Sonntag, 29. November 2009

Sonntag, 5. Juli 2009

tr


Samstag, 4. Juli 2009

cho can nguoi

Freitag, 3. Juli 2009

Kinh ngạc về Bill Gates

Mỗi ngày Bill Gates kiếm được 20 triệu USD, nếu đổi tài sản của tỷ phú này thành tờ tiền 1 USD có thể làm còn đường từ trái đất tới mặt trăng… Đó là một vài ví dụ trong số 9 so sánh thú vị xung quanh tài sản khổng lồ của tỷ phú Bill Gates, người sáng lập hãng phần mềm Microsoft.

img-1244918463-1

1. Bill Gates kiếm được 250 USD mỗi giây, khoảng 20 triệu USD mỗi ngày và 7,8 tỷ USD một năm.

2. Nếu ông ấy đánh rơi một USD, ông ấy sẽ không buồn nhặt lại vì như vậy sẽ mất 4 giây, tức khoảng 1.000 USD.

img-1244918463-2

3. Nợ của nước Mỹ là 5,62 nghìn tỷ USD, nếu được giao trả món nợ này, Bill Gates sẽ trả xong trong chưa đầy 10 năm.

img-1244918463-3

4. Bill Gates có thể làm từ thiện khoảng 15 USD cho mỗi người trên trái đất mà vẫn còn giữ lại cho riêng mình được 5 triệu USD.

5. Michael Jordan là vận động viên được trả lương cao nhất ở Mỹ. Nếu vận động viên này không ăn không uống, giữ lại toàn bộ thu nhập khoảng 30 triệu USD mỗi năm, thì phải đợi đến đến năm 227 tuổi mới giàu như Bill Gates hiện nay.

6. Nếu Bill Gates là một quốc gia, ông ấy sẽ là quốc gia giàu có thứ 37 trên trái đất.

img-1244918463-4

7. Nếu bạn có thể đổi tất cả tiền của Bill Gates thành tờ 1 USD, bạn có thể làm con đường nối từ trái đất đến mặt trăng. Để làm con đường bằng các tờ tiền 1 USD này, bạn phải mất 1.400 năm và sử dụng 713 máy bay Boeing 747 để chở số tiền đó.

8. Năm nay, Bill Gates đã ở tuổi 54. Nếu giả dụ sống thêm 35 năm nữa, ông ta phải tiêu 6,78 triệu USD mỗi ngày mới hết số tiền ông ấy kiếm được hiện nay.

img-1244918463-5

9. Nếu người dùng hệ điều hành Microsoft Windows có thể lấy được 1 USD với mỗi lần máy tính treo vì lỗi của hệ điều hành, Bill Gates sẽ phá sản chỉ trong 3 năm.

Donnerstag, 2. Juli 2009

HI


Mittwoch, 24. Juni 2009

Freitag, 8. Mai 2009

hi

hu




Dienstag, 5. Mai 2009

Kungfu

Donnerstag, 30. April 2009

Samstag, 25. April 2009

Coi 2 bài của Phạm Trần trong 2 thời gian 2005 và 2009 về ĐCS lãnh đạo VN.

Coi 2 bài của Phạm Trần trong 2 thời gian 2005 và 2009 về ĐCS lãnh đạo VN.
34 năm... Ta đã thấy gì?
Đăng ngày 24/04/2009
Nhìn lại Việt Nam sau 34 năm, không ai có thể ngờ rằng hoà bình đắt giá hơn chiến tranh và lằn ranh ngăn cách giữa người Việt Nam ở hai bên bờ cuộc chiến vẫn còn nguyên đó.
Hãy nhớ lại thời Cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách kinh tế bao cấp, trung ương tập quyền, lao động tập thể hợp tác xã, và cảnh người dân xơ xác trong áo quần xốc xếch cầm tem phiếu mua thực phẩm đứng nối đuôi nhau trước các cửa hàng quốc doanh để nghĩ về đời sống bây giờ.

Tình hình kinh tế

Trước hết, ngày nay trên đất nước Việt Nam không còn cảnh xếp hàng đến lượt mình thì cô thư ký cửa hàng nhà nước bảo hết hàng rồi, hay Việt Nam phải nhập cảng gạo như thập niên 70, nhưng vẫn còn hàng chục triệu người dân không có công ăn việc làm ổn định và rất nhiều người vẫn thiếu ăn, thiếu mặc. Và dù đã qua gần 10 năm đầu của Thế kỷ 21 Việt Nam vẫn còn là một trong số quốc gia nghèo nàn và lạc hậu nhất trên thế giới.

Thứ nhì, nhà nước CSVN, từ sau Đại hội đảng IX năm 2000, đã theo đuổi giấc mơ muốn biến đất nước lệ thuộc vào nông nghiệp thành một nước công nghiệp vào năm 2020, nhưng sau hơn 20 năm được gọi là “đổi mới”, tiêu chí này đã có những dấu hiệu khó đạt được.

Thứ ba, dù Việt Nam bây giờ đứng hàng thứ nhì xuất cảng gạo trên thế giới, chỉ sau có Thái Lan, nhưng nhiều triệu người vẫn còn bị đói nghèo. Nhà nước Việt Nam, dựa vào tiêu chuẩn của mình chỉ nhận còn chừng từ 11 đến 13% trong số 85 triệu người dân còn trong diện đói nghèo. Nhưng nếu dựa theo tiêu chuẩn nghèo của Liện Hiệp Quốc thì con số này phải là từ 18 đến 20 phần trăm. Số ngưởi dân tộc (thiểu số) ở vùng cao và cùng sâu vẫn chiếm tỷ lệ đói nghèo cao nhất, nhưng không ai nắm được con số chính xác.
Tuy nhiên, trong một Báo cáo vào tháng 12/2008 nhà nước Việt Nam đã nhìn nhận: “Hiện cả nước có 61 huyện thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, chiếm khoảng 18% tổng số hộ ở nông thôn vào cuối năm 2007, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số”.

Thứ tư, chủ trương nóng vội của Việt Nam từ năm 2000 khi thu hẹp diện tích trồng lúa để lấy đất xây các khu công nghệ do vốn đầu tư của nhà nước, hay hợp doanh với nước ngoài và tư nhân nhưng vì làm dài trải, có tính thi đua, thiếu quy họach, hàng hoá làm ra thiếu tiêu chuẩn, nhất là về phương diện vệ sinh nên hàng xuất khẩu bị trả về, hay chất lượng không tốt bằng hàng nước ngoài khiến ít người mua mà giá thành lại quá cao nên nhiều công ty bị thua lỗ hay phá sản.

Thứ năm, hàng trăm ngàn công nhân trong nước mất việc từ cuối năm 2008 do hậu quả kinh tế suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài và của Việt Nam. Một trong những khuyết điểm kinh tế lớn của nhà nước là đã để lệ thuộc quá lâu vào việc làm mướn (gia công) cho các công ty nước ngoài. Khi các công ty này phải đóng cửa bỏ về nước, hay vì hàng làm ra không bán được nên phải cho công nhân nghỉ việc thì số công nhân, phần đông không có tay nghề, phải đi lang thang kiếm bất cứ công việc gì. Nhiều người trong số họ phải quay về quê ăn bám gia đình, tăng thêm gánh nặng kinh tế xà xã hội cho nông thôn vốn lệ thuộc phần lớn vào đồng lương của số người đi làm xa nhà.

Thứ sáu, tuy có chủ trương “đổi mới”, nhưng đảng CSVN lại vẫn ngông nghênh không chịu “đổi màu” để mở cửa hội nhập toàn diện với thế giới bên ngoài. Nhà nước vẫn chỉ muốn làm ăn theo lối “nửa vời”, có lợi thì mở, không có lợi và không kiểm soát được thì lại co vòi, đóng lại, cộng thêm nạn giấy tờ, thủ tục chồng chất, thiếu minh bạch và không công bằng khiến cho nhiều nhà đầu tư nản lòng bỏ cuộc. Nền kinh tế đã thiếu bền vững, vì vậy càng lung lay hơn.

Thứ bảy, như đã quy định trong Cương Lĩnh năm 1991, đảng CSVN tiếp tục làm kinh tế dựa vào lý luận rất mơ hồ và lung tung là: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu”.

Chủ trương “nửa đom đóm, nửa đèn dầu” này đã biến thành cái giá quá đắt cho Việt Nam phải trả. Sau hơn 20 năm đổi mới từ năm 1986 dù đã được gia nhập WTO (World Trade Organization) được trên 2 năm, nhưng Việt Nam vẫn chưa được Tổ chức thương mại Quốc tế này nhìn nhận có nền kinh tế thị trường. Vì lý do này, Việt Nam chưa được hưởng các quyền lợi mậu dịch và tài chính do WTO dành cho các nước có thị trường kinh tế tự do, cởi mở, công bằng và ngay thẳng với mọi đối tượng.
Hồi tháng 6/2008, khi đến Hoa Kỳ, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, đã xin Tổng thống George W. Bush yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nhưng vì ông Bush sắp mãn nhiệm và Quốc Hội sắp phải bầu lại nên yêu cầu này cũng chỉ được “nghe rồi bỏ đấy”. Bây giờ việc này nằm trong tay Tổng thống Barack Obama và Quốc Hội do đảng Dân Chủ kiểm soát , nhưng chưa biết đến bao giờ yêu cầu của Việt Nam mới được đem ra thảo luận.
Tuy nhiên, cho đến bây giờ, trong đảng CSVN vẫn còn một số người có đầu óc bảo thủ và cực đoan nhưng lại có ảnh hưởng trong đảng vẫn khư khư cho rằng Việt Nam không cần phải nhượng bộ theo đòi hỏi của WTO mà cứ giữ vững thứ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Người đứng đầu nhóm “cãi chày, cãi cối” này là Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ông Bình viết trên Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng rằng: “ WTO không thừa nhận nước ta có kinh tế thị trường vì lẽ ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, họ cho ta 12 năm nữa để cắt bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa mới được công nhận là kinh tế thị trường! Mặc họ, ta độc lập, tự chủ, đường ta ta cứ đi, không cần xin họ để có kinh tế thị trường "đầy đủ”! Kinh tế thị trường có nhiều dạng thức, nhiều hình thái khác nhau. Có kinh tế thị trường tự do cổ điển, có kinh tế thị trường chủ nghĩa tự do mới, có kinh tế thị trường xã hội của chủ nghĩa xã hội dân chủ, có kinh tế thị trường chỉ huy v.v… Mỗi kiểu thị trường ấy lại có nhiều mầu sắc khác nhau. Ở nước ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng là một hình thái kinh tế thị trường chứ sao, vậy ai được phép cấm?” (Tạp chí Tuyên Giáo, 11/2008)
Tuy nhiên hiện nay trong đảng CSVN đang có khuynh hướng đòi bỏ chủ trương xây dựng đất nước phải dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những người này cho rằng quan điểm này đã lỗi thời. Nhưng Nguyễn Đức Bình, người đóng vai quan trọng trong việc hoàn thành Cương lĩnh năm 1991 đã chống lại khuynh hướng này trên Tạp chí Tuyên giáo hồi tháng 11 năm 2008.
Phe bảo thủ, tiêu biểu như Nguyễn Đức Bình, đã thể hiện quan điểm của họ trong Cương lĩnh 1991. Họ lý luận rằng: “Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử”.

Bằng chứng tụt hậu

Nhưng cho đến năm 2009, sau 18 năm thi hành Cương lĩnh năm 1991 “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội”, Việt Nam vẫn chưa tiến được một bước trong sự nghiệp gọi là “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước.
Để chứng minh cho những nhận định trên, chúng ta hãy cùng đọc Báo cáo của Nhà nước hồi tháng 3/2009: “Bước sang năm 2009, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục suy giảm, khó có khả năng phục hồi sớm, tiếp tục tác động tiêu cực lớn đến kinh tế nước ta. Quý I năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước chỉ đạt 3,1%, là mức thấp nhất trong nhiều năm qua; xuất khẩu chỉ tăng 2,4%; công nghiệp tăng 2,1%; khách du lịch nước ngoài giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2008; đầu tư nước ngoài chậm lại.”

Mặt khác,Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cũng đã đưa ra những hình ảnh bi quan của nền kinh tế năm 2009.
Trong báo cáo về “Một số vấn đề cơ bản của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay” tại cuộc Hội thảo dài 2 ngày (13-14/4/2009) của Hội đồng Lý luận Trung ương tại tỉnh Bắc Ninh, Tô Hhuy Rứa nói: “Tốc độ tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product, Sản xuất Nội Địa) suy giảm. Hoạt động xuất, nhập khẩu chịu tác động nặng nề. Nguồn vốn đầu tư quốc tế suy giảm, đầu tư nước ngoài vào nước ta cũng chịu ảnh hưởng bất lợi. Các lĩnh vực quan trọng khác cũng chịu những tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế toàn cầu như: sản xuất công nghiệp sụt giảm, thị trường chứng khoán có những biến động rất bất thường, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng bị “đóng băng”; nguồn thu ngoại tệ phi mậu dịch – du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối đều giảm. Hoạt động tín dụng có biểu hiện chững lại do xuất khẩu sụt giảm và sức mua trên thị trường nội địa chưa được cải thiện; các ngân hàng đang phải đối mặt với “bài toán” hóc búa về khả năng thanh toán…”
“Về thực tiễn: Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiện đại hoá còn chậm. Các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế còn thiếu vững chắc, thực lực kinh tế của quốc gia còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động từ bên ngoài. Con đường và giải pháp tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua, về cơ bản, vẫn dựa chủ yếu vào việc gia tăng quy mô các yếu tố đầu vào, vì thế tỷ lệ giá trị gia tăng trong hầu hết các sản phẩm còn rất thấp.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được coi là chủ lực nhiều năm nay vẫn là nguyên liệu thô, hàng sơ chế, hàng gia công cho nước ngoài, kéo theo sự thua thiệt lớn trong quan hệ thương mại quốc tế.
Kinh tế nhà nước chưa thể hiện rõ vai trò chủ đạo. Nhiều doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hoạt động thấp; trình độ kỹ thuật, công nghệ và quản lý vẫn tụt hậu xa so với các nước tiên tiến; tính độc quyền còn cao. Kinh tế tập thể còn nhỏ bé, phát triển chậm, vai trò thực tế còn mờ nhạt. Kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh đúng với tiềm năng.”
Về lực lượng lao động, Tô Huy Rứa nhìn nhận: “Thị trường sức lao động còn sơ khai: nguồn lao động tuy đông về số lượng, gia tăng với tốc độ nhanh, nhưng chất lượng còn rất thấp. Cơ cấu lao động còn nhiều mặt bất hợp lý, lạc hậu và chuyển dịch chậm. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn nghiêm trọng”.

Hiểm hoạ xã hội – lãnh thổ

Do tình trạng kinh tế tụt hậu , nhiều tệ nạn xã hội như nạn trộm cắp, mại dâm, ma túy, lường gạt, gây thương tích đều gia tăng gây xáo trộn trong xã hội.
Tô Huy Rứa xác nhận: “Lĩnh vực xã hội :đã có nhiều vấn đề bức xúc, trong năm 2008 và quý I-2009 lại có những dấu hiệu gay gắt hơn và tình hình này có thể còn diễn biến phức tạp”.

Nhưng quan trọng hơn là tình trạng cách biệt giàu-nghèo trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng xa và cao và giữa các sắc dân càng ngày càng giãn ra. Không ai biết rõ số phần trăm của khỏang cách mà chỉ biết chắc rằng, trong khi nhiều cán bộ, đảng viên, nhất là những thành phần có chức và có quyền mỗi ngày một giàu thêm thì những người có đồng lương có định, nông dân và những người dân không có nghề chuyên môn lại nghèo đi, không đủ ăn.

Sự cách biệt giữa những kẻ cầm quyền với người dân còn được chứng minh trong nền giáo dục. Số trẻ em con nhà nghèo thất học ngày một tăng cao, nhất là ở các vùng nông thôn và khu vực thiếu việc làm từ Nam ra Bắc. Một cuộc điều tra ở vùng đồng bằng song Cửu Long cho biết số học sinh con nhà nghèo phải bỏ học trung bình từ 30 đến 40 phần trăm. Số trẻ em ở miền Trung cũng tương tự như thế, nhưng ở vùng cao và vùng hải đảo thì có nơi lên đến hơn 50%.
Trong khi đó, con cán bộ, đảng viên có điều kiện đi học lên đến 90% hoặc cao hơn. Và trong số ngót 100 ngàn học sinh du học có đến 2/3 du học tự túc đều là con nhà giàu và cán bộ, đảng viên.
Sự cách biệt quá xa này đã khiến cho người dân,một số Đại biểu Quốc Hội và ít báo trong nước nêu thắc mắc, nếu không tham nhũng và có cơ hội và phương tiện thu nhập ngoài luồng thì làm sao mà lương cán bộ có thể cho con đi du học nước ngoài ? Bằng chứng “quốc nạn” tham nhũng của Việt Nam vì vậy đã hết thuốc chữa không có gì cần bàn luận sau gần 5 năm có Luật “Phòng, Chống Tham Nhũng” (2005).
Nhân chứng Lê Khả Phiêu, Cựu Tổng Bí thư đảng nói lên điều này với hãng Thông tấn AFP (22/4/09): “Tôi luôn luôn mong ước và mong chờ những kết quả lớn lao hơn trong công tác chống tham nhũng.” (I have always wished and waited for greater results in this fight against corruption)
Ông Phiêu nói: ““Sự tiến triển trong việc chống tham nhũng hiện nay chưa đạt được như ý muốn... Việc khó khăn nhất đối với Việt Nam là làm cách nào để có được một nhà nước trong sạch”. (The progress made leaves much to be desired... The biggest problem facing Vietnam was figuring out how to create a "healthy administration".)

Tình trạng phân hoá và mất đoàn kết dân tộc không chỉ tồn tại giới hạn trong các lĩnh vực giàu nghèo và tham nhũng thối nát trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên mà còn lan rộng giữa người dân ở các địa phương khác nhau.
Nổi bật nhất là tình trạng chia rẽ chưa sao hàn gắn được giữa người miền Nam “bại trận” và những kẻ Bắc “thắng trận” sau 34 năm kết thúc chiến tranh. Cho đến năm 2009, người dân miền Nam có “gốc gác” trong chính quyền cũ vẫn còn bị kỳ thị trong việc xin việc làm, lý lịch con cái của các cựu viên chức và sĩ quan quân đội VNCH vẫn còn là một “chướng ngại vật” trong việc học hành. Thương bệnh binh, nhất là những người bị tàn tật của quân đội VNCH không bao giờ được “tiêu chuẩn” nhà nước chữa trị.

Ngoài ra cũng phải kể đến hoàn cảnh khó khăn hiện nay của khỏang 5 triệu người dân tộc (thiều số) trên Tây Nguyên sau 34 năm thống nhất đất nước. Số dân của núi rừng này vẫn bị đối xữ thiếu công bằng trên nhiều phương diện, nhưng quan trọng nhất là họ vẫn bị kỳ thị trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế và xã hội. Số phận đồng bào dân tộc ở vùng Tây Bắc (miền Bắc), đặc biệt số dân theo đạo Thiên Chúa Giáo, cũng vẫn bị nghi kỵ và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Trong lĩnh vực chính trị, tuy đảng CSVN luôn luôn đề cao chủ trương “hoà hợp” với những người bất đồng ý kiến, nhưng chưa bao giờ đảng CSVN chịu “hoà giải” với những người một thời đối lập với họ. Nghị quyết 36 "Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài", ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2004 là bằng chứng thất bại của chính sách không thật lòng của đảng CSVN nên đã bị tẩy chay bởi người Việt tị nạn đang sinh sống ở nước ngoài.
Ngay cả những người tranh đấu đòi dân chủ và tự do ôn hoà trong nước cũng bị đảng CSVN hù hoạ, bỏ tù và loại bỏ. Bằng chứng của thái độ này đã xảy ra cho các ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Ấn Quang) v.v…

Cũng vào thời điểm kỷ niệm 34 năm ngày VNCH rơi vào tay quân Cộng sản thì nguy cơ đất nước có thể bị Tàu hoá đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam bằng sự hiện diện ào ạt và phi pháp của hàng ngàn công nhân Tàu làm việc trong các dự án kinh tế, xây dựng trên cả nước và khai thác quặng bauxite trên Tây Nguyên.
Một phong trào phản đối sự có mặt của người Tàu và kế họach khai thác quặng Bauxite dành cho người Tàu thực hiện đang nổi lên ở trong nước và trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Vì an ninh quốc gia và sự tồn vong của dân tộc mà nguy cơ Tàu “quản lý” toàn bán đảo Đông Dương bao gồm Việt-Miên-Lào, sau khi đặt chân vào vùng đất Tây Nguyên chiến lược của Việt Nam cũng đã được đặt ra trong các cuộc thảo luận này.
Việc này xảy ra vào lúc lực lượng hải quân Trung Hoa gia tăng các hoạt động quân sự để bảo vệ cho khu vực lãnh hải rộng lớn mà họ coi là “đặc quyền kinh tế” của họ chiếm tới 75% diện tích của Biển Đông, bao gồm cả hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đó là hình ảnh của Việt Nam cho đến tháng 4 năm 2009, sau 34 năm Hà Nội xua quân chiếm lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà từ nam Vĩ tuyến 17 xuống mũi Cà Mau.
Ngày nay tuy đất nước không còn chiến tranh và lãnh thổ không còn bị chia cắt, nhưng lòng người dân ở 3 miền Nam-Trung-Bắc vẫn chưa có cơ hội xích lại gần nhau thì đã phải lo đến hiểm họa ngoại xâm.

Phạm Trần
23/04/2009



Ta đã thấy gì sau 60 năm ĐCS VN lãnh đạo ?

Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám 1945 (2/9/2005) bằng cách trưng ra nhiều thành tích đấu tranh chính trị và quân sự, nhưng lại bôi nhọ lịch sử hào hùng của dân tộc bằng những việc làm hại dân, hại nước trong 30 năm chiến tranh để tiếp tục làm cho dân nghèo, nước mạt sau khi đã có hoà bình.

Trần Đức Lương, Chủ tịch Nước nói trước một cuộc Mít tinh ở Hà Nội : “Nhìn lại những thành tựu vẻ vang của Cách mạng Việt Nam 60 năm qua, chúng ta vô cùng tự hào về dân tộc ta - một dân tộc anh hùng, thông minh, nhân ái, đoàn kết một lòng; tự hào về Đảng ta - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam - luôn vững tay chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh đến bến bờ vinh quang...”

“...Bên cạnh thành tựu to lớn đã giành được trong 20 năm đổi mới, chúng ta vẫn đang đối mặt với tình trạng kinh tế còn kém phát triển, diện nghèo còn lớn; bộ máy quản lý Nhà nước và hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu quả, hiệu lực chưa cao; tệ quan liêu, lãng phí, thiếu trách nhiệm và coi thường kỷ cương phép nước còn diễn ra khá phổ biến; nạn tham nhũng và một số tệ nạn xã hội khác đang gây bức xúc trong xã hội. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Bên cạnh đó, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, chủ nghĩa khủng bố… đang đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định các quốc gia, các khu vực...”

Đứng trước tình hình đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện đoàn kết một lòng, kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn; giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước phát triển trong những thập kỷ tới.”

Trước hết, ai trong số 82 triệu người của “dân tộc ta” đã “tự hào về Đảng”như lời tự nhận của Lê Văn Lương ? Và từ ngày cái đảng này lên cầm quyền, đã có bao giờ người dân được đi bỏ phiếu quyết định lấy vận mệnh chính trị của đất nước theo ý muốn và tự do chọn người đại diện cho mình trong guồng máy cai trị của Nhà nước ?

Mọi chuyện từ đó đến nay đều do Đảng chọn Dân bầu hay Nhà nước chỉ, Dân theo chứ có khi nào người dân được quyền từ chối không bầu người đảng chọn ?

Còn nói về tình trạng chậm phát triền, nghèo đói còn nhiều, guồng máy cai trị cồng kềnh, cán bộ quan liêu, tham nhũng,lãng phí của dân, coi thường kỷ cương phép nước cũng chẳng có gì mới lạ nếu so sánh giữa kinh tế thị trường bây giờ với chủ trương kinh tế tập trung, chỉ huy và bao cấp trước năm 1986, khi Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Văn Linh phát động chủ trương “Đổi mới hay là Chết”.

Đảng CSVN, từ đó đến nay đã qua một chặng đường dài 20 năm trong “sự nghiệp” Đổi mới có ý hướng vượt qua Tư bản Chủ nghĩa để “quá độ” lên Xã hội Chủ nghĩa, nơi đó, theo quan niệm của những người trong ngành Tư tưởng của đảng thì “không còn cảnh người bóc lột người” và được sống yên vui trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh !

Nhưng những điều đảng nói, nhà nước hứa với dân đã không xẩy ra. Kinh tế Việt Nam vẫn còn tụt hậu, ngay cả với các nước trong khu vực Đông Nam Á; Lợi tức đồng niên của người Việt Nam mới được chừng 480 $. So với dân các nước Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai và Tân Gia Ba thì mức thu của họ từ 3 000 $ đến 15 000 $

Trong khi đó, sự ngăn cách giàu – nghèo giữa người dân thành phố với nông thôn, hải đảo, vùng xa, vùng cao càng ngày càng sâu thêm và giãn ra từ 50 đến 80 phần trăm. Dân cư nhiều vùng ven biển từ Vinh vào tận Cà Mâu thiếu đói quanh năm. Các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, HIV-AIDS, trộm cắp, giết người-cướp của, tai nạn lưu thông mỗi ngày một tăng, khó kiếm soát và nhiều khâu chẳng những không chận đứng được mà xẩy ra tinh vi hơn như buôn lậu, hàng giả, buôn bán phụ nữ trẻ em.

Tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng, coi dân như con nợ, rơm rác của cán bộ, đảng viên đã làm cho dân mỗi ngày một xa đảng, không còn tìn vào những lời hứa hẹn của cấp lãnh đạo trong cuộc được gọi là “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng” thi hành từ khoá VIII, dưới thời Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí Thư.

Một trong những bằng chứng đảng không chỉ huy chống Tham nhũng là từ trước đến nay, kể cả vụ án lịch sử Năm Cam, đã do dân và báo chí tố cáo. Cấp lãnh đạo các nơi để xẩy ra Tham nhũng hầu như “không hay biết gì và chẳng làm gì dù có biềt.”

BẰNG CHỨNG

Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Khoá VIII nói : “ Thực ra, những biểu hiện của tiêu cực, nhũng nhiễu, tham nhũng hiện nay cũng chẳng khác trước đây mà chúng ta thường nói. Đó là ai cũng nói rằng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái. Thế nhưng Trung ương nói như vậy, các Ban của Đảng nói vậy, Ban Bí thư nói vậy, Bộ Chính trị cũng nói như vậy. Rồi thì Chính phủ nói như thế, Quốc hội nói thế, xuống đến tỉnh, huyện, xã cũng đều nói thế...”

“ ...Nhưng điều quan trọng nhất là những cán bộ, đảng viên suy thoái đó là những ai, ở cơ quan nào và trách nhiệm cụ thể của cơ quan đó ra sao thì lại chưa chỉ rõ ra. Như thế, tức là chúng ta còn che giấu, còn chưa dám nói lên sự thật và chưa chống một cách quyết liệt...”

Tiền Phong hỏi : Dư luận cũng nói rằng sở dĩ tham nhũng chưa giảm là do chúng ta còn né tránh, hay nói một cách hình ảnh là chỉ tắm từ vai trở xuống?”

Lê Khả Phiêu đáp: “Chúng ta còn hiện tượng cứ sợ nói thẳng ra, phanh phui ra là sẽ làm mất uy tín của Đảng...”

“... Nếu cứ làm như hiện nay thì càng chống, càng tăng. Vì chống tham nhũng mà trước hết không tự mỗi tổ chức, mỗi cá nhân, không gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng bộ máy thì không thể chống được.” (Báo Tiền Phong, 21-5-05)

Võ Văn Kiệt, Cựu Thủ tướng cũng đã nhận xét về đội ngũ cán bộ đảng bây giờ là chỉ : “ “Quen "hành dân" và hành hạ lẫn nhau của bộ máy nhà nước các cấp là một thực tế nhức nhối. Vì không tạo được mối quan hệ gắn bó với Dân nên nạn tham nhũng càng có điều kiện hoành hành” (Tạp chí Xây dựng Đảng số tháng 4/05)

Trước Lê Khả Phiêu nhưng sau Võ Văn Kiệt còn có cả Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch Nước cũng gắt gao lên án tham nhũng trong cuộc phỏng vấn của báo điện tử VietNamNet (30-4-05). Anh bảo rằng tình trạng tham nhũng sau khi Lê Đức Anh mãn nhiệm cách nay 8 năm và hiện tại đã trở thành một tệ nạn.

Lê Đức Anh nói : “ Điều đáng lo ngại hơn, nó đang thành hiện tượng phổ biến, khó giải quyết. Muốn giải quyết được thì phải củng cố và xây dựng Đảng, các chi bộ phải đấu tranh để loại bỏ bằng được tham nhũng trong Đảng thì mới mong chống được tham nhũng trong xã hội. Bộ Chính trị và Trung Ương có quyết tâm nhưng chưa đủ, chưa có biện pháp tổng thể và hiệu quả.”

Lê Đức Anh cũng tỏ ra hối tiếc là khi trao chức lại cho Trần Đức Lương thì vẫn chưa thực hiện được ước nguyện “chống cho hết tham nhũng”.

Nói đến tình trạng cán bộ lãng phí của mồ hôi nước mắt của nhân dân thì vô cùng. Tào Hữu Phùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội tuyên bố với hãng tin điện tử VnExpress (Tin nhanh Viet Nam,25-5-05) : “ Lãng phí lớn nhất là trong xây dựng cơ bản ở hầu hết các khâu. Lãng phí từ chủ trương đầu tư không đúng, không đồng bộ dẫn tới đầu tư sai. Chẳng hạn, khi giám sát quy hoạch, xây dựng 34 nhà máy đường thì mới thấy đau xót, nợ lên tới 3.000 tỷ đồng không trả được, hàng năm lãi phải trả ngân hàng tới cả nghìn tỷ đồng. Chúng ta đã tìm nhiều giải pháp nhưng không giải quyết nổi do đã sai từ gốc, từ chủ trương đầu tư. Ví như nhà máy đường Linh Cảm (Hà Tĩnh), vụ mía chỉ có 2-3 tháng rồi hết, hoặc có tỉnh như Khánh Hòa có tới 2-3 nhà máy đường...”

“Dự án đánh bắt xa bờ cũng vậy, giờ vỡ nợ chỉ thu hồi được 15-20% vốn đầu tư. Rồi đầu tư xong, nhà máy không sử dụng được do thiếu nguyên liệu như nhà máy hoa quả Bắc Giang, nhà máy cà chua Hải Phòng... Không quy hoạch vùng nguyên liệu, không cân đối khả năng chế biến với vùng nguyên liệu, lãng phí rất tai hại....”

Đề cập đến cán bộ tiêu tiền dân để phô trương, tranhg trí lệ lạt cho cơ quan mình, Phùng nói : “ Nhiều năm làm thứ trưởng Tài chính tôi rất "thấm đòn" với những dịp lễ lạt. Mỗi lễ đón nhận Huân chương, kỷ niệm thành lập ngành, khai trương... lẵng hoa tặng tơi tới, tiệc tùng tràn lan. Tôi vừa đi dự sơ kết 5 năm thực hiện kế hoạch của một cơ quan mà đếm được tới 25 lẵng hoa, lẵng rẻ nhất cũng là 200.000 đồng. Với tối thiểu 5 triệu đồng, nếu suy tính chi li, có thể giúp đỡ bao nhiêu trẻ em khó khăn!”

Còn Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Tài chính thì nói trước Quốc hội hôm 24-5 (05): “Tuy nhiên, cần nhìn nhận nghiêm túc là sự lãng phí, thất thoát vẫn còn lớn, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước, chi tiêu ngân sách.”

Thông tín viên Nguyên Hằng của Báo Người Lao Động viết về phiên họp này: “Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đi vào cuộc sống 6 năm nhưng hiệu quả của nó còn nhiều hạn chế, đưa đến tình trạng “càng chống càng tăng”, lãng phí ở mọi lúc mọi nơi.”

Và theo Báo cáo của Chính phủ ngày 29-4-2005 thì tình trạng lãng phí của cán bộ,đảng viên đa hết thuốc chữa. Họ coi tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân là đồng tiền vô chủ nên mạnh ai nấy tiêu.

Báo cáo viết : “ Tổng số tiền chi tiếp khách ở 2.099 đơn vị là 196,44 tỉ đồng; tiền chi quà biếu ở 363 đơn vị là 9,4 tỉ đồng (số liệu của năm 2001). Tình trạng lãng phí vẫn còn xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực.”

“Trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, tài sản công: Nhiều cơ quan, đơn vị không thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định. Năm 2002 và 2003, kiểm tra 1.187 đơn vị thuộc 61 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương và 174 đơn vị thuộc 29 bộ, ngành cho thấy: 1. Về trang bị và sử dụng ô tô, nhiều cơ quan, đơn vị trang bị ô tô vượt quá hoặc không đúng tiêu chuẩn quy định, quản lý, sử dụng thiếu chặt chẽ. Tổng số ô tô mua vượt về giá là 467 xe với số tiền 55,86 tỉ đồng (đến năm 2004 đã xử lý được 456 xe, tương đương 51,94 tỉ đồng); 2. Về trang bị và thanh toán cước điện thoại, số tiền chi vượt định mức, sai đối tượng là 10,43 tỉ đồng (đến ngày 12-4-2005 đã xử lý được 9,34 tỉ đồng); 3. Vẫn còn hiện tượng lãng phí, phô trương, hình thức trong chi tiếp khách, quà biếu, quà tặng. Chỉ tính riêng năm 2001, tổng số tiền chi tiếp khách tại 2.099 đơn vị là 196,44 tỉ đồng, tổng số tiền chi quà biếu tại 363 đơn vị là 9,4 tỉ đồng.”

“Lãng phí trong các doanh nghiệp Nhà nước còn rất lớn; hiệu quả sản xuất kinh doanh thép, chi phí gián tiếp cao; tình trạng chiếm dụng vốn, mất vốn còn phổ biến. Như Tổng Công ty Lương thực Miền Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất 2,42 triệu USD thành lập liên doanh sản xuất gạo xuất khẩu Việt - Mỹ, sau 4 năm lỗ gần 80 tỉ đồng...”

Đấy, chi tiêu vô tội vạ như thế thì hèn chi nhân dân chẳng còn đói dài và Việt Nam chưa thể thoát nghèo tận mạng. Điều làm cho mọi người thắc mắc là những cán bộ, đảng viên có trách nhiệm trong lãng phí lại vẫn nghiễm nhiên tại chức,lên lương thì chỉ có ở Việt Nam, dưới thời cai trị của đảng CSVN mới có chuyện nhiêu khê này. Câu nói tuyên truyền “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền” có giá trị gì không ?

Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng nhìn nhận : “ Trên các chặng đường cách mạng vừa qua, phấn đấu theo tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng, số đông cán bộ, đảng viên ta đã giữ được phẩm chất và đạo đức của người cán bộ cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Có những đồng chí từng được giao giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo các cấp có quá trình chiến đấu anh dũng, nhưng trong thời kỳ mới lại vì tranh giành lợi quyền, không thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, coi thường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà mắc nhiều lỗi lầm về tham ô, lãng phí, gây mất đoàn kết nội bộ...” (Diễn văn kỷ niệm 115 năm ngày sinh nhật Hồ Chí Minh (19-5-1890 / 19-5-2005), tổ chức tại Hà Nội, 18-5-05)

BIỆN BẠCH
Sau khi đã nhìn thấy bức tranh của tình trạng đất nước do cấp Lãnh đạo đảng và Nhà nước CSVN trưng ra có ai còn tin đảng CSVN có tư cách và bản lĩnh để tiếp tục lãnh đạo đất nước ?

Nhưng đảng Cộng sản không phải đương đầu tranh cử với một lực lượng đối lập nên cứ tiếp tục nói văng mạng đề cao Chủ nghĩa Mác-Lênin và cái được gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh là con đường duy nhất thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam.

Đảng này còn tự tung tự tác nói rằng chính nhân dân Việt Nam đã chọn đi theo Chủ nghĩa Cộng sản và trao cho Đảng cái quyền cai trị nhân dân suốt đời như đã ghi trong điều 4 Hiến pháp (Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.)

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc sau 10 ngày họp (4-13/7/05), Nông Đức Mạnh chỉ thị lựa chọn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương khóa X dự trù diễn ra vào khỏang tháng 4/2006 theo tiêu chuẩn : “ Ðể có Ban Chấp hành Trung ương mạnh, công tác nhân sự Ðại hội X phải nhằm mục tiêu chung là lựa chọn, giới thiệu, bầu vào Ban Chấp hành Trung ương những đồng chí thực sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu và lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”......

Đỗ Mười nói : “ Xác định rõ đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. Kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới.”

Nội dung này sau đó còn được phản ảnh bàng bạc trong các bài viết của Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (dưới thời Lê Khả Phiêu) nhấn mạnh hai mục tiêu cũa đảng CSVN : “Đổi mới nhưng Không đổi mầu” và “Hội nhâp mà Không hoà tan.”

Nhưng với chủ trương “cố đấm ăn xôi” này, mỗi ngày đã có thêm bằng chứng cho thấy đảng và nhà nước VN chỉ làm cho dân nghèo thêm và đất nước tụt hậu sâu hơn. Vì vậy mà tại sao bây giờ số cán bộ, đảng viên mất kiên định tư tưởng, hay còn gọi là chệch hướng, mỗi ngày một đông hơn và số người nghi ngờ mục tiêu Cách mạng tháng Tám của đảng cũng gia tăng theo thời gian. -/-


Phạm Trần

Donnerstag, 23. April 2009

Chuyện có thật của bạn tôi .

Tôi có anh bạn tuy ở Châu âu đã ngoài 20 năm mà trông ốm quá .Cũng do tạng người của Nó mà thôi . Tôi với nó chơi khá thân . Chết cười Nó kể hôm về VN thăm gia đình có mang 1 số quà về cho 1 số gia đình có thân nhân ở nước ngoài gửi về . Vào buổi tối đường phố HN cũng hơi vắng người nó ra đầu đường bắt xe ôm . Anh xe ôm nhìn Nó từ đầu đến chân rồi từ chối và nói : Em có việc bận ngay bây giờ , anh bắt xe khác" . Tôi nói : Chắc mày trông giống mấy thằng nghiện hoặc mấy thằng nhiễm HIV giai đoạn cuối nên người ta ...sợ . Nó công nhận.
Lại 1 câu chuyện khác nữa của Nó . Có 1 lần ở chợ Tuy Hoà Hải Dương , Nó vào mua hàng thì gặp 1 thằng ăn mày cầm cái bát . Thằng bé ăn mày gặp ai cũng ngửa bát xin tiền , đến khi gặp Nó thằng bé lảng đi chỗ khác không hỏi xin nữa . Thấy chú bé ăn mày tội nghiệp , Nó gọi chú bé ăn mày lại tính cho tiền thì chú bé ăn mày mặt tái mét van xin trước : Cháu xin chú , cháu chỉ có tưng đây tiền người ta cho , chú đừng lấy của cháu .
Nó cười bảo : Tao gọi mày lại để cho mày tiền chứ không phải lấy của mày , hiểu chưa ?
Chú bé ăn mày nhận tiền từ tay nó mà mặt vẫn cứ....tái mét .
Còn mấy câu chuyện khác của Nó nữa mà nhiều người nhìn Nó vẫn lầm tưởng là Thần Chết hay kẻ mang bệnh HIV , cho nên nhiều người nhìn Nó rất hoảng .
Nhân câu chuyện này tôi cũng chợt nghĩ có lẽ mình cũng phải nhờ thằng này làm bình phong đi đòi nợ hộ cũng nên . Ví dụ mang kim tiêm bơm 1 ít máu hợi vào đến nhà con Nợ đòi có khi lại.....hiệu quả .

Chuyện của bọn tôi

Năm 98 tôi cùng anh ban ở cùng thành phố về VN chơi 1 tháng. Hôm sau nó đến nhà rủ tôi đi chơi tiện thể mang chút quà của bạn bè về cho thân nhân . Anh bạn của tôi trông to cao lưc luong để ria lỏm chỏm tóc cắt đầu đinh trông cũng khá bom trạo rất anh chị . Bạn tôi cầm tiền của thằng H bên này gủi về cho bố mẹ nó ,ở ngõ Quan Thổ KT . Vào đến ngõ nhà Hùng sau khi hỏi mấy nguòi dân trong ngõ họ chỉ cho nhà Hùng , trong khi 2 thằng đang ngó nghiêng qua hàng rào sắt .thấy có 1 thanh niên đang suả xe máy . Tôi nghĩ là anh của Hùng . Chưa kịp mở mồm định hỏi thăm thì anh thanh niên suả xe máy lớn tiếng gióng giả giọng ám chỉ , hách dịch ; Mấy ông đi chỗ khác kiếm ăn đi , hôm qua trong ngõ nay có nhà vừa mới bị đập hộp đấy . Tôi nóng tai bảo anh bạn ; Thôi biến mẹ đi mày , chắc ông này đéo thích tiền , tao vói mày tiêu hết rồi sau này sang bảo thằng Hùng là gia đình nó không....tiếp . Nói vậy nhưng bạn tôi nói qua hàng rào săt vói anh sủa xe ; Đây có phải là nhà của Hùng bên Đức không anh ? Anh thanh niên sua xe đổi sắc mặt trở lại mở cổng đon đả vui vẻ mờI chung tôi vào nhà rồi cú xoắn xít xin lỗi vì câu nói vùa rồi ; Nói thật vói 2 em , trông anh này ( chi anh ban) ăn mặc hầm hố quá lại để đầu đinh nên dễ bị lầm tưởng , mấy em bỏ quá cho anh nhé . Sau đó anh ta ròt chè mời khách uống , hỏi han tình hình cuộc sống của Hùng , anh ta giói thiệu là anh trai của Hùng . Ngồi han huyên chuyện trò 1 lúc rồi chúng tôi mang quà của Hùng gủi về đưa cho anh rồi cáo về . Trên đuòng đi về 2 thằng bọn tôi cứ buồn cuòi vì câu chuyện ban nãy của anh Hùng , tôi quay sang nói vói bạn : Có lẽ họ trông mày giống mấy thằng "đột vòm" , "đập hộp" cho nên anh của thằng Hùng hãi phải gióng giả , xua đuổi . Hai thằng tôi cười phá.

Ngộ độc Nấm , nhớ lại !!!

Nhớ lại hồi trong lính tôi đóng quân ở Phong thổ Lai Châu năm 82, lúc đó rùng già và rậm rạp dây leo chằng chịt có rất nhiều cây cổ thụ sống lâu năm chú không thưa thớt như bây giờ . Sau khi biên chế ổn định thành lính của 1 đơn vị chủ lục , đơn vị tôi ngoài công tác huấn luyện còn đâu là chỉ tăng gia và xây dựng doanh trại . Đơn vị tôi đóng ở gần rùng cho nên chúng tôi hay đi vào rùng đào củ mài , măng rùng , hoặc nấm , mộc nhĩ . Tôi nhớ lại hôm đó là ngày chủ nhật đi lấy gỗ về làm doanh trại , vì là cột cái để làm nhà cho nên phải vào rùng sâu , Sau khi lấy đc gỗ rồi tôi thấy mặt trời sáng tuy rằng thời gian đã ngả về chiều còn chút thời gian tôi quay ra tìm nấm , Nấm nhiều quá chùng trời tôi tranh thủ lấy dao cắt bỏ đầy vào tay nải ( loại túi dệt bằng thổ cẩm mà dân tộc họ hay dùng để đưng cơm hoặc dùng để đi chơi rất tiện . Loại này trên dân tộc ai ai họ cũng dùng ). Sau đó vác gỗ về cùng với 1 tay nải đầy ụ Nấm . Về đến đơn vị tôi đưa cho Hoàng KT nấu cải thiện riêng cho A tuc tiểu đội khoảng 7 thằng . Đến giờ kẻng cơm chúng tôi bầy thức ăn và canh Nấm cải thiện . Phải công nhận Nấm ngon thật hôm đó thằng nào thằng nấy ăn rất khoẻ , một giá cơm đầy cùng với thúc ăn và 1 nồi canh Nấm đầy ụ đá hết bay. Khoảng hơn 1 tiếng sau khi ăn no tôi thấy hơi ấm ách đầy bụng và khó thở . Tôi bụng bảo dạ ; Có lẽ mình ăn no quá nên gây....bội thục . Một lúc sau tôi thấy nôn nao chóng mặt và buồn nôn . Lúc này tôi nghĩ rằng mình bị ăn trúng phải Nấm độc rồi , chạy ra đầu hồi nhà , tôi móc mồm ra nôn thốc nôn tháo ra 1 bãi . Có bao nhiêu đồ ăn vào bụng tôi móc họng cho ra bằng hết . Nôn xong quay ra thì thấy ba thằng cùng mâm của tôi cũng đang nôn oẹ , chúng nó vùa móc họng nôn mồm vừa chủi: " T ơi ! Địt mẹ mày hái phải nấm độc rồi , làm bố mày dính rồi đây này" ! Tôi khoát tay mấy thằng ôm bụng lảo đảo chạy xuống gian nhà của y tá Thám nói hổn hển : Anh Thám ơi , bọn em bị ăn phải Nấm độc rồi , Y tá Thám cuống quýt hỏi tôi nhũng đứa nào bị độc . Tôi nói 7 thằng trong A của em. Y tá Thám vội vàng vó hộp cúu thuong chạy lên gian nhà bọn tôi tiêm liềm mỗi thằng 1 mũi . Lúc đó tôi cũng chẳng biết Thám tiêm thuốc gì . tôi chỉ nhìn thấy Y tá Thám đeo găng tay móc họng tùng thằng một . Tiếng nôn oẹ cứ vang khắp phòng ở . Mấy thằng ỏ tiểu đội khác tò mò cũng chạy ra coi cừòi khúc khích . Thằng Lò văn Sum nguòi Thái cầm cây Nấm tôi hái về lên coi cừòi bảo : Chúng mày ăn phải Nấm độc rồi may mà loại Nấm này độc nhẹ , ngày truóc tao cũng bị rồi . Rất may cho 7 thằng bọn tôi chẳng thằng phải đi viện cả vì loại nấm này độc tố cũng nhẹ vớí lại thằng nào cũng đc nôn ra cả , cho nên khoảng nủa đêm gần sang lại trở lại mặt tuơi tỉnh . Quái lạ đêm hôm đó tôi không nghe thấy tiếng 2 con chó của tiểu đội bọn tôi nuôi sủa . Sáng sớm ra tìm thì hai con cung đang nằm rên ư ủ . Thì ra 2 chú chó cũng bị dính độc bỏi vì sơi hết nhũng bãi nôn của bọn tôi thải ra. Hú vía , sau này ra quân tôi cứ nhớ mãi sự kiện này , thầm nghĩ chỉ vì 1 tay nải Nấm mà mấy thằng suýt bị toi. Lạy chúa ! Cho đến ngày hôm nay tôi vẫn cứ rùng mình vì.........hoảng . Còn hai con chó bọn tôî nuôi vẫn sống để đến ngày đc làm bạn với....... Riềng

Phản ứng của người dân VN về vụ Bô xít

Phản ứng của người dân VN về vụ Bô xít Apr 22, '09 10:31 PM

Anh Công:
“Một cái chủ trương lớn của đảng và nhà nước mà không hề được đem ra bàn thảo tại quốc hội thì liệu nó có đúng là một chủ trương lớn hay không? Và thậm chí người dân cũng không hề hay biết.”
Linh mục Sơn Hà, (Đức),
Vâng người dân người ta đâu có thể lên tiếng được đâu, đảng muốn làm gì thì làm thôi, là một cái đảng độc tài, chỉ đàn áp người dân thôi, chỉ biết đàn áp người dân thôi…”

Thượng tọa Thích Không Tánh, chùa Liên Trì tại TP Hồ Chí Minh :

“Tôi có cái suy nghĩ đơn giản, tôi nghĩ rằng ông Dũng ổng nói câu đó thì có lẽ ổng đâu có còn là người Việt Nam nữa, mà rồi là chắc có lẽ ổng nói câu đó là ổng nói thế cho Trung Cộng đó mà, và có lẽ ổng trở thành người của Trung Cộng rồi cho nên ổng nói như vậy đó.”

Một Việt kiêu :

“Do đảng quyết định và do đảng có quyền chứ người dân không có quyền lên tiếng, bởi vậy cái lời tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng là cái gì cũng là ý đảng thôi, cái quyền của đảng coi người dân không ra gì hết.”
Nữ sv tên Hoài Hương :
“Trong Việt Nam này thì người ta nói là “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, dân biết thì không được biết, mà bàn thì hổng nghe, mà tới khi những người có tài ba góp ý kiến thì có một thái độ không tôn trọng, hay nói trắng hơn là nhà nước không lắng nghe ý kiến của nhân dân. Người ta vẫn nói là ở đây vẫn có những khẩu hiệu và nhan nhản khẩu hiệu là “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” hay là “lòng dân, ý đảng”, nhưng qua cái trường hợp này thì chứng minh là lòng dân khác với ý đảng rồi.”
Lê Trung Thành, 24 tuổi, tại Đài Loan :
“Biết bao nhiêu là trí thức trong nước người ta đã phản ứng, bao nhiêu người dân đã lên tiếng, vậy mà ông ThủTtướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn bảo rằng khăng khăng bảo rằng đây là cái chủ trương lớn của đảng và nhà nước. Chủ trương lớn là vì đảng bao giờ cũng tự cho mình là vĩ đại, bao giờ cũng tự cho mình là lớn, chỉ có người dân Việt Nam của mình là bé nhỏ, nên chẳng thể nào mà can dự vào cái chủ trương đó. Mà sống trong một cái quốc gia, thì mọi vấn đề hệ trọng nó đều liên quan đến cái sinh tồn của mọi người trong quốc gia đó, thì khi quyết định một cái vấn đề hệ trọng như vậy, một mình ông Nguyễn Tấn Dũng ông quyết định, thì thử hỏi con cháu thế hệ sau biết bao nhiêu thế hệ của dân tộc mình phải gánh chịu? Mà người dân của mình không có được quyền can dự vào những chuyện to lớn quốc gia đại sự, thì tự hỏi chủ trương này nó lớn đến mức nào? Chủ trương này nó có phục vụ được cho lợi ích của dân tộc mình về sau hay là không? Hay là chỉ phục vụ cho một nhóm người, một bộ phận rất nhỏ ở trong đảng

Ông Thịnh,( Hà Nội):
Cái đảng này, cái nhóm người này trịch thượng và xem dân không ra gì, đứng trên đầu dân. Thực ra các nhà lãnh đạo của đảng cộng sản, hay là các đảng khác cũng chỉ là những người đi làm thuê, những nhà lãnh đạo thuê của nhân dân. Người dân, người bình thường nhất, những công dân, những người nông dân, những người công nhân, những người trí thức, tất cả mọi người dân mới là người thực sự làm chủ đất nước, còn các nhà lãnh đạo, chỉ là những người làm thuê cho dân. Nếu mà không xứng đáng, không mang lại lợi ích cho người dân chúng ta, cho đất nước cho dân tộc, dân có quyền coi như là ê hê, có quyền thể hiện chính kiến, ý kiến của mình, phản đối những sai trái của họ.”

Nhạc sĩ Tô Hải tự sự .

Gần một tuần nay, tớ bỗng tự nhận thấy mình đã là “ người của công chúng ảo”.! Lý do : Mấy ông ở tủ sách “Tiếng Quê Hương” bỗng phát lên một số trang web lời tựa của nhà báo Lê Phú Khải và mấy trang mở đầu “Hồi kí một thằng hèn” của tớ viết từ năm 2000. Việc làm này tớ cũng chẳng biết nếu không có mấy ông bạn bloger loan tin cho tớ ở trên mạng. Thế là ,khốn nạn cho tớ ,bỗng dưng tớ trở thành “người của công chúng”! Suốt ngày đêm tô-lô-phôn, i-meo từ Bắc vô Nam, từ Pháp, từ Mĩ, từ Anh gọi về làm tớ (vẫn trong tình trạng nửa nằm nửa ngồi khi sử dụng laptop như trên ảnh )phải trả lời phát… mệt.Tiếp theo đó lại thêm các trang web ở nước ngòai liên tục “tái bản”những trang viết nói trên, khiến tớ trở thành “người nổi tiếng” lúc nào không biết. Một số đài phát thanh ở nước ngòai còn phỏng vấn tớ đến cả tiếng đồng hồ khiến tớ phải trả lời …phát nóng cả ...“mô-bai”!. Thế là tớ liền có một sáng kiến : lợi dụng ngay cái blog này để trả lời cùng lúc tất cả người yêu tớ, ghét… tớ thậm chí "khai cung" trước với những kẻ chuẩn bị ..roi để phát vào mông đít tớ rằng :

1) Đây là cuốn hồi kí có tên là “Hồi kí của một thằng hèn” tớ viết từ những ngày mới về hưu, xa rời mọi quy định, mọi phán xét của mọi tổ chức.Tớ phải viết trong tình trạng khó khăn như thế nào thì hãy đọc bài giới thiệu của nhà báo Lê Phú Khải. “Viết thì cứ viết mà run thì cứ run”… cho nên khi hòan thành vào năm 2007, cuốn hồi kí ,trước khi gửi đi,đã được tớ bổ sung thêm một chương “Lời phi lộ viết sau cùng” vì lí do: khi đọc lại tớ vẫn thấy cuốn hồi kí còn sặc mùi “hèn”. Và thế là, tớ lại viết thêm một chương “Tôi đã hết hèn”. Cuốn hồi kí trong USB được một “đồng chí” cũ của tớ, khi nhân danh “khúc ruột ngàn dặm” trở về Tổ Quốc, mang sang Mỹ thì ...quả thật tớ vẫn còn “sợ” nên dặn ông bạn : chờ đến khi tớ chết hãy cho ra mắt. Y như Nguyễn Khải mà tớ đã viết trong một entry trước là “chẳng thể nào đánh được một xác chết” nữa, nghĩa là:Nguyễn Khải chỉ dám “hết hèn” khi mình đã chết ,đã hưởng đủ mọi quyền lợi không ai có thể đòi lại được nữa!

Bản thảo của cuốn hồi kí đó ,cho đến nay, tớ cũng chẳng dại gì mà lưu trong CPU mới (vì cái CPU cũ cól ẽ nay đã trở thành đồ đồng nát),nên cũng chẳng còn nhớ mình đã viết những gì nữa. Vì vậy các bạn cứ hỏi tớ điều này ,điều khác ...nhiều khi tớ chẳng còn biết trả lời thế nào cho khỏi …“trước sau không như một”nữa!

2)Sở dĩ có chuyện “Hồi kí của một thằng hèn” lại ra đời vào năm 2009 này, khi tớ vẫn còn sống nhăn răng... giả ra như thế này chẳng qua vì tớ thấy trong mấy năm qua các nhà văn trẻ, các nhà tranh đấu cho dân chủ ở trong nước đã không hề hèn như tớ, dám cho ra đời ngay ở trong nước những: “Thời của thánh thần”, “Lạc đường”, “Mạt lộ”, “Rồng đá”… ,dám viết những bài báo không theo... lề bên phải.Thậm chí Đào Hiếu còn có hẳn một trang web có tên “Lề bên trái”ngay ở trong nước với địa chỉ công khai “dao hieu.com”,bật lên có ngay,với những nội dung thiệt “hot” mà chẳng sao.. Thế là tớ tự thấy cái gan cái mật của tớ so với họ chưa xứng đáng một phân, một lạng nào. Và tớ quyết định cho xuất bản ngay khi tớ còn sống. Ấy vậy mà sách chưa ra, mới chỉ có mấy trang giới thiệu đã có quá nhiều người tò mò cật vấn tớ nào sách mua ở đâu? nào nội dung nói những chuyện gì? Thậm chí đài BBC (phóng viên Hồng Nga ở Bangkok )còn lo sợ cho tớ rằng “Bác đang sống ở trong nước mà ra một cuốn sách ở nước ngòai như thế liệu có “việc gì” không?” Và đây là tất cả những câu trả lời mà tớ đã công khai tuyên bố với phóng viên đài BBC:

a) Cuốn hồi kí này tớ chỉ nói về cái sự “hèn” của bản thân tớ hay nói một cách khác là tất cả những gì tớ đã trải qua trong suốt hơn nửa thế kỉ, mang tiếng là “kĩ sư tâm hồn” mà chỉ vì bảo tòan tính mạng, vì miếng ăn của vợ con mà trở thành một người “đầu độc tâm hồn” tòan dân bằng những lời nói, câu ca không xuất phát từ trái tim mình

b) Tất cả những điều tớ nêu lên đều là một phần ngàn sự thật mà tớ “vừa là nạn nhân vừa là tội đồ”. Lẽ tất nhiên sẽ phải động đến cả một quá trình mà nền “văn nghệ vô sản” do Đảng lãnh đạo đã biến văn nghệ thành một công cụ đấu tranh giai cấp mà kẻ nào không theo đúng con đường đó thì sẽ bị “chuyên chính vô sản” trừng trị như mọi thành phần khác ngay tắp lự!

c) Tất cả những sai lầm hay sự hèn nhát mà tớ viết trong hồi kí đều được tớ giới thiệu dần dần trong blog suốt từ tháng 8 năm 2007 vừa qua nhưng nó chi tiết, tỉ mỉ hơn nếu sau này các friends có dịp đọc Hồi Ký của một thằng hèn" của tớ. Nhưng có một điều tớ cần nhấn mạnh: Hồi kí của tớ chủ yếu chỉ nằm trong thời gian tớ đang ở dưới sự lãnh đạo quá sai lầm, mà gây nhiều tội ác những năm còn dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động như : Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, đấu tranh chống nhân văn giai phẩm, chống chủ nghĩa xét lại, bỏ tù cho đi cải tạo những người có tư tưởng muốn tách chính trị ra khỏi văn nghệ…Còn những gì đang diễn ra đang được sửa sai không tuyên bố thì tớ chưa đề cập tới vì,cho tới giờ này tớ vẫn đinh ninh là chủ nghĩa cộng sản hôm nay đã cụ thể không còn nữa trên cả lý thuyết lẫn thực tế.Cứ nhìn về mọi mặt về kinh tế,văn hóa ,chính trị, xã hội,….chẳng phải người ta đang đẩy mạnh chôn vùi những khái niệm của Mác-Lê,bằng chính sách khuyến khích Làm Giầu,Chẳng phải người ta đang góp tay đào sâu cái hố ngăn cách giữa giầu nứt villa,đổ building với nghèo không miễng cơm ăn giữa vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long” đó hay sao?(đọc hàng loạt bài của nhà báo Võ Đắc Danh). Sở dĩ người ta không chịu đổi cái tên Đảng chỉ vì họ còn nắm chắc được một trong những vũ khí ác độc nhất đựoc bảo lưu trong cái đống lý thuyết quái quỷ,giết người mà cả thế giới đã quá hiểu nó để bỏ nó vào thùng rác từ gần hai thập kỷ nay.Đó chính là ba thứ vũ khí của “chuyên chinh vô sản" gồm Công An,Quân Đội và..Thông tin tuyên truyền mà rời nó ra thì…xã hội Việt Nam sẽ hiện nguyên hình là một xã hội không hề cộng sản!Các nhà lãnh đạo hiện nay nên gọi là gì?Xin để nhường cho các bạn,nhưng khi phê phán họ xin đừng gọi họ là cộng sản mà “oan” cho họ!Họ đang cố gắng để có "thành tích" với nhân dân để có dịp họ sẽ đổi tên đảng và mục tiêu tranh đấu cho hợp thời hợp thế đấy thôi.Nhưng tiếc thay trên con đường "đổi mới”,họ đang vấp phải quá nhiều :"sai lầm mới" do cả phù thủy lẫn âm binh đều "cá đối bằng đầu" nên khi bị phản đối,biểu tình thì họ không thể nào không giữ lại cái vũ khí “chuyên chinh vô sản”!Họ cũng ,không thể đổi tên cái vũ khí độc nhất vô nhị đó thành “chuyên chính tư bản” được !Đó là nội dung hay chủ đề tư tưởng của cuốn hồi ký cũng như các entries tớ đã viết!

Hơn thế nữa, tất cả những sự kiện đau lòng mà tớ viết ra cũng đã được các nhà cầm quyền đương thời tuy không viết được hồi kí như tớ ( vì đa số đang còn quá trẻ để có thể chứng kiến những sai lầm này) đang sửa chữa một cách “không tiền khoáng hậu” bằng những hành động thật ngoạn mục. Từ việc phục hồi không tuyên bố nhóm “Nhân văn giai phẩm” còn sót lại đến tặng và...truy tặng họ “giải thưởng nhà nước”, đến đưa xác của họ vào nằm ở nơi vinh dự nhất là nhà tang lễ Lê Thánh Tôn…từ việc cho phục hồi những tác phẩm của Phan Khôi, Trần Dần đến việc kỷ niệm và cho in lại các sáng tác của nhóm “Tự Lực Văn Đoàn”… Từ việc cho phổ biến toàn bộ tác phẩm của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh ...đến việc cho thảo luận lại về Hồ Chí Minh với những bản tham luận gây ngạc nhiên của những giáo sư tiến sĩ-đảng viên có tiếng tăm trong nước...Đến việc những trang web của những nick name gây shock bằng những bài tuyên bố, phê phán những sự kiện đang xảy ra hàng ngày… đến những tờ báo chui như “Tự do ngôn luận”, “Tổ Quốc”…chưa hề bị đình bản, bị mời lên “làm việc”… Tớ mới thấy… nỗi “sợ” cuối cùng của tớ (mà thật sự là sợ cho vợ ,con) đúng là …vô duyên.! Vậy là tớ quyết định: Cứ cho ra mắt vào tháng 5 này đi!

Vả lại ,họ có lí do gì mà… “gây sự” với tớ khi chính tớ là người làm những việc mà họ đã ,đang và sẽ còn làm nhưng… rất khó nói!. Nói một cách khác, những điều gì mà Đảng lao động Việt Nam đã mắc phải những “sai lầm lịch sử” thì hôm nay ở cả miền Nam không hề xảy ra…, cụ thể là không có cải cách ruộng đất, không có đấu tố, không có đàn áp văn nghệ dù họ làm những điều mà trước kia chúng tớ nếu làm như họ thì chỉ có mà đi.. cải tạo mút mùa. Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật , từ chỗ kìm hãm, phê phán, cấm đoán ...thì hôm nay ..tha hồ xả láng, miễn là không đả động gì đến…"pô- li- tích !Chỉ riêng về âm nhạc thì thoải mái cóp pi,bắt chước,thậm chí cả ăn cắp của nước ngoài lẫn... của nhau.!Nào là “Con cái nhà ai xinh đáo để”, “Yêu nè, không yêu nè”, “Ứ ừ! Em hỏng chịu đâu”, “Kiếp đánh đề”, “Hãy yêu em dù anh dối lừa”… nào là rock, rap, breakdance đến “thuổng”, luận văn của nhau đều được tự do phát triển, thậm chí còn được khuyến khích ,bảo vệ nữa.

Cho nên tớ mới nghĩ rằng sách của tớ có ra trong lúc tớ còn sống thì tớ đã làm một việc “có ích” cho các vị lãnh đạo đang chẳng muốn làm mất uy tín của các vị tiền nhân bằng những lời xin lỗi công khai. Bởi vậy sách chưa ra mà đã có kẻ chửi tớ là tớ đang làm một công việc “cứu Đảng”, “phản tỉnh vào giờ thứ 25”, thậm chí có kẻ còn cho tớ là “trùm công an văn hóa”?! (đọc trên DCV online). Tớ chắc rằng đây là những người không hề đọc blog của tớ, nhất là những entries tớ viết về những ngày đầu vào “Miền Nam giải phóng” như “Đi thăm giàu hỏi sướng”.Cũng có thể đây là những kẻ khiêu khích tớ để tớ nổi tăng-xông lên mà chết đột tử !

Thế đấy, bỗng dưng người của hơn 200.000 viewers trên blog thì nay tớ bỗng nổi tiếng trong có một vài ngày (tăng thêm mỗi ngày cả ngàn view, làm cái thân già đang vui bỗng …”khổ” chưa từng thấy(!) Vì chỉ riêng việc trả lời email thì cái lưng khốn khổ của tớ đã muốn xẹp thêm mấy đốt còn lại.(xem ảnh mới nhất) Bởi thế cho nên nhân dịp này, tớ thi hành đúng quy định về blog của nhà nước, viết một trang “nhật kí cá nhân" để trả lời cùng lúc nhiều người yêu tớ và dăm ba thằng ghét tớ

Thôi nhé!nhật ký hôm nay xin phép xì-tôp!!
Blog nhac si Tô Hải

Mẹo còi

Nhân hôm về VN chơi và thăm gia đình . Đến nhà thằng bạn thân cùng đơn vị ngày xưa . Ngồi hàn huyên kể chuyện tôi chợt thấy trong bếp nhà nó treo 1 cái bẫy để dụ ruồi nhặng . Ruồi nhặng bu kín đen vào cái dải dây có bôi chất ngọt dụ ruồi vô đó . Ngoài ra vẫn còn rất nhiều con khác vẫn cứ bay vào ào ào trông rất ghê .Tôi nói chuyện với nó : Tại sao mày không treo cái này xa nhà 1 chút thì ruồi nhặng tụ ở đó khỏi bay vào nhà có hơn không . Thằng bạn gật đầu làm theo sang kiến của tôi . Hôm sau nó gọi điện thoại hỏi và nói : Tao làm y như mày nói , ruồi nhặng không bay vào nhiều như truớc nữa T ạ . Tôi cười . Vậy là mình đã giúp cho thằng bạn một nỗi khó chịu bấy lâu mà nó vẫn không hay. Hic

Bản báo cáo của Thiếu tướng, PGS TS Lê Văn Cương về dự án Bauxite Tây Nguyên.

án Bauxite Tây Nguyên.
Bản báo cáo được post trên Vietnamnet nhưng sau 2 giờ đã bị đem xuống. Bản đăng trên Dantoc.Net lấy từ nguồn : Doithoai.com.

Lê Văn Cương

Viện Chiến lược và Khoa học Công an

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2009

VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC CHẾ BIẾN BAUXITE Ở DAK NÔNG VÀ LÂM ĐỒNG CỦA TKV

Sau khi dự các cuộc hội thảo khoa học do VUSTA và Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức và khảo sát các cơ sở khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông, Lâm Đồng, tôi có một số ý kiến (bước đầu) như sau:

1. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên do TKV làm chủ đầu tư là không hiệu quả về kinh tế, bởi lẽ:

Trong dự án TKV trình Thủ tướng Chính phủ có mấy vấn đề:

1. Một là, TKV chưa tính đến, hoặc tính chưa hết, chưa đủ các chi phí chắc chắn sẽ phát sinh như: vấn đề vận chuyển quặng, bán thành phẩm, hóa chất phục vụ khai thác, chế biến và xuất khẩu (trên quãng đường khoảng 250km), chi phí sử dụng điện, nước….

2. Hai là, Trung Quốc sẽ chuyển công nghệ lạc hậu sang Việt Nam (Trung Quốc có công nghệ tiên tiến hoặc có thể mua công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, nhưng họ không chuyển choViệt Nam).

3. Ba là, việc TKV chọn Trung Quốc là đối tác duy nhất bao tiêu sản phẩm là hết sức rủi ro, nguy hiểm.

Tôi không rõ TKV không biết, hay biết mà cố tình không báo cáo đầy đủ? Tôi tin là có cả hai.

Còn nhiều vấn đề khác, nhưng với 3 vấn đề trên có thể đưa ra dự báo: chỉ riêng về mặt kinh tế, dự án khai thác, chế biến Bauxite của TKV ở Tây Nguyên chắc chắn không có hiệu quả, thậm chí có thể lổ lớn.

2. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên của TKV về lâu dài, sẽ gây ra thảm họa về môi trường, sinh thái.

- Một là, các hồ chứa bùn đỏ ở Dak Nông và Lâm Đồng có thể an toàn trong khoảng 10 - 15 năm tới, ngoài 20 năm không ai có thể yên tâm. Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài nhiều tháng; có những trận mưa lớn kéo dài tới 5 -7 ngày, thậm chí đến 10 ngàỵ. Trong điều kiện đó các hồ chứa bùn đỏ trên cao nguyên rất có thể xảy ra sự cố (tràn hồ, lún sụt, vỡ đập, rạn nứt đáy hồ…).

- Hai là, nơi khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông và Lâm Đồng nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk (chảy sang đất Campuchia và sông Mê Kông). Không ai có thể bảo đảm là khai thác, chế biến Bauxite sẽ không làm ô nhiễm (nhiễm bẩn, nhiễm độc) nguồn nước của hai con sông này. Có khoảng 15 triệu người sử dụng nước của hệ thống sông Đồng Nai (nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất…). Tập đoàn TKV hoàn toàn không có khả năng (về tài chánh, công nghệ…) khắc phục, xử lý ô nhiểm đối với sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk.

Chi phí để khắc phục thảm họa môi trường sẽ lên đến hàng chục tỷ đôla, sẽ lớn hơn hàng chục lần lợi ích thu được từ khai thác, chế biến Bauxite.

3. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia

Các đe dọa đối với an ninh quốc gia không diễn ra nhanh chóng và dễ nhận thấy như hiệu quả kinh tế và tai biến môi trường. An ninh quốc gia bị suy yếu nghiêm trọng do:

- Một là, dự án không có hiệu quả về kinh tế, thậm chí thua lỗ, từ đó tác động lớn đến chính trị - xã hội của đất nước, dân mất lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước.

- Hai là, thảm họa về môi trường sinh thái sẽ tác động to lớn đến ổn định chính trị- xã hội. Hàng chục triệu người sẽ phải chịu hậu quả nặng nề về môi trường sống mà không thể khắc phục được trong thời gian ngắn.

- Ba là, Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri - sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và Trung Quốc đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu - tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia. Không rõ những người quyết định cho Trung Quốc vào Tây Nguyên có biết điều này không ?

4. Kiến nghị

4.1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ trực tiếp nghe ý kiến của các nhà khoa học về dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên.

4.2. Cho làm thử với quy mô nhỏ (khoảng 300 ngày tấn alunune/năm), sau 5-10 năm sẽ quyết định quy mô lớn.

NGƯỜI BÁO CÁO

Thiếu tướng, PGS TS Lê Văn Cương

Donnerstag, 16. April 2009

Người trong cuộc nói gì về vụ báo Du Lịch bị đình bản?

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Tờ báo Du Lịch ấn hành toàn quốc mỗi tuần 2 số vừa bị Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam ra quyết định đình bản ba tháng, kể từ hôm 15/4/2009.

Bộ Thông Tin Truyền Thông nêu rõ là trong số báo xuân Kỷ Sửu lãnh đạo báo đã cho đăng những bài không chấp hành sự chỉ đạo đối với thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm.

Chấp hành nhưng không đồng ý

Được biết, số báo Xuân Du lịch vừa nói, có bài với tựa đề “Tản mạn đảo xa”, phóng viên Trung Bảo đã đề cao tinh thần yêu nước của những ngừơi có quan điểm chống lại việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.

Nam Nguyên phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Thái Trợ Lý Phó Tổng Biên Tập phụ trách tờ Du Lịch. Từ TP.HCM ông Thái phát biểu:

Ông Nguyễn Quốc Thái: Chúng tôi chấp hành quyết định của Bộ Thông Tin Truyền Thông (TTTT) nhưng tôi không đồng ý với nội dung của quyết định đó.

Nam Nguyên: Thưa như vậy ông không đồng ý ở những điểm nào?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Bởi vì trong quyết định đó, Bộ TTTT nói để kiện toàn tổ chức, phần này chúng tôi không nói đến. Nói về những bài trong số báo Xuân, trong đó nêu ra bài ‘Tản mạn đảo xa’ của phóng viên Trung Bảo.

Chúng tôi thấy rằng bài báo đó là một bài viết thể hiện những bức xúc lo lắng và buồn phiền của một công dân một quốc gia bị nứơc khác xâm lấn phần đất quê cha đất tổ của mình. Một biểu lộ về lòng yêu nứơc như vậy, tôi nghĩ không nên bị kết án.

Nam Nguyên: Trong quyết định đình bản có nói là Báo đã không xử lý đúng những thông tin nhạy cảm. Thưa điều này nên được hiểu như thế nào?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Tôi không hiểu cách suy luận của những ngừơi có quyết định đó như thế nào. Nhưng tôi đã đọc lại bài của phóng viên Trung Bảo, cũng như các bài khác có được nhắc đến, tôi thấy rằng không có gì sai trái trong tất cả những bài viết đó hết.

Tôi vẫn tự hỏi, phải chăng biểu lộ một tình cảm về đất nứơc của mình, ở trong hoàn cảnh nào đó không phù hợp với quan điểm của một ngừơi nào đó là một cái tội. Tôi nghĩ rằng lịch sử sẽ xét xử việc này.

Sẵn sàng tranh luận công khai

Nam Nguyên: Thưa ông, với quyết định này tương lai Báo Du Lịch sẽ như thế nào theo sự nhận định của ông?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Theo như quyết định của Bộ Thông Tin Truyền Thông để kiện toàn tổ chức về nhân sự, thì chúng tôi không biết chiều hứơng sẽ như thế nào.

Bởi vì như thế sẽ có bổ nhiệm mới và chủ trương của người mới sẽ ra sao thì chúng tôi chưa biết rõ được.

Anh Nguyễn Trung Dân là Phó Tổng Biên Tập Phụ Trách, theo cách nói khác là Quyền Tổng Biên Tập, anh đã xác nhận anh chịu hình thức kỷ luật, nếu biện pháp kỷ luật là cần thiết thì anh sẽ sẵn lòng.

Những nhân viên thuộc quyền thì nếu có một người khác về phụ trách tờ báo thì đó là quyền quyết định của họ, hiện nay ban biên tập vẫn hoạt động bình thường, trong thời gian ấn bản báo Du Lịch tạm đình bản, các phụ trang và Du Lịch Online vẫn hoạt động bình thường.

Nam Nguyên: Thưa ông đây có phải là biểu hiện báo chí phải đi theo lề bên phải như báo chí trong nứơc từng nói tới?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Trong cuộc họp trực tuyến ngày hôm qua với ông Tổng Cục Trưởng Du Lịch kiêm Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch.

Tôi có thông tin cho ông biết rằng, trong ngày hội du lịch ở Đầm Sen, chúng tôi đã bán được mấy ngàn tờ báo chỉ trong một buổi sáng. Như vậy chứng tỏ Báo Du Lịch chúng tôi đi đúng hứơng đúng nguyện vọng của ngừơi đọc.

Việc thay đổi nhân sự và tổ chức là quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhưng quyết định còn lại để đình bảo báo Du Lịch ba tháng, thì như tôi đã trình bày là tôi không đồng ý nội dung quyết định đó và tôi sẵn sàng tranh luận công khai vấn đề này trên các phương tiện truyền thông.

Nam Nguyên: Liệu yêu cầu của ông có hiện thực trong bối cảnh xã hội và báo chí Việt Nam hiện nay thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Có một cuộc tranh luận công khai như vậy thì sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng có thể có hay không thì không thuộc thẩm quyền của chúng tôi.

Nam Nguyên: Ngoài những vấn đề vừa nói, chúng tôi có thông tin là báo Du Lịch hôm thứ Hai có đăng một bài về vụ Bauxite, vấn đề vốn đang gây sôi nổi, rồi qua ngày thứ Ba báo bị đình bản. Ông Nhận định gì về sự kiện này?

Ông Nguyễn Quốc Thái: Xin các ông tự nhận định và đánh giá, tôi xin phép được không bình luận vấn đề này.

Nam Nguyên: Xin cảm ơn ông!

Sống cho.....đầy 3 lọ . Sự tình Yahoo .

Có 2 vợ chồng nhà Yahoo+ Blogge nọ yêu nhau lắm , hễ cứ mỗi lần "hành sự" xong lại bỏ 1 hạt đỗ vào cái lọ để làm kỷ niệm . Rồi 1 ngày kia , chẳng may ông chồng Yahoo bị tăng xông lăn quay ra chết . Vợ Blogge rên rỉ xót xa ôm chồng khóc lóc , kể lể lôi lọ đỗ ra coi , đếm đc 2 lọ rưỡi . Vợ gào tướng : "Ối anh ơi ! Sao anh không sống với em cho trọn đầy....3 lọ". Hức...hức..

Tham khảo
Cộng đồng blog quyết 'bám trụ' Yahoo 360

"Sẽ dùng đến khi 360 'chết' hẳn hẵng hay", "Quyết tử cho blog quyết sinh" là hai trong nhiều tuyên bố đầy cứng rắn của người sử dụng mạng xã hội của Yahoo.
>Yahoo 360 - bỏ thì thương, vương thì tội
Ảnh chụp màn hình blog C&P.
Ảnh chụp màn hình blog C&P.

Sự quyết tâm này cũng được chứng minh qua kết quả thăm dò trong ngày 14/4 trên VnExpress.net, trong đó có tới 52% khẳng định chỉ dời "nhà" khi 360 bị khai tử hoặc nền tảng mới của Yahoo ra đời. Những blast đầy ngậm ngùi như "Thương thay cho số phận ngôi nhà ảo", "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ", "Còn ta với nồng nàn"... đang xuất hiện ngày một nhiều trên mạng. Dời nhà dường như chỉ là việc làm "bất khả kháng" nhằm phòng trừ mất mát dữ liệu và đa số sau khi chuyển vẫn tiếp tục "cày cuốc" trên cánh đồng 360 đầy lỗi.

Một thành viên trên diễn đàn ddth.com còn khẳng định sẽ tẩy chay tất cả các dịch vụ của hãng Internet Mỹ nếu 360 "một đi không trở lại". Gần 16% người tham gia khảo sát cũng dự định không dùng blog nữa, cho thấy nhiều người đồng nghĩa 360 với khái niệm blog nói chung và họ không tha thiết với những công cụ viết nhật ký trực tuyến khác.
Ảnh chụp màn hình.
Ảnh chụp màn hình blog Bubble.
Lời trách yêu Yahoo của một ông bố trẻ.

Một số mạng xã hội trong nước tin rằng cánh cửa 360 khép lại sẽ là cơ hội để họ mở nhiều cánh cửa khác đón người sử dụng. Tuy nhiên, chỉ vỏn vẹn 3% "tàn quân" Yahoo 360 cho biết họ đang chuyển sang dùng dịch vụ "nội", chưa bằng 1/3 số người chọn mạng nước ngoài.

Giữa năm 2008, không ít người còn rủ nhau ký tên yêu cầu Yahoo giữ lại dịch vụ bởi "dù xập xệ, xấu xí, đơn giản thì đây vẫn là ngôi nhà đầy ắp những kỷ niệm vui buồn của người dùng" hoặc mong ngóng một "đại gia" nào đó sẽ bỏ tiền mua lại và duy trì nền tảng này cho người Việt.
PS : Đây mới là kết quả thăm dò hôm nay. Hiện tại dân tình đang bỏ chạy khỏi Yahoo ầm ầm cả lên .

Samstag, 11. April 2009

BIÊN BẢN

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM .BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2009.
BIÊN BẢN
Vai trò của công nghiệp khai thác bauxite-sản xuất alumina-nhôm đối với phát triển kinh tế- xã hộiTây Nguyên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, văn hóa của khu vực
Tiến hành vào hồi 8h 30’ ngày 09/4/2009 tại Khách sạn Melia, Hà Nội,

Thành phần:
1. Đại diện Lãnh đạo TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành:
• Bà Nguyễn Thị Bình – nguyên PCT nước CHXHCNVN
• Quốc hội: UBKH&C, H Đ Dân tộc
• TW Đảng: Văn Phòng, Ban tuyên giáo TW
• Đ./c Hoàng Trung Hải- Phó TTg Chính phủ.
• Bộ Công Thương: Đ/c Vũ Huy Hoàng- Bộ trưởng.
• .Đại diện VP Chính phủ và các Bộ: KH&CN, TB&MT,
KH&ĐT,Tài Chính, GTVT, QP,C An…
-2. Liên hiệp hội Việt Nam:
- PGS,TS Hồ uy Liêm – Q. Chủ tịch LHHVN,
3. Đại diện lãnh đạo các tỉnh: Lam Đồng, gia Lai, Đắc Nông, Bình Thuận, Bình Phước, Đăk Lắk, Cao Bằng , Lạng Sơn….
4. Đại diện các Bộ: KH&CN, TB&MT, KH&ĐT,Tài Chính,
GTVT, QP,C An…
5. Tập đoàn Than và khoáng Sản Việt Nam:
- Ông Nguyễn Mạnh Kiển: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc
7. Thành phần khác:
- Các Viện nghiên cứu, Các Hội KH&KT chuyên ngành có liên
quan
- Các Trường ĐH: ĐHBK, ĐHQGHN, Mỏ Địa chất
- Các cơ quan Báo Đài> VNTTX, vnn.vn. L Đ, TP, Tuổi trẻm
KH& DDS, Đất Việt, Công Thương, Đầu tư….
- Đại diện một số doanh nghiệp nước ngoài: Mỹ, Trung ,Nga,Nhật
Chủ trì:
- Đ/c Hoàng Trung Hải- Phó TTg Chính phủ
- PGS,TS Hồ uy Liêm – Q. Chủ tịch LHHVN
- Đ/c Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công Thương
Thư ký:
- ThS . Lê Công Lương – Q . CVP LHH.
- Đ./c Nguyễn Mạnh Quân – Vụ Trưởng vụ CNN, Bộ CT
-
Nội dung Hội thảo:
1. Đ/c Nguyễn Tiến Vịnh- CVP Bộ Công Thương Tuyên bố lý do,
giới thiệu đại biểu:
2. Đ/c Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương phát biểu về lý do, mục đích hội thảo:
3. Đ./c Nguyễn Mạnh Quân giới thiệu tóm tắt nội dung tình hình thực hiện dự án Quy hoạch phân vùng,thăm dò, khai thác,chế biến, sử dungjBauxite giai đoạn 2007- 2015, có xét đến năm 2025.
(Có Báo cáo kèm theo).
4. Ông Đoàn Văn Kiển: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Báo cáo tình hình triển khai các dự án Bauxite – alumina ở Tây Nguyên ( Có báo cáo
Ý kiến tham luận:
- Ông Nguyễn Văn Ban: VN đừng hy vọng lớn vào Bauxite. . Chung ta có trữ lượng lớn dễ khai thác, nhưng có nhiều bất lợi: Mỏ nằm xa biển, không lợi cho xuất khẩu, Vùng TN lại hiếm nước, trong khi BX cần rất nhiều nước để khai thác, chế biên. Nguồn nước lấy ở đâu? . Hạ tầng cơ sở yếu, không có đường sắt nên chi phí đầu tư, vận chuyển rất lớn. thảm thực vật sẽ bị hủy diệt, nếu đền bù rất lớn và Bô Xit khai thác sẽ có hàm lượng thực vật cao. Chi phí cải tạo, hoàn thổ lớn.
Việc sản xuất Alumina cần có giá thành thấp thì mới có tinh
cạnh tranh. Hiện nay do kinh tế suy thoái, nhiều nhà máy alumina phải đóng cửa (trừ Úc vì giá thành rất thấp). Dự án Alumin Tân rai, Nhân Cơ của TKV, giá thành cao khó cạnh tranh, chỉ có thể hòa vốn ? Liệu có nên triển khai hay o? Đó là chưa tính đến chi phí hoàn thổ môi trường, thuế tài nguyên, thuế XK đều chỉ mới tính bằng ½ ? Chi phí vận tải rất lớn. Như vậy dự án sẽ lỗ vốn ngay từ khi chưa triển khai đã thấy rõ.
Khuyến nghị: nên dừng dự án Nhân Cơ, chuyển dự án Alumina xuống Kê Ga, thay đổi tuyến đường sắt về cảng Phú Mỹ.
- Ông Craig Walkemeyer – G Đ các dự án tại Úc và Châu Á ALCOA): Tập đoàn Alcoa với các giải pháp và kinh nghiệm hoàn nguyên, khoi phục môi trương sinh thai trong khai thác Bauxite và Alumina: phục hồi và bảo tồn đất đai cần được chú trọng, hạn chế đến mức thấp nhất ánh hướng xấu đến môi trường. Trả lại đất đã phục hồi cho Chính phủ hoặc cộng đồng địa phương. Cần
ngăn chăn dòng nước đưa vào các hồ lắng không để chảy tràn lan ảnh hưởng đến cộng đồng. Phục hồi phải làm ngay sau khai thác,theo quy trình 6 bước: san lấp, hoàn trả mặt bằng, trả lại đất mặt, đào xới đồng mức sâu, trồng cây, bón phân bằng máy bay, giám sát quá trình
phục hồi ( Quy trình ở Úc)
Xử lý bã thải Bauxite.
- Ông Triệu Kiến Quốc - Tập đoàn Chalco- Trung Quốc: Báo cáo Giải pháp và kinh nghiệm quản lý bền vững bùn đỏ trong sản xuất
Alumina của Trung Quốc: xây dựng các đập chưa bùn đỏ; cho bùn vào hồ lắng sau đó trồng cây xanh. Tận dụng bùn đỏ sản xuất xi măngsilic cat, sản phẩm cách nhiệt, gốm, vật liệu xây dựng. Sử dụng bùn đỏ để lấp biển, tạo đất.
Ông Bùi Cách Tuyến- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT: Trình bày Các Giải pháp, tiêu chuẩn BVMT
của các dự án Bauxite – Alumina (Có Báo cáo kèm theo)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải – Chủ trì thảo luận.
1. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đọc Điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi hội thảo: không nên khai thác, đề nghị các nhà Khoa học đóng góp ý kiến cho vấn đề này.
2. Ông Nguyễn Ngọc Chất:
- Về vấn đề kinh tế: khuyến nghị nhà đầu tư TKV tính toán lại cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay: nhu cầu nhôm giảm mạnh, sản xuất lỗ… Trong quy hoạch đầu tư xây dựng đường sắt do điều kiện địa hình phức tạp nên tính toán lại hiệu quả đầu tư
- Về vấn đề môi trường: Bùn đỏ thẩm thấu làm ô nhiễm môi trường nặng. Nguồn nước vô cùng khó khăn: việc sử dung nước mặt đã tính toán dùng cho dân sinh không còn dôi dư để dùng; việc sử dụng kinh phí để sử dụng xử lý bùn đỏ (3-4 % là không đủ) quá thấp không đủ để xử lý, sẽ rất nguy hiểm.
- Về vấn đề xã hội: Tổng diện tích 3570ha dự án triển khai là rất lớn( thực tế còn lớn hơn)sữ ảnh hướng to lớn đến đời sống người dân. Đề nghị xem lại nhất là vấn đề đời sống của người dân tái định cư. Cần tính kỹ.
* Kiến nghị: Chỉ nên lấy Tân Rai để làm dự án điểm nếu không thể dừng dự án này.
- Tập trung xây dựng dự án, đặc biệt vấn đề ĐTM cần được tiến hành song hành.
- Nếu khi dự án đưa tiến hành cần phải thực hiện 1-5 tiêu chí
3. Ông Nguyễn Trung- nguyên Cố vấn Thủ tướng Võ Văn
Kiệt:
- Đề nghị Phó Thủ tướng cho tập hợp tất cả ý kiến để tham khảo trước khi quyết định thực hiện dự án.
- Các Báo cáo đã trình bày có nhiều ý kiến cần xem lại vì chưa thỏa đáng: (Khai thác Bauxite là động lực phát triển.. là chưa ổn, TKV
báo cáo cũng không ổn nếu so sánh hiệu quả kinh tế như GS Ban trình bày…), Tiền và công nghệ nào để xử lý bùn đỏ khi ở độ cao lớn và gần dân cư như ở TN. Việc xử lú môi trường như Alcoa cũng không ổn vì Úc khác Việt Nam
- Về vĩ mô: nếu khai thác như TKV đang làm là sai lầm, tốn kém, biến VN thành bãi thải. Với tư cách công dân đề nghị nên tính đến hậu họa chung ta để lại cho tương lai nếu khai thác Bauxte, nên tính đến vấn đề an ninh, vấn đề tụt hậu của đất nước.
4.Nhà văn Nguyên Ngọc:
- Nói khai thác Bauxite như Bộ Công Thương trình bày mà hạn chế xuất khẩu thô là không ổn?. tại sao một sự án lớn như thế này mà không xin ý kiến QH?
- Tình hình ở Tây nguyên hiện nay là phức tạp, Văn hóa ở Tây Nguyên là ở cơ cấu xã hội độc đáo, là rừng, là nước… Chúng ta trong quá trình phát triển đã gây ra nhiều tổn hại. nếu khia thác bauxite sẽ gây ra những vấn đề về môi trường, về văn hóa Tây nguyên .
5. Nhà sử học Dương Trung Quốc:
- Vì sao hội thảo bây giờ mới diễn ra? Tại sao vấn đề quan trọng này không đưa ra QH để tạo sự đồng thuậnm để chia sẻ trách nhiệm? Khi xây dựng dự án này Chính phủ có quan tân đến lịch sử TN o? nếu bỏ qua chúng ta sẽ lãnh đủ,
- Qua trải nghiệm thực tế, chúng tôi không tin các báo cáo của các đại biểu nước ngoài vì VN không có đủ năng lực quản lý giám sát,
- Trong suy nghĩ của Chính phủ có quan tâm đến việc dành tài nguyên cho con cháu hay o? đừng nhìn cái trước mắt theo dạng mì ăn
liền. Nếu chưa đủ lực nên dừng lại.
6. TS Nguyễn Anh:
- Nhu cầu nhôm trên thế giới đang ngày càng tăng, vấn đề là khai thác thế nào cho hiệu quả.
- Hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu vì như vậy thì mới có điều kiện giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, xã hội vì vậy cần tính toán kỹ về thời gian và đặc thù kinh tế kinh tế. Nên vừa làm vừa rút kinh nghiệm
- Vấn đề môi trường, chất lượng cuộc sống cần được đặt lên hàng đầu. TN đang còn nghèo. Cần giải quyết đồng hành vấn đề môi trường và khai thác bauxite để góp phần phát triển TN
- Cần nhận diện đúng vấn đề dựa trên thực tế để quyết định
7. PGS. TS Lê Văn Cương:
- Đây là một hội thảo thể hiện sự nghiêm túc của chính phủ.
- Xin tham luận về vấn đề an ninh kinh tế: Đại hội X nêu rõ: Bất cứ dự án nào cũng phải căn cứ vào hiệu quả, hạn chế xuất khẩu chưa qua chế biến.; vấn đề án ninh kinh tế do thiếu hiểu biết, tính toán kém gây mất an ninh kinh tế. Chủ trương của Đảng là phát triển bền vững nhưng dự án này không có tính bền vững, tính toán thiếu chính xác> kinh phí hoàn thổ, thuế, giải quyết môi trường. Thảm họa môi trường sinh thái ta có thể hình dung nhưng chưa lường hết, chưa tính đủ. Dự
án lỗ sẽ xqm phạm an ninh quốc gia ( thông qua việc mất an ninh kinh tế): Mía đường, xi măng lò đứng, luyện đồng…. là những bài học đau xót
- Vùng này đã có 2 cuộc bạo loạn chính trị 2001 và 2004. Cần thận trọng
- Đây là địa bàn chiến lược ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia cần xem xét kỹ lưỡng
- Đề xuất: Chỉ làm ở Tân Raim các dự án khác dừng lại, tránh làm ào ạt, làm lớn.
8. Ông Nguyễn Phúc Khánh - Hội KH Mỏ VN:
- Phải xác định khai thác bauxit là sử dụng đất tạm thời.
- Việc xử lý bùn đỏ ở Hy lạp bơm bùn thải ra biển cáh 2800, đã làm chết môi trường biển vùng đó… Phải xử lý bắng cách thải vào vùng mới khai thác(khai trường) mang lại hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường
- Vùng trông cây cà phê, chè có giá trị kinh tế thì nên sử dụng phương pháp bững cây, chuyển cây hiệu quả nhanh hơn
9. Ông Chánh:
- Dự án Tân Rai: Khi lập chi phí là 109USD (2001), nếu bán được 210USD thì có hiệu quả. Hiện nay TKV chưa có thiết kế kỹ thuật, đầu vào chưa chuẩn, tính toán không chuẩn. Khi bỏ thầu thấp,
khi ký kết giá tăng nên giá thành đội lên, cần điều chỉnh, tính toán lại.
- Chi phí vận hành, nhân công của ta rẻ nên dự án vẫn có tính cạnh tranh
Phát biểu của YNôngKBeo – Chủ tịch HĐND tỉnh ĐăkNông: Tác động của dự án khai thác baxite và sản xuất Alumine đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông ( Có báo cáo kèm theo)
Phát biểu của ông Hoàng Sỹ Sơn- TVTU, PCT TT UBND
tỉnh Lâm Đồng: Tác động của dự án khai thác baxite và sản xuất Alumine đối với sự phát triển kinh tế - xã hộitỉnh Lâm Đồng: ( Có báo cáo kèm theo)
10. PGS TS Nguyễn Đình Hòe – Hội BVTNMT VN: (có báo cáo kèm theo)
11. PGS, TS Lê Ngọc Thắng – TTK Hội Dân tộc học: (Có báo cáo kèm theo)
12. Gs Hiển:
- Cần có tư duy để phát triển: Khai thác Bauxit là cú đấm phát triển kinh tế? Liệu có phải vậy không? tại sao phải liên doanh với nước ngoài ở nhiều dự án? Chúng ta tích lũy kinh nghiệm và tiến tới độc lập làm, thậm chí độc lập làm mà không cần liên kết
- Vấn đề môi trường: cần đánh giá môi trường chiến lược, biến đổi khí hậu. liệu có xảy ra thảm họa môi trường? vấn đề là cần có cái tâm.
- Đã đến lúc phải dừng lại suy nghĩ: Tăng trưởng kinh tế trước, môi trương sau.
Kết luận; chính phủ phải tư duy lại vấn đề nay
13. TS Phạm Đăng Định:
- Công nghệ của TKV tiếp nhận có phải CN nguồn hay o? có phải công nghệ tiên tiến không?
-
Trả lời chất vấn:
Ông Nguyễn Mạnh Quân – Vụ trưởng Vụ CNN nặng:
- Tại sao không phải trình QH? Vì dự án bauxite chưa đến mức phải
trình QH ( Theo NQ 66 – NQ/QH)
- Cơ sở để XD dự án không phải là NQ của Đảng ( chỉ là tham khảo)
- Dự án sẽ tăng thu ngân sách cho các tỉnh… Động lực phát triển cho Tây Nguyên
- Quy hoạch vội vã, tham vọng: chúng ta đã quá chậm, đã tổ chức nhiều cuộc họp… Tham vọng, nhưng có cơ sở.
- Quy trình lộn ngược: Chưa được phê duyệt đã triển khai
- Vấn đề môi trường có quản lý giám sát được hay không/ trách nhiệm này là do Bộ TN&MT và các địa phương
- Nhất trí với vấn đề rà soát cập nhật lại, điều chỉnh quy hoạch
Ông Đoàn Văn Kiển- Chủ tịch H Đ QT TKV:
- 2 dự án này 100% là vốn của TKV, các nhà ĐT nước ngoài chỉ cung
cấp công nghệ.
- Về hiệu quả kinh tế như ý kiến của TS Ban va TS San: TKV tính toán dựa trên những dự báo để tính toán và dự án sẽ có hiệu quả - Dựa vào các điều kiện cụ thể của nước ta với các nước để tính toán. Giá thành của họ cao hơn của ta
- Dự án sẽ có những năm bị lỗ nhưng tính tổng cả quá trình là có hiệu quả.
- Tại sao không làm mà liên doanh?
- Công nghệ TQ hay CN nước khác? Các chỉ tiêu nhà thầu cam kết phù hợp với chỉ tiêu mời thầu
- Vấn đề điện: do nhà máy nhiệt điện cung cấp của nhà máy
- Nguồn nước: tự xây dựng đập và đã thỏa thuận với địa phương
- Vấn đề hoàn thổ: sẽ hợp tác với các nhà khoa học để hoàn thổ nhưng không thể tuyệt đối được
- Vấn đề đất đai; Thuê đất tạm thời củ dân và trả lại cho họ sau hoàn thổ
- Vấn đề bù đỏ: sử dụng công nghệ thải ướt
- Vấn đề trồng cà phêm cao su: Đất khai thác là đất không có hiệu quả cao khi trồng cây.
- Về Vấn đề xã hội: sẽ giúp người nghèo giảm nghèo, tạo việc làm,
phát triển hài hòa với địa phương và cộng đồng.
- Vấn đề an ninh quốc phòng: Tổng Công ty sẽ góp phần đảm bảo
ANQP
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI:
- Đây là một hội thảo có nhiều ý kiến tâm huyết, đề nghị các bộ ngành, các doanh nghiệp đặc biệt la TKV cần lưu tâm
- Chúng ta dựa trên những dự báo nhưng gần đây nhiều dự báo không chuẩn
xác không chỉ đối với VN mà cả quốc tế
- Về Chủ trương: việc khai thác là đúng chủ trương. Chúng ta có trư lượng lớn về bauxite nhưng chung ta không thể khai thác, phát triển bằng mọi giá. Dự án xây dựng là tốt, cam kết tốt nhưng khi thực hiện không như vây, Sự lo lắng của các nhà KH, các đại biểu là có cơ sở. Chúng ta không thể khai thác mà làm cho dân đói nghèo
- Cần có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình chung
- Về dự án Tân Rai đã nghiên cứu từ những năm 90, không phải là tư duy theo nhiệm kỳ.
- Quy hoạch, đánh giá Đ TM cần phải được tiến hành, nhất là dự án Nhân cơ
- Cơ sở hạ tầng yếu; phải phát triển đường sắt trên cơ sở tính toán cụ thể.
- Hai dự án này có tính chất thí điểm.
9-- Về quy hoạch, tính toán hiệu quả cần đánh giá lại, tính toán lại cho phù hợp với tình hình chung nhất là tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Về Đ TM chiến lược chung ta chỉ mới đạt được 20% vì chúng ta không đủ nguồn lực nhất là nhân lực các cơ quan tư vấn.
- Cần phải có sự đánh giá lại các quy hoạch. Có quy hoạch nhưng quy hoạch có đảm bảo chất lượng không?
- Về vấn đề chiếm đất, rừng: không phải là nhiều nhưng vấn đề tác động MT đối với Dtích còn lại. vấn đề là tác động vào đất NN, đất sinh hoạt như thế nảo: Đây là vấn đề khó cần tính toán kỹ, có giám sát lên một kế hoạch cụ thể. Chủ đầu tư phải có kế hochj lấy đất, kế hoạch hoàn thổ để các cấp các ngành giám sát.
- Vấn đề xử lý nước thải, xử lý môi trường cần thực hiện, giám sát nghiêm túc
- Vấn đề công nghệ: cần làm chủ CN nhập để sáng tạo CN riêng mình
- Cần giám sát chặt chẽ vấn đề công nghệ và thi công
- Theo dõi sát sao thị trường để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
- Về cơ sở hạ tầng: chưa dễ triển khai dự án đường sắt vì cần cân đối chung toàn quốc. Còn riêng hai dự ấn cần tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học để cho hợp lý
- Vấn đề cung cấp nước: cần xem xét trong quy hoạch tổng thể toàn vùng Nam bộ có sự tham gia của các Bộ ngành liên quan
- Vấn đề điện: vì không lợi thế để sản xuất nhôm nên chung ta dừng lại ở Alumina. Cần tính toán đến khả năng phát triển nhôm
- Về nguồn nhân lực của dự án: hướng đi của TKV là đúng, cần chú trọng ngay từ bây giờ
- Hiệu quả kinh tế: theo tính toán của TKV là trên 10%, nhưng theo sự biến động như hiện nay của thế giới nên Bộ Công thương và TKV cần tính toán lại, nếu không lãi, không làm.
- Về vấn đề văn hóa, bản sắc: những giải pháp đưa ra chưa an tâm. Cần có sự quan tâm đến văn hóa, an ninh. Cần có sự giám sát chặt chẽ các hợp phần của dự án nhất là vấn đề di dân, tái định cư…
- Vấn đề môi trường: cần phải chú trọng đặc biệt. Có Cn xử lý nhưng vấn đề có làm không? Có đầu tư kinh phí đầy đủ không, có giám sát được không?
- Chính phủ tiếp thu nghiêm túc các ý kiến và giao cho các bộ, ngành thực hiện một số việc:
+ Bộ Công Thương xem xét lại vấn đè quy hoạch; phối hợp giám sát chặt chẽ; xem xét lại các giải pháp, thẩm định lại việc xử lý bnf đỏ; phối hợp với các ngành tính toán lại hiệu quả kinh tế
+ Bộ tài nguyên &MT thăm dò tính toán lại trữ lượng; thẩm định kế hoạch, xem lại vấn đề thu hồi đất, vấn đề hoàn thổ; vấn đề nước cho cả vùng, cả nước; phối hợp với các địa phương giaism sát về MT
+ Bộ KH&CN: caadn phối hợp thẩm định, giám sát công nghệ
+ bộ NN&PTNT; giám sát vấn đề đất nông nghiệp, hoàn trả đất…
+ Các tỉnh có mỏ: cần tuyên truyền, phối hợp tổ chức thực hiện, đặc biệt công tác tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng
+ Đối với TKV: Đối với dự án Nhân Cơ phái có Đ TM mới được khởi công; phải đảm bảo tốt vấn đề MT, vấn đề hoàn thổ; phải tính toán lại hiệu quả kinh tê, huy động vốn… lập thiết kế kỹ thuật xử lý bùn đỏ để Bộ CT thẩm định mới được thực hiện…
Đ/c Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương Tổng kết hội thảo:
- Các Bộ, ngành đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc kết
luận của đ/c Phó Thủ tướng CP
- Cảm ơn quý vị đại biểu
Hội thảo kết thức hồi 18h15 cùng ngày

Freitag, 10. April 2009

Người nông dân cần thiết phải có trình độ?

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
JPG - 12.4 kb

Nghe Phần Âm Thanh

Trong gói kích cầu ban hành vừa qua Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có đưa ra đề nghị dành một ngân khoản cho khu vực nông thôn để dạy nghề cho nông dân thông qua các trường đại học và trung cấp dạy nghề.

Dự án không mới mẻ
JPG - 18.1 kb
Người nông dân thà dầm mưa dãi nắng trên cánh đồng của mình hơn là ngồi yên trong lớp với những bài giảng quá tầm hiều biết của họ. AFP photo

Đây không phải là một dự án mới mẻ vì trong quá khứ Bộ NG&PTNT cũng đã triển khai các loại hình đào tạo tay nghề cho người nông dân nhưng không thành công. Câu hỏi đặt ra cho lần này là làm cách nào để tránh những vết xe đổ trong quá khứ.

Mới đây Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có đưa ra đề nghị yêu cầu chính phủ cung cấp ngân sách trong gói kích cầu để đào tạo tay nghề cho nông dân. Đề nghị này được chính phủ xem xét và có khả năng cho phép thực hiện khi gói kích cầu thứ hai tung ra vào đầu tháng 5 sắp tới.

Việc khuyến khích người nông dân đi học nhằm kích thích nền kinh tế liệu có phải là biện pháp phù hợp hay không, và biện pháp này sau khi đưa ra thì khả năng thành công tới đâu?

Tiến sĩ Ngô Tấn Lực, Hiệu Trưởng Đại Học Tiền Giang, cho biết kinh nghiệm của ông về việc này :

"Thật ra thì đây không phải là lần đầu tiên chính phủ đưa ra chủ trương này đâu, mà trước đây đã giao cho Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội kết hợp với Bộ NN&PTNT để đào tạo nghề cho nông dân, nhưng mà cái kết quả trước đây phải nói rằng nó rất hạn chế.

Tôi vẫn tin rằng trong điều kiện mới thì chương trình này sẽ thành công, nhưng không cao. Nhưng phải nói rằng đây là quyết định cũng tương đối đột phá của chính phủ. Bản thân tôi, tôi rất ủng hộ cái này. Nhưng mà cho rằng thành công mỹ mãn hay là thành công khoảng chừng 60-70% thì tôi nghĩ chắc có lẽ không tới ."

Mục đích của việc đào tạo nghề cho người nông dân được Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn, cho biết:

"Chương trình đào tạo nghề cho người nông dân là hết sức quan trọng. Một là đào tạo nghề cho họ để làm ruộng, để làm nông nghiệp cho tốt hơn. Hai là đào tạo nghề để họ ra khỏi nông thôn, họ đi làm ở các ngành nghề công nghiệp - dịch vụ cho tốt. Tỷ lệ tay nghề mà người nông dân được đào tạo thì hiện nay rất thấp."

Kinh nghiệm từ những kế hoạch trước
JPG - 66 kb

Báo chí luôn nhắc đi nhắc lại rằng người nông dân luôn là giới bị thiệt thòi nhiều nhất trong mọi chính sách hỗ trợ của chính quyền. Kế hoạch này liệu có khác với những lần trước đây hay không?

TS Đặng Kim Sơn phân tách những thành công được ông cho là quá khiêm tốn qua những lần áp dụng dạy nghề cho người nông dân trước đây, ông chia sẻ:

"Có 3 cách thức để cho tiền người nông dân khi đào tạo. Cách thứ nhất mà trước đây đã làm tức là cấp tiền cho các trường mà đa số là trường của nhà nước để dạy nghề cho người dân. Cách này cũng tốt, nhưng thường thường cái hiệu quả của nó chưa phải là cao, bởi vì thường thường người ta dạy cho người dân không chắc đúng là cái nghề mà trong thực tế người ta cần. Thứ hai là người đến học thì cũng là vì tiền là tiền nhà nước cấp cho nên chất lượng học tập không gắn vào với tiền bỏ ra.

Cách thứ hai tức là cho tiền như là tín dụng để người dân có thể vay tiền đi học được. Cách này có tốt hơn, nhưng nó rất là phù hợp đối với học sinh đi học đại học hoặc cao đẳng hay học nghề hơn là người nông dân đi học lớp ngắn hạn.

Cách thứ ba tốt nhất là cho tiền người nông dân như là học bổng, tức người ta sử dụng đồng tiền ấy đến những nơi dạy đúng nghề người ta cần. Tôi nghĩ cách đấy là tốt nhất. Sau khi có chương trình đấy rồi thì có tổ chức cung cấp những nghề phù hợp với người nông dân hay không thì đây sẽ là bước tiếp theo. Nếu mà làm được chuyện này, không những các trường của nhà nước mà cả các trường của tư nhân, ngay bản thân các doanh nghiệp cần lao động mà tự mở ra trường lớp như vậy, thì tôi nghĩ rất là tốt."

Mục tiêu giảng dạy cần phải được đặt ra với chương trình phù hợp và có nghiên cứu cho hợp với trình độ cũng như nhận thức của một thành phần rất đặc biệt của xã hội. Không phải cứ tung tiền ra là đạt kết quả cho dù số tiền đó có lớn đến đâu chăng nữa.

Chương trình cần phù hợp với trình độ

Vết xe này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người đi học lẫn người dạy. Đối với người nông dân, việc đến trường sau giờ làm việc thật ra là một công việc rất vất vả. Họ thà dầm mưa dãi nắng trên cánh đồng của mình hơn là ngồi yên trong lớp với những bài giảng quá tầm hiều biết của họ. Còn người dạy thì sao? Liệu có hứng khởi gì trước những học sinh bất đắc dĩ này?

Mục tiêu giảng dạy cần phải được đặt ra với chương trình phù hợp và có nghiên cứu cho hợp với trình độ cũng như nhận thức của một thành phần rất đặc biệt của xã hội. Không phải cứ tung tiền ra là đạt kết quả cho dù số tiền đó có lớn đến đâu chăng nữa. TS Ngô Tấn Lực cho biết ý kiến của ông, qua kinh nghiệm giảng dạy mà ông có:

"Hiện tại các địa phương họ có trung tâm khuyến nông và trung tâm học tập cộng đồng, tôi cho rằng với nguồn kinh phí đó thì có thể có một kết quả nhất định. Còn nói rằng sẽ có hiệu quả cao như mấy nước ví dụ như bên Thái Lan, Malaysia gần khu vực mình, người nông dân Việt Nam mình hiện nay họ không có thói quen sáng đi làm tối lại đi học hay là bỏ công việc đồng áng để đi học rồi về làm, thì tôi cho rằng cái này phải có thời gian, bởi lý do là vì điểm xuất phát trình độ của mỗi người rất khác nhau."
JPG - 28.4 kb

Nhiều chuyên gia kinh tế đồng ý rằng nhà nước có thể lập ra những kế hoạch dựa vào các đơn vị có sẵn này để đào tạo cho người nông dân. Tuy nhiên cần phải xem xét lại nhu cầu thực sự của người được thừa hưởng. Người nông dân cần theo dõi nhu cầu của thế giới hay ít ra là nhu cầu trong nước trước các sản phẩm nông nghiệp.

Họ cũng mong mỏi nhận được những thông tin mau nhất của thế giới về những biến động chung quanh và có lẽ sự trợ giúp của chính phủ trong những lĩnh vực này mới là một trong những yếu tố chính giúp cho kiến thức của người nông dân tiếp cận hiệu quả nhất trong tiến trình sản xuất.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.

Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.

Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.

Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.

Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
VnExpress - 'Bô xít ở Tây Nguyên là vấn đề hệ trọng

Freitag, 3. April 2009

Chung cư 18 tầng rung rinh

Cư dân chung cư Nguyễn Ngọc Phương ở quận Bình Thạnh, TP HCM, đang hoang mang vì mấy ngày qua nhà liên tục rung rinh, mỗi lần kéo dài 5-10 giây hoặc hơn. Nguyên nhân được xác định là công trình thi công bờ kè gần đó.

Chủ một hộ dân ngụ tầng 17 chung cư này kể, tình trạng rung lắc bắt đầu từ chiều ngày 1/4 đến sáng 2/4, ngồi trong căn hộ thỉnh thoảng lại cảm nhận được những đợt rung rinh trong 5-10 giây, có khi hơn nửa phút, đứt quãng nhưng tái diễn nhiều lần. "Tôi hoang mang không biết tại sao lại có hiện tượng như vậy", ông nói và diễn tả thêm, cơn rung không gây xáo trộn đồ đạc nặng nhưng đủ làm những vật thể nhẹ như cốc nước, ly tách trên bàn nhúc nhích, giống như có động đất.

Còn người giúp việc của một gia đình ở tầng 15 cho hay, mỗi lần lắc, phần nền căn hộ thoáng rung vài đợt rồi trở lại bình thường.

Nhiều cư dân ở tầng thấp hơn cũng khẳng định họ cảm nhận được hiện tượng nền nhà rung rinh khi ngồi trong căn hộ của mình từ vài ngày nay. Thậm chí một chủ hộ ở tầng 2 lo hiện tượng này có thể kéo dài nên dự tính tạm rời chung cư vài hôm để đảm bảo an toàn.

Chung cư Nguyễn Ngọc Phương, quận Bình Thạnh nằm gần bờ kênh công trình bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: Vũ Lê.

Trao đổi với VnExpress.net hôm 2/4, người phụ trách kỹ thuật của chung cư Nguyễn Ngọc Phương, ông Nguyễn Văn Nhân khẳng định có hiện tượng rung lắc chung cư. Nguyên nhân là công trình xây dựng bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở gần đó đang dặm lại cừ, dùng búa nặng 60-70 tấn đóng cọc, cừ nên ảnh hưởng đến tòa chung cư, khiến người dân có cảm giác nhà mình rung nhẹ.

Ông Nhân miêu tả, mỗi khi búa đe xuống các đầu cừ, người ngồi gần bờ sông sẽ có cảm giác giật nẩy người lên, bàn đá cũng rung nên cư dân tòa nhà Nguyễn Ngọc Phương cảm giác nền nhà rung nhẹ là điều dễ hiểu. Song ông Nhân khẳng định rằng, nền móng của tòa nhà hoàn toàn chịu được những xung động dạng này nên dân có thể yên tâm.

Chung cư Nguyễn Ngọc Phương nằm rất gần bờ kênh, mặt sau của tòa nhà cách công trình bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè 30-50 m. Tại đây rất nhiều cọc, cừ và khối bê tông được chất thành đống phục vụ cho việc thi công.

Trước đó, chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh) có vị trí xa bờ sông hơn nhưng cư dân cũng phản ứng gay gắt với nhà thầu đang thi công phần cọc, cừ bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè do căn hộ của họ cũng có hiện tượng rung nhẹ.

Mặt tiền chung cư Nguyễn Ngọc Phương, quận Bình Thạnh. Ảnh: Vũ Lê.

Phó giám đốc Công ty TNHH xây dựng và khảo sát công trình Thanh Tuấn (nhà thầu phụ thi công bờ kè), ông Huỳnh Kim Phương cho biết: "Với tốc độ làm việc như hiện nay, phải đến hết năm 2009 mới hoàn tất công trình bờ kè, nếu có chút ảnh hưởng chỉ là nhất thời, mong bà con thông cảm".

Ông Phương phân trần, dân ở chung cư Miếu Nổi và Nguyễn Ngọc Phương từng phản ảnh về chuyện chung cư bị chấn động và rung nhẹ, tuy nhiên đây chỉ là sự nhạy cảm của cộng đồng dân sống trong các tòa nhà cao tầng, những ai không hiểu biết mới tỏ ra lo lắng.

Theo giải thích của ông Phương, công trình cải tạo môi trường nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là dự án lớn, vốn đầu tư lên đến 194 triệu USD, do Sở Giao thông vận tải TP HCM làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Trung Quốc làm nhà thầu chính. Các bước khảo sát, thẩm định địa chất và tư vấn giám sát đều được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn. Những chấn động trong quá trình đóng cọc giữ bờ kè đã được khảo sát kỹ trước khi tiến hành.

Ông Phương phân tích thêm, hiện nay các công trình cao tầng đều sử dụng kỹ thuật khoan cọc nhồi, ăn sâu xuống lòng đất trung bình 40-50 m, chịu được những chấn động mạnh và có đủ sức vượt qua những cơn địa chấn thông thường. Vì vậy, đối với công trình 17-18 tầng như chung cư Miếu Nổi và Nguyễn Ngọc Phương đều có nền móng vững chắc nên đảm bảo an toàn.

Còn nguyên cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Trần Chủng giải thích: "Công nghệ đóng cọc và cừ thường gây chấn động, chắc chắn sẽ tạo ra sóng xung kích lan tỏa ra khu vực lân cận khiến người dân trong chung cư cảm nhận được nền nhà rung nhẹ".

Tuy nhiên, ông Chủng cho rằng những chấn động nhẹ này chỉ là nhất thời và sẽ nhanh chóng qua đi khi việc thi công dừng lại, thông thường không gây ảnh hưởng xấu đến tòa nhà kiên cố gần đó.

Song ông khuyến cáo rằng, nếu nhà cửa có kết cấu yếu thì đơn vị thi công phải đào rãnh ngăn cách để hạn chế xung động gây ảnh hưởng xấu đến công trình chung quanh. Ông Chủng cũng khẳng định rằng, thông thường trong khu trung tâm chỉ nên ép cọc cừ chứ không đóng để hạn chế luồng sóng xung kích gây ảnh hưởng tới các tòa nhà lân cận, đặc biệt là công trình cao tầng.

Donnerstag, 2. April 2009

Đây là toàn cảnh B3 và B4 khu tập thể Kim Liên Hà nội



Đây là toàn cảnh B3 và B4 khu tập thể Kim Liên Hà nội hiện truong xảy ra vụ xô xát giua 30 đầu gấu và dân khu tập thể

Mittwoch, 1. April 2009

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức công bố quyết định huỷ bỏ vô thời hạn kế hoạch khai thác mỏ bô xít ở Tây Nguyên.

01.04.2009

Khung cảnh buổi họp của chính phủ hôm 31.03.2009
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ lần đầu tiên diễn ra trực tuyến với các tỉnh, thành chiều 31/03/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức công bố quyết định huỷ bỏ vô thời hạn kế hoạch khai thác mỏ bô xít ở Tây Nguyên. Quyết định này đã được Thủ tướng ký duyệt và có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2009.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành phần lớn thời gian để giải thích quyết định đình chỉ kế hoạch phát triển Bô xít Tây Nguyên. Như báo chí trước đây đã cho biết, việc khai thác quặng bô xít là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, như đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội X. Đã có nhiều ý kiến khác nhau trong các cuộc họp của Bộ Chính trị cũng như Chính Phủ và cuối cùng đã có quyết định chung dẫn đến việc Chính phủ phê duyệt việc qui hoạch phát triển bô xít Tây Nguyên với tinh thần đảm bảo hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc bàn thảo, lắng nghe ý kiến mọi ngành mọi cấp trên tinh thần "lấy dân làm gốc" trong một tháng trở lại đây, Chính phủ - mà đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - đã ra quyết định huỷ bỏ tất cả các dự án khai thác quặng bô xít ở các khu vực Đăk Nông, Bảo Lộc. Ngoài những ảnh hưởng rõ ràng về kinh tế, môi trường và xã hội, dự án bô xít nếu tiến hành sẽ ảnh hưởng đến vị thế chính trị của quốc gia trước thế giới. "Tây Nguyên là mái nhà của Đông Dương, chúng ta không được để bất cứ một ảnh hưởng nào từ bên ngoài gây áp lực đến vị trí chiến lược này, chúng ta phải kiên quyết bày tỏ thái độ đối với những hàng xóm nào muốn leo lên trên mái nhà ấy!" Thủ tướng cho biết. "Những sự kiện nóng hổi diễn ra gần đây trên biển Đông cho thấy, chúng ta không thể không đề phòng những người hàng xóm này".

Thủ tướng giải thích nguyên nhân chính dẫn tới việc phủ quyết này là sự quan tâm và lo ngại sâu sắc của mọi giới, mọi tầng lớp về vấn đề này. Chính phủ đã thành tâm lắng nghe các ý kiến, quan điểm đóng góp của các nhà môi trường học, xã hội học như Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Tiến sĩ Trần Bỉnh Chư... cũng như những nhân vật có uy tín và ảnh hưởng lớn trong quần chúng, từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến nhà văn Nguyên Ngọc, từ Hoà thượng Thích Quảng Độ đến những người Việt ở nước ngoài như ông Bùi Tín.

Thủ tướng cũng chân thành cám ơn các nhà báo đã mạnh dạn bộc lộ quan điểm của mình qua những bài viết nảy lửa trên những trang blog cá nhân. "Bày tỏ chính kiến trong môi trường thông tin đại chúng là một việc làm đáng hoan nghênh, hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cuộc họp trực tuyến đầu tiên đã trở nên sôi động với cuộc viếng thăm bất ngờ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Trong bài phát biểu ngắn trước Chính phủ, đồng chí Tổng Bí Thư đã nhấn mạnh chủ trương của Đảng là hoàn toàn ủng hộ quyết định của Chính phủ. Bằng một giọng xúc động, đồng chí cho biết lý do Bộ Chính trị và bản thân đồng chí thay đổi quyết định như trên là vì đã đọc được những ý kiến và tranh luận của các thành viên của các diễn đàn X-Cafe và Dân Luận trên mạng Internet. "Thanh niên Việt Nam bắt đầu biết quan tâm đến công việc nước nhà là một tín hiệu đáng mừng", đồng chí Tổng Bí Thư bày tỏ.

Một ngày trước đó, ông Phạm Khôi Nguyên, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường đã thay mặt chính phủ giải trình trước Quốc Hội về dự án gây nhiều tranh cãi này. Cuộc điều trần của bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên bị gián đoạn nhiều lần vì những tranh luận gay gắt giữa ông Dương Trung Quốc và những đại biểu Quốc hội ủng hộ hoặc chống đối chủ trương khai thác bô xít này.

Chương trình nghị sự ngày mai sẽ chú trọng vào việc chính thức tuyên bố Chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như những biện pháp để khai thác và bảo vệ vùng biển đảo này của tổ quốc.