SSP tự lắp đặt VSAT khi chưa có giấy phép của Bộ BCVT là việc làm chưa đúng trình tự theo quy định của pháp luật, thể hiện sự bức xúc của doanh nghiệp trước sự trì trệ của ngành BCVT. Theo Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, chỉ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) được kết nối Internet quốc tế. SSP không thuộc đối tượng này và chưa được cấp phép mà làm như vậy là trái luật. Tuy nhiên ở đây tình tiết lại không thể coi lá trái pháp luật được, bởi lẽ SSP đã được phép của Chính phủ, TCBĐ và các ngành chức năng cho phép được phép kết nối trực tiếp Internet trước “bức tường lửa” quốc gia và trên thực tế thì SSP đã tự chịu trách nhiệm về mặt an ninh thông tin riêng theo tinh thần văn bản chỉ đạo của Chính phủ nêu trên từ năm 2000. SSP không phụ thuộc trách nhiệm quản lý đối với VTI- VNPT (Tổng cty BCVT). Về thực chất khi SSP chịu trách nhiệm trực tiếp với Bộ công an về mặt an ninh cũng giống như VNPT thì không thể nói rằng SSP không thông qua sự kiểm soát của VTI-VNPT. Oâng Nguyễn Hữu Hiền – Giám đốc SSP nói: “Trong trường hợp này, chúng tôi đã xác định đây là việc làm dũng cảm đầy tự hào trong thời kỳ đổi mới để rút ra bài học kinh nghiệm tự thực tiễn để trình lên lãnh đạo để điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp hơn với tình hình nhiệm vụ mới hiện nay. Nếu phải bị coi là phạm pháp thì tôi cũng hết sức thanh thản và tự hào, cũng giống như đồng chí Kim Ngọc đã từng chịu đựng , hy sinh trong đổi mới để Đảng có Khoán 10 vậy”.

Cũng cần nói thêm rằng, tại Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Hiền là một người có uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Ngoài chức vụ Giám đốc SSP, ông Hiền còn được mời làm Giám đốc tư vấn dự án Trung tâm công nghệ phần mềm nhiều địa phương như Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Hải Phòng , Đà Nẵng, Giám đốc tư vấn dự án E-Town của Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE)… Trong tâm trạng đầy bức xúc, ông Nguyễn Hữu Hiền đã thừa nhận với PV báo Pháp Luật: “Chúng tôi biết rõ đây là cố ý làm trái nhưng không phải gây hậu quả nghiêm trọng mà mục tiêu của nó là đem lại kết quả tốt cho tiến trình khắc phục tình trạng tiêu cực, trì trệ ảnh hưởng xấu đến tiền trình phát triển đất nước theo tinh thần đổi mới của Đảng. Hay nói cách khác cố ý làm trái để đổi mới. Muốn đổi mới mà cứ làm theo tiền lệ thì không thể đổi mới được. Là một doanh nghiệp Nhà nước, chúng tôi muốn có sự bình đẳng và công khai trong kinh doanh, nếu bắt buộc phải thuê kênh của VTI chúng tôi muốn được biết tại sao chúng tôi phải trả giá cao như vậy trong khi nếu mua của đối tác chỉ sau 2 tháng không thuê kênh của VTI là chúng tôi đã hoàn được vốn đầu tư thiết bị”.

Bên cạnh đó các quy định của pháp luật về lĩnh vực BCVT còn nhiều bất cập, đã hạn chế sự phát triển ngành CNTT của đất nước. Bởi vậy trong tờ trình ngày 18/7/2002, SSP đã nêu rõ xin chủ trương của Chính phủ và các ban ngành liên quan để điều chỉnh, bổ sung những nội dung văn bản pháp quy cho xác hợp với tốc độ phát triển CNTT và đáp ứng nhu cầu phát triển nền công nghiệp phần mềm của Việt Nam. Nếu không có một cơ chế phù hợp, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng chảy máu chất xám. Xin lấy một ví dụ: Mới đây, tại Singapore, một Cty của Việt Nam là Cty cổ phần Công nghệ thông tin EIS đã chính thức khai trương hệ thống dịch vụ One- connection (OC) trên toàn cầu. Các cuộc gọi điện thoại qua Internet bằng công nghệ OC của EIS hiện nay có giá cước phí rẻ hơn rất nhiều so với cuộc gọi truyền thống vì nó “biến” các cuộc gọi quốc tế thành cuộc gọi nội hạt. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNTT từ nhiều nước đánh giá cao hoạt động này của EIS, thế nhưng việc triển khai dịch vụ OC tại thị trường trong nước hiện vẫn còn gặp rào cản về cơ chế. Oâng Hiền tâm sự: “Tôi đã chui vào “hang hùm” để biết những gì chúng tôi cần biết và tất cả những điều ấy chúng tôi đã có tờ trình lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ rồi. Chúng tôi không phải chỉ muốn có một đường truyền tốt riêng cho SSP mà là muốn có được một hệ thống Internet đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh phục vụ cho yêu cầu phát triển của CNTT cả nước vì viễn thông và Internet chính là cơ sở hạ tầng giao thông để vận chuyển trong trao đổi giao lưu mua bán hàng hoá, mà thứ hàng hoá ấy chứa hàm lượng chất xám cao được sản sinh ra từ kinh tế tri thức nó là yếu tố không thể thiếu được trong tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá cho nền kinh tế quốc gia”.

HỒI ÂM CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG

Sau khi bài viết trên đăng trên Báo Pháp Luật số ra ngày 27/2/2003 thì đúng một tháng sau, ngày 27/03/2003 Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký văn bản số 340/CP-CN gửi Bộ Bưu chính viễn thông và các cơ quan chức năng đồng ý cho Trung tâm công nghệ phần mềm Sài Gòn (SSP, 123 Trương Định TPHCM) và Trung tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng làm thí điểm việc thiết lập và quản lý khai thác trạm vệ tinh cỡ nhỏ (VSAT) kết nối Internet phục vụ mục đích chuyên dùng của các trung tâm này, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, đồng thời phải trực tiếp chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu về an ninh thông tin.

Đăng Bình

Sonntag, 22. März 2009

Ngành dầu khí và vấn đề an toàn năng lượng quốc gia

Mối đe dọa chính đối với an ninh năng lượng là khả năng bị thắt chặt nguồn cung ứng một cách bất ngờ khiến giá tăng đột biến, tạo ra cú shock chi phí làm tổn hại, thậm chí tê liệt hoạt động kinh tế cũng như sinh hoạt hàng ngày của đất nước. Vì thế, đảm bảo khả năng sử dụng năng lượng với giá rẻ và ổn định là mục tiêu cốt lõi của chiến lược an ninh năng lượng ở mỗi quốc gia.

Dự trữ dầu và khí đốt dưới lòng đất và biển của Việt Nam là một bảo đảm thiết yếu đối với an ninh năng lượng của đất nước. Trong trường hợp giá dầu nhiên liệu thế giới tăng đột biến như hồi 2007-2008, nguồn thu từ dầu mỏ khai thác được trong nước có thể dùng để trợ giá cho nguồn xăng dầu nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, trữ lượng dầu thô và khí đốt đã được tìm thấy của Việt Nam có vẻ như đang cạn dần.

Nguồn dầu thô của Việt Nam đang cạn dần

Nguồn dầu lửa và khí đốt của Việt Nam tập trung chủ yếu trên biển Đông. Theo số liệu thu thập vào tháng 6, 2007 thì hiện Việt Nam sản xuất khoảng 362 ngàn thùng dầu thô mỗi ngày. So với Việt Nam, sản lượng dầu mỏ do Trung Quốc sản xuất gấp 10,6 lần, do Indonesia sản xuất gấp 3 lần, do Ấn Độ sản xuất gấp 2,3 lần, do Malaysia sản xuất gấp 2 lần. Trong số các nước ASEAN có biển, VN đứng gần với Thái, chỉ trên Brunei và Singapore.

Bắt đầu từ khoảng 2004, sản lượng khai thác được của Việt Nam đã bắt đầu đi theo đà suy giảm rõ rệt. Năm 2004 được 20.35 triệu tấn, năm 2005 giảm xuống còn 18.84 triệu tấn, năm 2006 còn 17.25 triệu tấn và năm 2007 ước lượng chỉ có 16.12 triệu tấn.

Nếu không tìm ra được các nguồn dầu lửa mới, và nếu không tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được của Việt Nam được dự báo sẽ liên tục suy giảm và chỉ còn khoảng 3 triệu tấn/năm vào năm 2025. Nói cách khác, nếu không tìm thấy các nguồn dầu mỏ mới, Việt Nam sẽ gần như cạn kiệt nguồn dầu lửa trong vòng khoảng 15 năm.


Trong khi các nguồn dầu và khí đốt được tìm thấy đang cạn dần, để tìm kiếm các nguồn mới đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện các dự án tìm khiếm và khai thác phức tạp hơn nhiều. Thí dụ, các nguồn dầu chưa được tìm thấy phân bổ chủ yếu ở các vùng nước sâu xa bờ, không thuận tiện về vận chuyển, lại thường xuyên bị Trung Quốc phản đối và tìm cách phá hoại[i].

Việc khai thác nhiên liệu ở vùng Nam Côn Sơn lại gặp phải vấn đề áp xuất cao, nhiệt độ cao, vừa khó giải quyết về mặt kỹ thuật vừa tốn kém. Thêm nữa, các vùng thăm dò – khai thác ở miền Bắc thường có tỉ lệ CO2 rất cao (70-90%) gây ra thách thức lớn về mặt mặt kỹ thuật và môi trường. Có một số vùng có trữ lượng dầu đủ lớn để có ý nghĩa về thương mại, nhưng lại phân bố dưới nền đá granite. Với những vùng này, việc thăm dò và khai thác là đặc biệt phức tạp.

Hiểm họa của an ninh năng lượng có thể đến từ cấu trúc thị trường

Ngoài các nguyên nhân khách quan như khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu, một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của khủng hoảng năng lượng đến từ cấu trúc thị trường cung cấp năng lượng của quốc gia. Khi cấu trúc thị trường năng lượng bất hợp lý, tình giá năng lượng trong nước tăng cao có thể xảy ra mà không cần các tác động từ bên ngoài.Trường hợp này có thể xảy ra trong các thị trường năng lượng tự do nhưng không được điều tiết tốt, hoặc trong các thị trường năng lượng do nhà nước quản lý.

Trong các thị trường tự do nhưng không được điều tiết tốt, các doanh nghiệp có thể đơn phương hoặc thỏa thuận với nhau để “làm giá”. Công cụ chính của họ là siết chặt nguồn cung, tạo ra khan hiếm năng lượng giả tạo và đẩy giá lên.

Trong các thị trường năng lượng do nhà nước quản lý, nhà nước là người quyết định mức giá cả. Vì thế, bề ngoài thì có vẻ như việc tăng giá vô lý là không thể xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại khác.

Nhà nước quyết định giá nhưng trên cơ sở chi phí mà các doanh nghiệp báo cáo. Nếu thị trường là thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau nên họ ít có khả năng khai báo chi phí cao bừa bãi. Nhưng nếu thị trường chỉ gồm một vài doanh nghiệp, hoặc cực đoan là chỉ có một doanh nghiệp độc quyền, thì doanh nghiệp này có thể tùy tiện khai báo chi phí kinh doanh. Khi định giá, nhà nước sẽ phải đảm bảo những doanh nghiệp này có mức lợi nhuận nhất định.

Nói cách khác, bằng cách đội chi phí kinh doanh lên, doanh nghiệp có thể buộc nhà nước phải tăng giá xăng dầu trong nước. Vấn đề này tồn tại khá lâu ở Mỹ trong các thập kỷ 60-80. Trong suốt thời kỳ này, chính phủ Mỹ thử nhiều công cụ để xác định giá, nhưng tóm lại là càng quản lý chặt thì giá càng tăng.

Thị trường nhiên liệu của Việt Nam kém hiệu quả

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) là công ty độc quyền ở VN trong lĩnh vực kinh doanh dầu khí, bao gồm cả thượng nguồn (khai thác, tinh lọc và bán buôn), hạ nguồn (bán lẻ) và phân phối. Kể từ tháng 1, 2007, PetroVietnam đã trở thành một tập đoàn kinh doanh đa chức năng, bao gồm cả các lĩnh vực như bất động sản, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, giáo dục, khách sạn, văn phòng, du lịch và các lĩnh vực khác.

Chính phủ Việt Nam quản lý mặt bằng giá trên thị trường năng lượng. Trong những thời điểm nhất định, chính phủ sử dụng ngân sách để hỗ trợ giá. Trong các thời điểm khác, chính phủ có thể tạm thời thả nổi giá năng lượng.

Vì các đặc điểm này, thị trường dầu khí của Việt Nam có thể rơi vào bẫy giá cả của doanh nghiệp khi họ đẩy chi phí lên cao. Để xem thị trường dầu khí của Việt Nam hoạt động hiệu quả đến đâu, chúng tôi thử so sánh mức giá xăng bán lẻ ở Việt Nam và ở Hoa Kỳ trong các năm từ 2002 tới 2008.

Trong suốt thời gian này, chỉ có hồi tháng 3, 2007 là giá xăng ở Hoa Kỳ cao xấp xỉ ở Việt Nam. Với các tháng còn lại, giá xăng ở Hoa Kỳ đều thấp hơn ở Việt Nam. Đặc biệt, vào tháng 11 năm 2008, giá xăng ở Mỹ chỉ có 2,42 USD một gallon trong khi ở Việt Nam là 3,76 USD một gallon -bằng 1,5 lần giá xăng ở Mỹ.

Có thể lý giải mức chênh lệnh này do chênh lệch về chi phí vận tải. Một khối lượng lớn xăng dầu bán lẻ trên thị trường Mỹ được sản xuất từ trong nước. Vì thế, tính trung bình chi phí vận tải trên một gallon có thể rẻ hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo ước tính của David Dapice hồi năm 2002, chi phí vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài vào Việt Nam của năm 2002 không thể cao hơn mức 11 USD/ton, có nghĩa là chỉ có 3.5 cents/gallon. Cứ giả sử mức chi phí này tăng gấp đôi tính từ năm 2002, như vậy chi phí vận tải chỉ là 7 cents tính trên một gallon. Trong khi đó, tính trung bình, trênh lệch về giá giữa một gallon xăng A92 ở VN và một gallon xăng A92 ở Mỹ lên tới hơn 40 cents.

Như vậy, mặc dù được nhà nước quản lý về giá, được hỗ trợ giá trong các thời điểm giá nhiên liệu thế giới tăng cao, được ưu đãi về chính sách thuế, giá xăng dầu bán lẻ ở Việt Nam vẫn cao hơn ở Mỹ khoảng 10%.Vì thị trường xăng dầu ở Mỹ là thị trường tự do và không được trợ giá, sự trênh lệch này có thể dẫn tới kết luận rằng thị trường nhiên liệu của Việt Nam hoạt động không mấy hiệu quả.

Chiến lược đầu tư không trên cơ sở hiệu quả kinh tế

Nói đến ngành dầu khí của VN, không thể không nhắc tới dự án lọc dầu Dung Quất. Về mặt chiến lược, có lẽ khi đứng ra quyết định thi hành dự án này, CP đã nhắm tới xây dựng năng lực cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước mà không cần phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài. Công xuất tối đa của nhà máy này cho phép lọc được 6,5 tấn dầu mỗi năm, đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Dung Quất sẽ giảm bớt nhu cầu nhập khẩu dầu của Việt Nam, nhưng không giúp Việt Nam tránh được các cú shock về giá trên thị trường thế giới. Hơn nữa, theo khẳng định của ông Đinh Văn Ngọc, phó trưởng ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất thì giá xăng dầu mà nhà máy này bán ra khó có thể thấp hơn giá nhập khẩu.

Và điều này bắt nguồn từ một thực tế được David Dapice nói tới từ hồi năm 2003. Theo tính toán của ông, chi phí để xây dựng nhà máy này quá lớn (1.5 tỉ Mỹ kim hồi năm 2003, hiện nay đã là 3,15 tỉ Mỹ kim) và VN phải đi vay với lãi xuất tương đối cao để xây dựng. Trong khi đó, giá trị gia tăng của một tấn dầu sau khi lọc không cao (khoảng 11 Mỹ kim một cho một tấn).

Với công suất lọc 6,5 triệu tấn một năm, và với giá trị gia tăng là 11 USD/một tấn, Dung Quất chỉ có thể tạo ra được một giá trị gia tăng là 72 triệu USD mỗi năm. Trong khi chi phí cho nhà máy này, bao gồm tiền lãi phải trả hàng năm lên tới 200 triệu Mỹ kim. Như vậy mỗi năm nhà nước phải bù lỗ khoảng 130 triệu USD.

Và đó mới chỉ là con số tiền lỗ dựa theo cách tính của David Dapice khi chi phí cố định của Dung Quất là 1,5 tỉ Mỹ kim. Hiện nay chi phí này đã lên tới 3,15 tỉ Mỹ kim. Số tiền phải bù lỗ hàng năm nếu tính lại sẽ khoảng 280 triệu USD mỗi năm.

Trong khi số liệu nguồn về giá trị gia tăng trên một tấn dầu được lọc mà David Dapice sử dụng có thể không còn đúng tính đến thời điểm này, phép tính sơ lược của ông cũng là một chỉ báo đáng được quan tâm. Cùng với khẳng định của ông Đinh Văn Ngọc về việc Dung Quất không thể bán giá xăng dầu rẻ hơn giá nhập khẩu, có thể khẳng định nhà máy này sẽ không có lãi khi đi vào vận hành.

Như vậy, mặc dù chiến lược đầu tư vào xây dựng năng lực lọc dầu của quốc gia có vẻ như đúng đắn, việc thực hiện nó đã không được như mong đợi. Dự án Dung Quất không phải là dự án hiệu quả xét trên khía cạnh chi phí – lợi ích. Và ảnh hưởng của quyết định thiếu sáng suốt này sẽ lâu dài đối với Việt Nam.

Tóm lại, an ninh năng lượng của Việt Nam đang và sẽ là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết. Nguồn dầu thô phát hiện được của VN đang cạn dần. Các nguồn dầu mới nếu có tìm được thì cũng ở trong những địa bàn phức tạp, khó khai thác. Năng lực lọc dầu của VN vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ trong nước và vì thế về dài hạn VN vẫn sẽ phải tiếp tục dựa vào nguồn xăng dầu nhập khẩu. Trong khi đó, những vấn đề như cấu trúc thị trường kém hiệu quả cùng với các chiến lược đầu tư không dựa trên hiệu quả kinh tế sẽ tiếp tục là những gánh nặng cho người tiêu dùng Việt Nam, và cũng là sức cản cho sự phát triển của nền kinh tế VN nói chung.
Dự Trần
Bài đăng lần đầu trên Tuần Việt Nam, Tháng 3, 2009.

Munich the Sunday 21-3-09

Samstag, 21. März 2009

Kevin -video- TQ thuỷ công kế bao vây VN.


TRUNG QUỐC ÁP DỤNG BINH PHÁP TÔN TỬ "THUỶ CÔNG KẾ " BAO VÂY VIỆTNAM

TRUNG QUỐC đã và đang tiến hành theo binh pháp Tôn Tử " Thuỷ Công KẾ " tấn công Việt Nam không chỉ ngoài Biển Đông mà còn tấn công vào các con Sông lớn nuôi sống hàng triệu người Việt như Sông Hồng, Sông Đà , Sông Mekong ...

Thượng nguồn Sông Cửu Long ViệtNam , Khởi nguyên từ Tây tạng Qua Trung Quốc tên là Nujiang River, qua Miến Điện tên là Salween river , qua Lào Thái Kampuchia tên là Mekong River .

Mặc dù kế hoạch xây dựng 13 đập thuỷ điện tại TQ chỉ mới hoàn thành được 4 đập ( 2004 ) thì Ôn Gia Bảo phải tạm ngưng lại do sự chống đối dữ dội của quốc tế. Thay vào đó Trung Quốc tiến hành tài trợ cho các nước Miến Điện, Lào, Kampuchia xây dựng hàng loạt đập thuỷ điện đổ bêtong ngăn dòng sông Cửu Long . Vào mùa Khô nước được ngăn chặn bởi các đập nên giảm mạnh dòng chảy ra biển, khiến nước mặn xâm lấn vào đồng ruộng Việt Nam ngày càng sâu .

Các công ty Tháilan tham gia vào các dự án Thuỷ Điện tại Miến Điện đều là của các Đại gia Hoa Kiều Tháilan kết hợp với Hoa Kiều Miến Điện , nhóm Hoa kiều thiểu số này nắm quyền chi phối hơn 70% nền kinh tế 2 nước, với sự tham nhũng của giới chức cầm quyền họ dễ dàng hối lộ để thu lợi kếch sù .

Ngay tại Lào các công ty Thái Lan liên doanh xây dựng các công trình Thuỷ Điện với Lào đều lệ thuộc vào nguồn vốn vay của Hoa Kiều . Một vị Tướng Tháilan đã tức giận vạch trần sự thâm độc nguy hiểm của Thaksin, âm mưu " tư nhân hoá bán cổ phần các cty Điện của nhà nước Thái cho Hoa kiều Singapore và Thái Lan", khiến dân Thái thức tỉnh trước tương lai nô lệ của cả dân tộc đối với thiểu số Hoa Kiều thao túng mọi nghành kinh tê.

Ông Cựu thủ Tướng Thaksin đã thất bại khi bị sự chống đối của người Thái . Và mọi việc trở thành bão tố lật đổ chính quyền Thaksin khi vụ mua bán công ty viễn thông lớn nhất của Thái cho Hoa kiều Singapore bị phanh phui.

Đạo quân thứ 5 của Trung Quốc là mối đe doạ cho sự tồn vong của các dân tộc trong vùng Đông Nam Á.



The Mekong - Mother River of Southeast Asia (Part I)


The Mekong - Mother River of Southeast Asia (Part II)

Laos dam project raises concerns


Dams to sustain military dictatorship

Friday, 20 March 2009 16:36

Anti-dam campaigners have pointed out that dam projects do not benefit people but harm the natural environment and cause human rights violation.

The military junta has already drawn up projects to build 21 huge dams in Burma to be constructed by companies from Thailand, China and India. These dam projects will only earn revenue for the Burmese junta but will not benefit the masses. As a consequence of these projects, human rights violations will be rampant in the project sites, said the Burma River Network (BRN).


Ko Aung Nge, a spokesperson of the BRN, said that "the major aim of the dam projects was to earn money for the military junta. Our people have to face many difficulties once the dams are built. Army battalions will follow to set up bases in the areas after the dams are constructed. Human rights violations will follow as a result."

There is no public participation in decision making, no transparency in energy planning, and no alternative considerations for building the dams. On March 14 the International River Day, anti-dam campaigners urged neighbouring countries and international investors to put a halt to dam construction in Burma.

The dam projects will generate an estimated 35,000 mega watts of power. Experts estimate that the dam projects will cost US$ 35 million.

All dams will be built on Burma's major rivers the Salween, Irrawaddy, Chindwin, Sittaung in the upper reaches of the rivers.

"There will be indirect impact on the whole of Burma. Dams will be full of water. Paddy fields will be destroyed. People will be relocated. There will be mounting unemployment. Direct impacts will include human rights violations and forced labour," said Ko Aung Nge.

Due to the dams, there will be deforestation; plantations and fields will be flooded; green pastures will disappear; and there will be global warming, said an officer-in-charge of a forest organization.

There will be environmental destruction where woods and bamboo groves will be under water. There will be increase in flooded areas after the dams are completed. Green house gases will be released from many green plants and mud that are under water. The green house gases can cause global warming.

Dams threaten international recognized biodiversities and its enriched areas. Nobody can collect enough information about the destruction of the environment in these areas.


Kristin Halvorsen
the Norwegian Minister of Finance: “We cannot finance companies that support the military dictatorship in Burma through the sale of military equipment,”

Map of proposed dams on the Nu River

Freitag, 20. März 2009

Cán cân Hải QuânTQ và Hải Quân HK

Sau cuộc "ẩu đả" ngày 8 tháng 3-2009 giữa Hải Quân Hoa Kỳ (HQHK) và Hải Quân Trung Quốc (HQTQ) ở phía nam Đảo Nam Hải, vài thập niên sau này khi các nhà quân sử ghi lại cuộc chạm trán đầu tiên giữa hai lực lượng hải quân, họ sẽ không có nhiều chi tiết hấp dẫn để viết.

Và nếu các sử gia không giải thích rõ, đọc giả hậu thế có thể hiểu lầm "vũ khí" của hải quân hai cường quốc xử dụng trong cuộc đụng độ đó quá thô sơ, nếu không nói là giống như vũ khí thời Trung Cổ. Cuộc đụng độ đầu tiên có thể được ghi lại như sau: "... HQTQ dùng cần câu móc để cố gắng giựt đứt dây kéo máy truy tầm điện tử mà tàu HQHK đang dùng để thám thính. ... Và về phía HQHK, họ dùng vòi phun nước bắn ngăn chận các hải đỉnh Trung Cộng, khi tàu của Trung Quốc tiến đến quá gần. ..."

Bỏ đi tính chất khôi hài trong vụ đụng chạm vừa xảy ra ở gần đảo Hải Nam, đây có thể có thể mở màn cho một chạy đua tranh giành ảnh hưởng ở một vùng biển đang có nhiều quốc gia tranh chấp, nhưng Hoa Kỳ cho đó là hải phận quốc tế, và khẳng định mọi thuyền bè có quyền tự do di chuyển qua lại.

Hoa Kỳ cho biết, ngày 8 tháng 3-2009, trong khi tàu thám thính hải hình USNS Impeccable (T-AGOS 23) đang làm nhiệm vụ thám sát địa hình lòng biển ngoài hải phận quốc tế, khoảng 110 cây số phía nam Đảo Hải Nam, thì bị năm tàu của HQTQ tiến đến gần, rồi di hành qua lại trước hướng đi của tàu Impeccable một cách rất nguy hiểm. Có lúc tàu HQTQ đã tiến sát vào tàu Hoa Kỳ không hơn 10 thước. Thủy thủ đoàn tàu Impeccable đã dùng vòi nước chửa lửa xịt vào thủy thủ Trung Quốcđể ngăn cản không cho họ cập tàu gần hơn. Phía Trung Quốc cho biết họ có toàn quyền ngăn chận hoạt động trái phép của HQHK, vì Hoa Kỳ xâm phạm lãnh hải của họ.

Trong khi Hoa Kỳ công nhận đặc quyền kinh tế của một quốc gia từ bờ biển ra đến ngoài khơi 200 dặm (300km); nhưng Hoa Kỳ chủ trương quyền tự do hải hành chỉ cách 12 dặm (18km) ngoài khơi bờ biển của mọi quốc gia.

Công tác của tàu Impeccable là gì? Tại sao HQTQ lại có thái độ mạnh (nhưng áp dụng phương tiện yếu) với một tàu không võ trang? Và trong tương lai, nếu hộ tống hạm của HQHK lai vãng trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, thì phản ứng của HQTQ ra sao?

Điệp Vụ của Tàu USNS Impeccable (T-AGOS 23)

USNS là tên viết tắt của United States Naval Ship. T là ký hiệu cho loại tàu bán quân sự và thuộc quyền điều khiển của Bộ Tư Lệnh Quân Vận Đường Biển (Military Sealift Command). Bán quân sự là vì tàu hải quân Hoa Kỳ nhưng do dân sự điều khiển.

Các tàu loại T phần lớn là loại tàu yểm trợ (như tàu cứu thương, công xưởng hạm, vận tải hạm, tàu tiếp dầu, nước ...) thuộc quyền xử dụng Bộ Tư Lệnh Military Sealift Command. AGOS là ký hiệu chỉ loại tàu thám thính, vẽ bản đồ lòng biển, thâu thập âm thanh dưới nước, và tuần hành để yểm trợ cho các điệp vụ chống tàu ngầm.

T-AGOS 23 chính thức được ghi là Ocean Research Ship trong danh bộ tàu của HQHK - nhưng cộng thêm khả năng yểm trợ tác chiến chống tàu ngầm.

Ngày 8 tháng 3, chúng ta biết tàu Impeccable đang kéo máy truy tầm điện tử (hay thả máy truy tầm điện tử xuống đáy biển) ở phía nam đảo Hải Nam, khi cuộc chạm trán xảy ra. Trước vụ chạm trán ngày chủ nhật 8/03, Hải quân TQ đã khiêu khích một tàu khảo sát khác của Hải quân HK vài ngày trước đó. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết, thứ Tư ngày 4, một tàu thuộc Sở Tuần Tiễu Ngư Nghiệp Trung Quốc đã dùng đèn pha chiếu vào tàu khảo sát địa dư USNS Victorious (tương tự như tàu USNS Impeccable) trong khi tàu này đang hoạt động 180 cây số ngoài khơi Hoàng Hải, vùng biển giữa Trung Quốc và Đại Hàn. Hôm sau, một phi cơ trinh sát Y-12 của Không Quân Trung Quốc bay qua lại thật thấp ngang tàu USNS Victorious 12 lần.

Sự có mặt của tàu Impecable ở Hải Nam không phải ngẫu nhiên; và công tác của tàu không đơn thuần như chỉ quan sát địa dư dưới lòng biển. Hoa Kỳ không lạ gì đối với tất cả địa hình miền duyên hải Trung Quốc từ nơi đối diện với Móng Cái đến phía bắc của Bắc Hải. Từ năm 1963, qua Kế Hoạch DeSoto, HQHK vừa thám sát vùng duyên hải Trung Cộng, vừa khẳng định lại chủ thuyết tự do di chuyển 12 dặm ngoài khơi bờ biển của mọi quốc gia.

Hải quân Trung Quốc cũng không lạ gì với những vụ thám thính của Mỹ: chỉ trong năm 1964 Trung Quốc lên tiếng phản đối HQHK đã xâm phạm lãnh hải của họ hơn 200 lần! Cũng từ kế hoạch trinh sát hải phận DeSoto này, chiến đỉnh Maddox của HQHK đã đi quá sâu và bờ biển của Bắc Việt, để gây ra vụ hải chiến Vịnh Bắc Việt vào tháng 8-1964 giữa Hoa Kỳ và Hải Quân CSVN.

Gần đây nhất, giới quan tâm không quên vụ đụng nhau trên không giữa một phi cơ thám sát điện tử EP-3 của HQHK và chiến đấu cơ F-8 của Không Quân Trung Quốcvào đầu tháng 4-2001. Hai bên đã biết ý định của nhau quá rõ.

Như vậy, tàu Impeccable đang có công tác gì khác hơn ở chung quanh căn cứ tàu ngầm của HQTQ ở Đảo Hải Nam ?

Hoa Kỳ Lo Ngại Khả Năng Nào của HQTQ ?

Nói một cách tổng quát, Hoa Kỳ chưa quan tâm về HQTQ như là một lực lượng đáng ngại - không phải trong lúc này, hay là trong tương lai gần.

Tài liệu Quốc Phòng Hoa Kỳ cho thấy, tổng cộng lực lượng của ba Hạm Đội Bắc Hải, Đông Hải, và Nam Hải của HQTQ, chỉ bằng một Hải Đoàn Hạm Đội Xung Kích (Carrier Strike Group) của HQHK - và HQHK có ba Hải Đoàn Hạm Đội Xung Kích ở Tây Thái Bình Dương. HQHK cho biết họ không lo ngại khả năng vũ khí của HQTQ trên mặt nước, như chiến đỉnh, hàng không mẫu hạm, pháo hạm, không lực hải quân. ...

Nhưng Hoa Kỳ quan tâm về những vũ khí HQTQ đang thử nghiệm và áp dụng dưới mặt nước, như mìn dưới nước, thủy lôi, và tàu ngầm. Đây là những loại vũ khí rẻ tiền, dễ sản xuất và dễ ngụy trang - nhưng rất hiệu nghiệm để ngăn chặn đối phương, trong giai đoạn đối phương có thế mạnh.

Từ năm 2004 HQHK đã lên tiếng báo động về hai loại vũ khí HQTQ đang phát triển và kiện toàn: Mìn nước và thủy lôi; và, tàu ngầm chạy bằng điện (qua máy phát điện diesel). Năm 2004 Đô Đốc Vermon Clark, Tư Lệnh HQHK, cho biết HQTQ đã gia tăng sản xuất, mua, hay nhờ sự giúp đỡ của các quốc gia tây phương (Pháp và Đức), để hạ thủy tiềm thủy đỉnh chạy bằng điện (battery-powered submarines). Tiềm thủy đỉnh chạy bằng điện có nhiều bất lợi và giới hạn, nhưng lợi điểm tối hậu là chạy rất êm, ít tiếng động, nên khó phát giác và truy lùng.

Sự kiện này được nhắc lại vào tháng 1-2007, khi Đô Đốc Micahel G. Mullen, Tư Lệnh HQHK (bây giờ là Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ) tiết lộ trước Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện, là vào tháng 10-2006, một tàu ngầm chạy bằng điện của Trung Quốc đã tiến sát đến Hàng Không Mẫu Hạm Kitty Hawk ở vùng biển Đảo Okinawa, trước khi bị khám phá. Đô Đốc Mullen cho biết ưu tiên của HQHK trong tương lai là phải cấp bách phát triển khả năng truy tầm tàu ngầm của Trung Cộng.

Giới quan sát HQTQ cho biết thêm, chỉ trong 12 năm, từ 1995 đến 2007 năm, HQTQ đã hạ thủy tất cả 31 tàu ngầm, trong đó có ít nhất là 2 tàu ngầm nguyên tử. Theo dự đoán của Hoa Kỳ, đến năm 2020, HQTQ sẽ có ít nhất là 60 tiềm thủy đỉnh, trong đó hơn 30 tàu được xếp vào loại tối tân.

Một loại vũ khí thứ hai của HQTQ gây chú ý cho HQHK là mìn dưới nước và thủy lôi (Trong định nghĩa quân sự, mìn nước và thủy lôi khác nhau ở chổ, thủy lôi có thể di chuyển đến mục tiêu; trong khi mìn nằm cố định ở một vị trí.). Trong chiến lược hải quân, mìn nước là một phương tiện thích hợp nhất để ngăn cản, hay ít nhất gây nhiều đình trệ cho hướng tiến quân của đối phương lên miền duyên hải. Mìn rất rẻ để sản xuất, và dể dàng ứng dụng.

Hoa Kỳ quan tâm đến một lọai thủy lôi-mìn mà HQTQ đặt tên là "tự hành thủy lôi" (zihang shuilei). Loại mìn này được bắn ra từ tàu ngầm hay thả từ chiến đỉnh xuống biển. Mìn có trang bị động cơ để tự di chuyển. Khi đến một tọa độ đã định, động cơ ngừng và mìn chìm xuống lòng biển. Mìn-thủy lôi đó có ngòi nổ bằng từ trường (magnetic), âm thanh của sóng nước (wave-activated), hay điều khiển bằng vô tuyến. Mìn nước là một chiến lược của HQTQ để chống lại lọai chiến đỉnh duyên hải (Littoral Combat Ship, chiến đỉnh có khả năng hoạt động sát bờ biển và vùng nước cạn) mà HQHK sắp trang bị.

Nhưng mìn nước trang bị bằng chất nổ quy ước không làm cho các tư lệnh HQHK mất ngủ bằng mìn hay thủy lôi có đầu đạn nguyên tử chiến thuật (bom/ đạn nguyên tử chiến thuật có sức tàn phá trong chu vi hai, ba hai cây số vuông).

Đây không phải là một chiến lược mới lạ - HQTQ học lại từ chiến lược quân sự của Nga và Hoa Kỳ. Trong cao điểm của thời Chiến Tranh Lạnh của thập niên 50 và 60, Hoa Kỳ đã sản suất nhiều đại bác bắn đạn nguyên tử chiến thuật để trang bị cho quân đội NATO. Lý do Đồng Minh Tây Âu phải trang bị đại bác nguyên tử chiến thuật vì Nga và đồng minh Đông Âu có số lượng quân và xe tăng hơn gấp bốn lần khối NATO. Đối với HQTQ, việc xử dụng mìn nước nguyên tử là chuyện "chẳng đặng đừng," nhưng đó là một khả thể nếu tình hình bắt buộc. Về khả thể nguyên tử chiến thuật này, các tư lệnh HQHK không có câu trả lời.

Chiến Lược "Biển Xanh" Của Hải Quân Trung Quốc

Để những độc giả không rành về thuật ngữ của hải quân, từ "biển xanh" như trong câu văn "hải quân biển xanh," có ý chỉ hải quân có khả năng hoạt động xa ra ngoài đại dương (nước biển càng xa bờ thì càng xanh).

Hàng không mẫu hạm là trung tâm của một hạm đội; và hạm đội là cột trụ của hải quân của một quốc gia. Để có một hạm đội có thể hoạt động vài ngàn cây số cách hải phận nhà, là một chuyện không đơn giản cho HQTQ trong lúc này. Nhất là khi họ chưa có được một hàng không mẫu hạm.

Năm 1998 Trung Quốc mua lại từ Ukraine một hàng không mẫu hạm đang đóng chưa hoàn tất - mẫu hạm chỉ có vỏ bên ngoài, chưa có máy móc hay trang bị bên trong. Sau khi mua mẫu hạm Varyag, Trung Quốcký hợp đồng để mua khoảng 50 phi cơ Su-33K, để thực tập cất cánh và đáp trên mẫu hạm.

Theo các nhà quan sát quân sự, HQTQ mua mẫu hạm Varyag về để huấn luyện, biến chế thêm, hay dựa vào đó sản suất một hàng không mẫu hạm tương tự. Tuy nhiên ngay cả nếu HQTQ thành công tự đóng lấy một mẫu hạm loại Varyag, thì khả năng hạm đội của HQTQ chưa có gì đáng nói.

Chưa có hàng không mẫu hạm nên HQTQ không thể hoạt động xa căn cứ tiếp liệu. Chiến lược của HQTQ, như vậy, đặt trọng tâm vào hoạt động bảo vệ miền duyên hải - có nghĩa là sản xuất thêm nhiều tàu ngầm, mìn nước và thủy lôi.

Tin tức tình báo HQHK cho biết, Trung Quốc mua kỹ thuật chế mìn từ Nga; máy phát điện cho tàu ngầm, từ Pháp và Đức. HQTQ hy vọng số lượng nhiều sẽ thay cho khiếm khuyết kỹ thuật. Đúng như vậy: và số lượng là một trong những vấn đề gây trở ngại cho HQHK.

Để đối phó với số lượng mìn, thủy lôi và tàu ngầm, Đô Đốc Vermon Clark ra lệnh HQHK gia tăng thí nghiệm và sản xuất thêm "hàng ngàn, hàng chục ngàn máy báo động" để truy tầm và đánh dấu mọi di chuyển dưới nước của HQTQ.

Qua quân lệnh của Đô Đốc Clark, đến đây chúng ta có thể đoán được sự hiện diện và mục đích của hai tàu "khảo sát địa dư biển" USNS Impeccable ở Nam Hải, và USNS Victorious ở Bắc Hải: rải máy truy tầm và định vị (đánh dấu vị trí) mìn nước hoạt động tàu ngầm ở vùng duyên hải Trung Cộng.

Giả định Trung Quốc hạ thủy được một hàng không mẫu hạm vào năm 2012, HQTQ vẫn còn nhiều khiếm khuyết trong tương quan đối với hải quân của các cường quốc. Những khuyết điểm quan trọng như, thiếu hoàn hảo về hệ thống C4ISR (Control, Command, Communication, Computer, Intelligence, Surveillance and reconnaisance/ chỉ huy, điều khiển, truyền tin, điện toán, tình báo, canh chừng và thám sát). HQTQ còn yếu về chiến tranh chống tàu ngầm, chống không kích, và chống thủy lôi.

Quan trọng hơn hết, khả năng của HQTQ bị giới hạn toàn diện khi kỹ thuật đóng tàu chiến của Trung Quốc còn bị phụ thuộc vào các quốc gia Tây phương. Hiện nay Không Quân Trung Quốc đã mua được máy bay tiếp tế xăng trên không và đang thực tập kỹ thuật này.

Phải có khả năng tiếp tế xăng trên không thì Không Lực HQTQ mới có thể hoạt động song song với mẫu hạm trên một mặt trận vài ngàn cây số.

Như đã nói ở trên, tổng cộng hỏa lực ba Hạm Đội của HQTQ chỉ tương đương bằng một Hải Đoàn Mẫu Hạm Xung Kích (Carrier Strike Group) của Mỹ. Như là một Quân Chủng, HQTQ có 59 tiềm thủy đỉnh, trong đó chỉ có 5 chiếc chạy bằng nguyên tử; 62 chiến đỉnh; 54 vận tải hạm đổ bộ; và, 46 phi cơ tuần tiễu biển có trang bị hỏa tiễn.

Để so sánh, Hoa Kỳ có 3 Hải Đoàn Mẫu Hạm Xung Kích ở Tây Thái Bình Dương (là vùng biển từ Đảo Guam đến eo biển Malacca của Singapore).

Trong tương quan quá chênh lệch so với đối phương, HQTQ cố gắng thực tập và trang bị những gì họ có thể làm thuần thạo nhất: sản suất tàu ngầm nhỏ, chế thêm mìn nước và thủy lôi, và dùng tàu ngầm làm phương tiện thả mìn.

Phản Ứng Của Hải Quân Hoa Kỳ Đối Với Chiến Lược Của HQTQ

Trong hai tường trình mới nhất về khả năng của HQTQ, một tường trình do chính Quốc Hội Hoa Kỳ soạn thảo (China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities - Background and Issues for Congress, November 19, 2008), và một đến từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (Annual Report to Congress, Military Power of the People's Republic of China 2008), cả hai tường trình đều cổ vũ chiến lược canh chừng, định vị và trinh sát thường trực hoạt động của HQTQ.

HQHK cổ võ một chiến lược thụ động như vậy, vì trên thực tế, HQTQ chưa hoạt động được xa, và chưa có những thái độ gây hấn rõ ràng ở Thái Bình Dương - cho đến khi HQTQ thật sự có được một lực lượng hàng không mẫu hạm.

Hải Quân Thế giới không ngạc nhiên hay bàn tán khi những quốc gia như Ấn Độ, Á Căn Đình, hay Ba Tây có hàng không mẫu hạm. Nhưng thế giới quan tâm khi HQTQ có được khả năng đó. Vì khi có hàng không mẫu hạm, Trung Quốcsẽ ngự trị vùng biển Tây Thái Bình Dương và vùng Đông Nam Á.

Lặp lại lời tuyên bố của Đô Đốc Vermon Clark, để đối phó với HQTQ, Hoa Kỳ phải chế biến và thử nghiệm, "hàng ngàn, hàng chục ngàn" máy truy tầm để canh chừng, trinh sát và định vị những vũ khí dưới mặt nước của HQTQ. Thử nghiệm có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rải những máy truy tầm ở những miền duyên hải Trung Quốcvà những vùng có tàu ngầm hoạt động.

Trước đây, HQHK dùng một số sensor (máy truy tầm và báo động) cần có sự hoạt động song song của phi cơ: Sensors thả xuống biển, nằm trôi nổi trên mặt nước, hay lưng chừng trên đáy biển. Hàng ngày hải quân phải cho loại máy bay P-3 Orion bay sát trên mặt biển để thâu lại những tín hiệu được máy sensors thâu lại trong 24 giờ qua.

Trong thời gian gần đây HQHK đã thử nghiệm hai loại sensors mới, tối tân và hữu hiệu hơn: hai loại có tên là Twin-line Thin-line (TLTL), và vector-sensor towed arrays (VSTA). Máy có khả năng truy tầm chu vi rộng, phân lọai mục tiêu, và xác định vị trí mục tiêu chính xác hơn, và có thể tắt mở từ xa để tiết kiệm pin. Nhưng tiện lợi nhất, là máy có thể tự gởi đi tin tức thẳng lên vệ tinh bay trên trời, không còn cần phi cơ bay qua lại hàng ngày để thu lượm tin tức như trước.

Với một sự suy đoán e dè của người viết, nhiệm vụ của hai tàu USNS Immpeccable và USNS Victorious trong hai ngày 4 và 8 tháng 3 vừa qua, không gì khác hơn là kéo (và có thể thả xuống lòng biển) những máy VSTA đã nói trên.

Trong lúc HQTQ chưa có được hàng không mẫu hạm để ra uy, họ tạm thời dùng cần câu móc để "chọt" hải đỉnh Hoa Kỳ. Tương tự, khi thực lực của HQTQ chưa lộ liễu và đáng ngại, súng phun nước là đối phó vừa đủ của HQHK trong hoàn cảnh nhất thời.

Nhưng có thể hai bên sẽ không xài đồ chơi này lâu: Ngày 10 tháng 3, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết họ sẽ gởi chiến hạm có trang bị hỏa tiễn USS Chung-Hoon (ĐG 93) đến vùng biển nam Đảo Hải Nam, để hộ tống USNS Imppeccable.

Đây là một lối "chơi chữ" của HQHK. Chiến đỉnh USS Chung-Hoon là tên của Đề Đốc Gordon Pai'ea Chung Hoon. Đề Đốc Chung Hoon là người Mỹ gốc Tàu, sinh ra ở Hawaii, tốt nghiệp Võ Bị Hải Quân Annapolis năm 1943.

Nghe nói Trung Quốccũng sẽ gởi một tuần dương đỉnh đến vùng biển Nam Hải, với lời tuyên bố là họ sẽ bảo vệ lãnh hải đến cùng trong trường hợp cần th
Tác giả : Nhà biên khảo Nguyễn Kỳ Phong (Mỹ)

Donnerstag, 19. März 2009

Montag, 16. März 2009

Thời sự đất nước: Bao giờ nguồn ODA Nhật bản trở lại?

Nguồn hỗ trợ ODA Nhật bản - chi viện chính thức của chính phủ Nhật bản cho nhân dân ta dưới hình thức cho vay dài hạn với lãi xuất ưu đãi, đã bị cắt từ đầu tháng 12-2008.

Trên thực tế, nguồn chi viện ấy đã bị chính phủ Nhật treo lại ngay từ giữa tháng 8-2008, khi vụ ăn hối lộ của quan chức Việt Nam do công ty Nhật PCI (Pacific Consultant Institute) đưa, lên đến hơn 2 triệu đôla, bị tiết lộ.

Chính phủ Nhật tỏ ra rất hào phóng trong viện trợ cho Việt Nam. Đã 2 năm nay, ODA Nhật bản lên đến mức trên 1 tỷ đôla/năm, luôn dẫn đầu, vượt rất xa mọi nước khác, bao gồm một loạt dự án lớn nhất đất nước về đường xá, cầu cống, hải cảng và khu công nghiệp mũi nhọn, đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao.

Như các nước khác, hỗ trợ Việt Nam qui mô lớn, Nhật bản cũng mong các công ty, nhà thầu của Nhật sẽ nhận được những gói thầu lớn, theo đúng pháp luật, có lợi chính đáng cho cả 2 bên. Nhiều lần quốc hội Nhật, báo chí Nhật tỏ ra lo ngại, giận dữ khi một số hỗ trợ ODA lấy từ tiền thuế dân Nhật đóng, giúp vài nước châu Phi bị cắt xén do tệ quan liêu và tham nhũng, làm tha hoá bộ máy cai trị.


Tác giả trong một cuộc phỏng vấn với báo Nhật. Ảnh do tác giả cung cấp.
Bộ kế hoạch và đầu tư và ngành giao thông vận tải Việt nam hiểu rất rõ vụ hối lộ của PCI cho các quan chức Việt nam gây nên tổn thất và trở ngại to lớn ra sao. Các công trình trọng điểm lớn nhất bị dở dang, đình trệ, vốn bị cạn, công nhân không việc.

Có thể nói từ thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, ngành giao thông, giới làm kinh tế cho đến người dân trong nước đều trông mong - mỗi người do động cơ khác nhau - vốn ODA Nhật bản (dự tính 900 triệu đôla cho năm 2009 này), được nối lại rất sớm.

Đã có nhiều thông tin lạc quan theo hướng ấy.

Nào là từ tháng 1-2009, cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fucuda thăm Hànội đã ủng hộ việc sớm nối lại nguồn ODA.

Nào là Hoàng Thái tử Nhật Naruhito mới thăm Việt Nam tháng trước cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy việc này. Rồi cũng trong dịp này, tài tử trứ danh Sugi Ryotaro với danh nghĩa "đại sứ hữu nghị đặc biệt", cũng chung một ý định, sớm nối ODA Nhật.

Mới đây hãng tin Nhật Kyodo và Việt nam thông tấn xã cùng đưa tin là văn bản về nối lại ODA sẽ có thể ký giữa 2 bên cuối tháng 3, nghĩa là chỉ trong một, hai tuần lễ.

Vậy bà con ta đã có thể trông chờ điều tốt đẹp sắp tới trong quan hệ Nhật - Việt?

Nên thận trọng, kẻo lại bị bất ngờ.

Một số nhà báo Nhật bản bạn cũ của tôi, từ Tokyo và Bangkok, cho biết ý nghĩ của họ trong việc này. Thông tin điều này có thể là có ích.

Họ cho rằng "quả bóng vẫn ở phía chân Việt nam"; "rằng hồ sơ vẫn còn trên bàn của bộ chính trị cộng sản Việt Nam"; "rằng mọi sự còn phụ thuộc ở Việt Nam có thái độ ra sao đối với bị cáo ăn hối lộ"; "rằng nhiều công ty, nhà thầu Nhật bản lobby (vận động hành lang) mạnh để sớm nối lại ODA, nhưng ngành ngoại giao và lập pháp ở Nhật vẫn rất nghiêm, họ còn cân nhắc kỹ".

Một anh bạn Nhật chân thật: "đáng tiếc, thủ tướng của Việt nam hình như ít am hiểu tập quán ngoại giao và tâm lý ngoại giao, ít hiểu văn hoá Nhật chúng tôi trong vụ này".

Trao đổi một hồi trên điện thoại viễn liên, tôi mới vỡ lẽ các bạn Nhật muốn nói gì.

Các bạn Nhật muốn nhắn rằng, với nước Nhật, cần gõ cửa cho đúng. Vì xã hội Nhật phân công rạch ròi, không ai đạp lên chân ai, dễ ngã cả loạt.

Cái kiểu Hà Nội tranh thủ cựu Thủ tướng Fucuda, rồi tranh thủ Hoàng thái tử Naruhito, săn đón đại sứ hữu nghị đặc biệt Sugi Ryotaro là rất ít hiệu quả. Bởi lẽ, theo tập quán Nhật, thủ tướng đã ra đi sẽ không can thiệp vào việc của thủ tướng kế nhiệm; mọi việc đã bàn giao xong. Hoàng thái tử chỉ lo chuyện lễ nghi và từ thiện, không được, không dám làm gì khác, kỵ nhất là chuyện kinh tế, đấu thầu, tiền bạc, tòa án. Còn Đại sứ "hữu nghị loại đặc biệt", ông ta chỉ có nhiệm vụ cười, cười rộng rãi và dễ dãi, cúi đầu gật gật xã giao cho thật dẻo, và tối kỵ lấn sân sang vị đại sứ toàn quyền chuyên nghiệp. Cứ yên chí cả tin ở các vị này, khéo mà lầm cửa.
Cái "không hay" của thủ tướng Dũng, có thể nói cái "hớ hênh không nên có" của ông Dũng còn là làm mất lòng một nhân vật Nhật bản trực tiếp tham gia quyết định cắt và nối nguồn ODA Nhật cho Việt nam.

Đó là đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật bản ở Hà Nội Mitsuo Sakaba.

Ông M.Sakaba là một nhân vật nhiều triển vọng của ngành ngoại giao Nhật bản. Ông được đào tạo rất bài bản, thành thạo Anh, Pháp, Hoa ngữ... Ông từng là đại sứ Nhật ở UNESCO - Paris trong 2 năm, rồi về Tokyo làm người phát ngôn Bộ ngoại giao Nhật. Các nhà báo Anh, Pháp, Đức, Mỹ ... hồi ấy rất "mê" những buổi họp báo của ông Sakaba, bởi ông bao giờ cũng nắm được thực chất câu hỏi của các nhà báo quốc tế để trả lời ngay thật, pha chút hóm hỉnh, thông hiểu, trái ngược với những lưỡi gỗ trơ tráo, tẻ nhạt, nói lấy được của đồng nghiệp ở Bắc kinh và Hà Nội."

Ông mới đến Hà Nội tháng 3-2008, đã nổi lên trong giới ngoại giao như một đại sứ năng động, thích văn hoá, ưa thể thao, mê nghiên cứu ẩm thực, đặc biệt rất ham đi những vùng sâu, vùng xa, nặng lòng cứu giúp những vùng nghèo, dân nghèo.

Mới đây, khi ODA lớn bị ngừng, ông chuyển hướng, đích thân xông xáo đôn đốc hơn 30 dự án nhỏ bé, cò con, như dự án xây trường tiểu học xã Mường Khên tỉnh Hoà bình, như dự án giao thông nông thôn cho xã Hương Lâm tỉnh Bắc Giang, mỗi nơi gần 100 ngàn đôla, hoàn thành nhanh, gọn, cùng chính quyền sở tại kiểm soát kỹ, không bị xà xẻo ...

Ấy vậy mà ông Dũng không những không tranh thủ ông đại sứ Nhật, lại còn trách móc, đến độ như xúc phạm ông một cách công khai, trước mặt các quan chức và nhà báo quốc tế, trước mặt cả các quan chức Nhật, khi ông vắng mặt.

Theo gợi ý của các bạn Nhật, tôi tìm lại bản tin VN Thông tấn xã ngày 10-2-2009, như sau:

"Chiều 9-2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ hữu nghị đặc biệt Nhật bản-Việt nam Sugi Ryotaro. Đại sứ Sugi vui mừng thông báo với thủ tướng việc Nhật bản sẽ sớm khôi phục lại vốn ODA dành cho Việt nam". Ở đoạn cuối: "Thủ tướng cho rằng nếu chỉ vì nghi vấn (!) một cá nhân của Việt nam trong vụ án tham nhũng liên quan đến vốn ODA mà Nhật bản đơn phương chấm dứt viện trợ ODA cho Việt nam là đáng tiếc (!)".

Với Hoàng Thái tử Naruhito, ông Dũng còn đi xa hơn, mà mách rằng: "việc phía Nhật đơn phương cắt ODA không bàn bạc trước, ngay giữa cuộc họp quốc tế lớn về đầu tư đầu tháng 12-2008 đã làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị Nhật - Việt".

Ông Dũng hẳn biết rõ - như ông đại sứ Sakaba nói với các báo ở Hà Nội từ đầu tháng 12 - rằng việc ngừng ODA là theo lệnh trực tiếp từ thủ tướng Nhật đương nhiệm Taro Aso, đại sứ rất tán thành, vì nhiều nghị sỹ Nhật và dân đóng thuế Nhật bất bình sâu sắc về sự việc xảy ra.

Tốt nhất là thủ tướng Việt Nam tỏ lời chân thành xin lỗi vì rõ ràng chính phủ Việt Nam có trách nhiệm trong quản lý vốn ODA. Không xin lỗi, lại còn trách cứ ngược lại thủ tướng và đại sứ Nhật, và đi nói riêng với với Hoàng thái tử Nhật và với đại sứ hữu nghị Nhật bản, đổ lỗi cho phía Nhật đã gây nên ảnh hưởng xấu trong quan hệ Nhật - Việt! Thật quá đáng. Người đứng đầu chính phủ mà làm công tác đối ngoại kỳ cục, dại dột, không biết điều như vậy.

Với các nhà báo Nhật, ông Dũng còn đi xa hơn, phàn nàn rằng: "đến nay Nhật bản vẫn chưa cung cấp cho phía Việt nam những chứng cứ của vụ việc..."(!)

Các nhà báo Nhật chỉ mỉm cười.

Vì họ biết rõ, chính phía Nhật đã 6 lần gửi từng tập tài liệu hàng nghìn trang gồm: khẩu cung của cơ quan điều tra, lời khai viết của 4 bị cáo Nhật, băng ghi âm trước toà án, lời tả chi tiết về 4 lần giao tiền cho quan chức Việt Nam, lên đến 2 triệu 6 đôla, lại còn cử cán bộ điều tra, toà án và bộ tư pháp Nhật sang tận Việt nam để trình bày thêm.

Họ biết rất rõ, bộ tư pháp Nhật đã yêu cầu phía Việt Nam trả lời cho 23 câu hỏi, chủ yếu nhất là: - cho đến tháng 12-2008, các bị cáo Việt Nam đã nhận hay không nhận có ăn hối lộ của PCI, nếu nhận là bao nhiêu lần, lên đến bao nhiêu? Họ tẩu tán đi đâu? Có những ai dính đến vụ án? Họ khai và thú nhận những gì rồi?

- số tiền ấy được thương lượng ra sao, giữa 2 bên, do ai thương lượng, ngả ngũ ra sao? thủ đoạn giao nhận?

- số tiền ấy đã chia cho bao nhiêu người, những ai, chức vụ khi ấy làm gì? thu hồi lại được bao nhiêu?

- phía Việt nam bao giờ xử kẻ bị cáo, và cần phía Nhật hợp tác thêm những gì ? các ông đánh giá ông Huỳnh Ngọc Sỹ ra sao trong vụ ăn hối lộ này?

Hàng loạt câu hỏi ấy đặt ra gần 4 tháng nay, và vẫn còn chờ trả lời.
Các bạn nhà báo Nhật cho rằng phía Việt Nam đã có những việc làm tuy chậm nhưng đáng hoan nghênh. Đó là lập Uỷ ban hỗn hợp Nhật - Việt cùng nhau thảo thể lệ quản lý nghiêm vốn ODA, thanh tra chất lượng công trình, kiểm tra việc chi tiêu, lập thêm một cơ quan giám sát đấu thầu; bắt tạm giam 2 ông Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Qủa và hứa hẹn sẽ xét xử nghiêm minh vụ án này.

Báo Nhật cũng ghi nhận bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc sang Nhật tháng 2-2009 đã thông báo chính phủ Việt nam đã xếp vụ án ăn hối lộ của PCI là một vụ án trọng điểm, có nghĩa là sẽ được uu tiên xét xử một cách công khai, minh bạch, đúng luật. Phía Nhật chờ từng ngày. Bao giờ?

Báo chí Việt Nam vẫn còn bị cấm ngặt không được nói đến vụ án PCI, không được tìm hiểu và đưa tin gì về vụ án đã thành trọng điểm này, cũng như phải quên vụ án PMU18 đi, dù nó đã kéo lê thê hơn 3 năm. Nhà báo chỉ được phép đưa những tin lạc quan, một chiều, rằng cuối tháng 3, hai chính phủ sẽ ký nghị định thư nối lại ODA đang mong chờ; rằng tháng 4, ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh sẽ sang Tokyo giải quyết mọi vướng mắc cho thông suốt ở mức cao nhất với thủ tướng Taro Asô; khi ấy dòng chảy ODA có thể chảy vào thông suốt và dồi dào.

Nhưng vẫn còn một trở ngại. Một trở ngại, không nhỏ chút nào. Hãy nghe ông Đại sứ Mitsuo Sakaba nói với phóng viên VietnamNet chiều ngày 10-3: "Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ sự kiện xử lý vụ án ăn hối lộ của công ty Nhật PCI". Ông nói thêm, vẫn với giọng rất nghiêm nghị: "Tôi đang chờ xem hành động xử lý cụ thể vụ án hối lộ này của phía Việt Nam".

Ai nấy đều biết chính quyền Việt nam đã đánh tráo, từ vụ án "ăn hối lộ của công ty PCI" Nhật thành ra một vụ án hoàn toàn khác là: "lấy nhà công cho công ty Nhật PCI thuê rồi chia tiền cho viên chức cơ quan". Về tư pháp, đây là xét xử án "không đúng vụ việc", "không đúng người", "không đúng tội danh". Đánh tráo vụ án ăn hối lộ lên đến 2 triệu 6 đôla bằng một vụ án hoàn toàn khác, với giá trị 1.200 triệu đồng, bằng 70.000 đôla, chỉ bằng 1 phần 37 vụ án trước.
Một chính phủ, có luật pháp hẳn hoi, có toà án, có viện kiểm sát, có thanh tra chính phủ, còn có cả một ủy ban đặc trách chống tham nhũng, trong một vụ án lớn có quốc tế tham gia theo dõi chặt chẽ, lại giở trò gian lận một cách trắng trợn và lộ liễu đến vậy. Mà vẫn cứ tỉnh bơ!

Phía Nhật đang mong chờ xử vụ án PCI đúng người, đúng tội, đúng luật. Họ sẽ rất chăm chũ theo dõi kỹ càng, chặt chẽ, như họ nói.

Nếu như Việt Nam lờ đi, chưa xử, mua thời gian, để sau 4 tháng sẽ cho 2 bị cáo về nhà (họ chỉ bị "tạm giam" 4 tháng), hoặc xử qua loa chiếu lệ một vụ án nhỏ thay thế để làm phép, thì chắc hẳn vốn ODA sẽ vẫn còn bị treo lơ lửng. Ông Nông Đức Mạnh không thiếu lý do để nằm nhà.

Nghĩ cho cùng, nước thiếu vốn, xã hội thiếu đường, thiếu cầu, công nhân thiếu việc, nhưng các ông lớn còn có thiếu gì.

Nhưng riêng ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đang rất cần niềm tin, cần uy tín trong vụ này. Ông phải sữa chữa những vụng về hớ hênh của một người đứng đầu chính phủ. Uy tín ông đang xuống thấp.

Năm ngoái ông Dũng đã sai lầm phát lệnh "không được xuất khẩu lúa gạo để làm dự trữ quốc gia, cân bằng lương thực", làm nông dân Nam bộ thiệt 1 tỷ đôla. Ông lại đang lao vào vụ Đác Nông nguy khốn, tiến lui đều khó. Ông lại vừa liều tiên đoán "sang tháng 5 kinh tế Việt nam sẽ khởi sắc", làm cho báo The Economist Anh ngày 5-3 mới rồi kêu lên rằng thủ tướng Việt Nam bắt mạch kinh tế như một ông lang băm, rao bán dầu cù là! (nguyên văn: the prime minister Nguyên Tân Dung has predicted that the economy will start to pick up as early as May! As weeks go by, that makes him sound more like a seller of snake-oil than of snake-blood!".

Trên cương vị Trưởng ban chống tham nhũng của chính phủ, ông Dũng hãy sắn tay áo đôn đốc việc xét xử vụ án trọng điểm PCI này, để từ trong ra ngoài nước đều thấy rõ ông là người "thật sự kiên quyết hành động chống tham nhũng", như ông cam kết.

Nguồn ODA của Nhật có sớm được chắp nối lại hay không là tuỳ thuộc ở hành động của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ở ý chí của bộ chính trị đảng CS trong chống tham nhũng, qua sự xét đoán tỉnh táo, công bằng sau đó của chính phủ Nhật, người giữ hầu bao ODA, luôn ưu ái đến sự chậm tiến và thiệt thòi của dân Việt nam, luôn lo lắng đến một loạt dự án trọng điểm đang dở dang, lâm đại nạn.

Paris 16-3-2009
Bùi Tín