Sonntag, 22. Februar 2009

có gì nói đấy nhưng mà thật




Tôi nhớ hồi còn thủa hs và khu tập thể nơi tôi ở . Hễ cứ vào buổi sáng sớm là nghe tiếng chim đậu trên những cây xà cừ tước cửa nhà hót líu riu và tiếng người gọi nhau i ới đi tập thể dục buổi sáng là tôi choàng dậy chuẩn bị đánh răng rửa mặt sửa soạn đi học . Qui luật này kéo dài khoảng 6 năm , vì điều kiện gia đình thay đổi công tác + chiến tranh rồi cả nhà đi sơ tán tránh bom Mỹ và tôi không còn được hưởng qui luật thanh bình và hơi... trẻ con này nữa . Thời gian cộng lại tuổi thêm lên , học xong tôi đi làm , đi bộ đội rồi đi nước ngoài học ...... Cả 1 khoảng thời gian dài sẽ có lúc mình thấu suốt lại quá khứ đã trải rồi và ngẫm nghĩ lục lọi .
Giờ đã định cư ở Tây âu cùng gia đình , cách đây mấy năm và rồi gần đây nhất là tháng 9/2009 tôi có về VN thăm . Thực tế nhìn thấy cảnh vật quen thuộc ngày nào đã mất , người quen xóm giềng cũng không còn ở đó nữa thay vào đó là 1 khung cảnh lạ hoắc , thay vào hàng cây xà cừ trước cửa nhà hồi nhỏ tôi ở là 1 lô 1 lốc ngôi nhà trông chối mắt ,bươn ra mọc chình ình nhấp nhô làm cửa hàng Cafe , gội đầu , bán phở , hàng nước ...
Chối nhất vào buổi sáng khoảng 4-6h là tôi bị ho sặc sụa vì khói than tổ ong của mấy nhà Cafe , hàng phở dưới nhà nhóm bốc lên . Ngoài thời gian không khí "sạch sẽ" trên có nghĩa từ 6h sáng trở đi cho đến 22h đêm cả tp bị chìm trong bụi ngập khói thải của hàng triệu ô tô , xe máy , hàng quán , gia đình lẫn công trình XD thải ra . Tất cả những hình ảnh trên dễ tạo cho người khách từ xa đến sẽ có một chữ "nản , ngại" trong ký ức của một lần đầu tiên đến thăm.
Sang Tây âu trở lại , tôi có kể lại chuyến về thăm VN những thay đổi và tai nghe mắt thấy . Bạn bè chậc lưỡi : Ôì dào VN nhà mình trăm năm...muôn thủa .....Và thế là mỗi người 1 chuyện nhao nhao tranh nhau kể ...nào là cái lọ cái chai của mấy chị em Hà nội , Hải Phòng, Nam định,Thái nguyên sau những đợt về VN thăm quê .....Tôi đã chạm phải bức tường , hết điện .

Lòng dân đang chuyển?

Lòng dân đang chuyển?

Dạo gần đây, những người tôi gặp và có dịp hàn huyên tất thảy đều có chung một cách thể hiện khi nói về chế độ đang cầm quyền. Đó là sự thể hiện rất khác so với thời gian trước. Trong lòng tôi thầm nghĩ đã đến lúc mà hầu hết người dân nhìn thấy được bản chất lưu manh của những cán bộ công chức nhà nước mà lương tâm bị con gì tha mất từ lâu. Vừa xót xa cho sự mất mát của người dân trong thời gian qua, vừa mừng vì nó sẽ giúp cho sự thay đổi toàn diện của đất nước trong thời gian tới.

Người bạn làm ở một bộ phận tại sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thường nhận được tiền từ khách cho (tự nguyện cho hay buộc phải cho? ta chưa bàn tới) nay tâm sự đã cảm thấy bất an với những đồng tiền đó. Người ấy muốn được thay đổi công việc, chấp nhận dù tiền ít hơn nhưng tâm thấy yên hơn. Ít tiền hơn thì cũng không phải cúng nạp và khúm núm trước cấp trên như trước nữa. Ít tiền hơn nhưng cảm thấy thoải mái sử dụng đồng tiền do mình làm ra một cách chân chính. Tôi hỏi: sao bây giờ lại cảm thấy như thế? Bạn tôi trả lời: chán lắm mày ạ, tao nhìn thấy sắp sập đến nơi rồi, lo cho mình được thanh thản chút nào hay chút ấy.

Người bạn hiện đang tự làm chủ một việc kinh doanh nhỏ cũng chia sẻ là cảm thấy mình đã quyết định đúng khi không tiếp tục ở lại phục vụ lâu dài trong môi trường quân đội (lý tưởng thưở trai trẻ của anh). Anh say sưa hát những bài nhạc đỏ trong buổi karaoke họp mặt bạn bè nhưng đưa ra một kết luận trong tăng 3 của chúng tôi là quân đội thời nay không còn giống như quân đội thời xưa. Gia đình anh đã 3 đời tham gia cách mạng. Nhưng thật may cho anh đã có ngã rẽ đúng lúc (và tất nhiên bị gia đình quở mắng một trận tơi bời). Nếu ở trong quân ngũ đến hôm nay không biết anh sẽ về đâu với cái tính thẳng như ruột ngựa của mình vì trong đấy như một xã hội phong kiến thu nhỏ nơi cấp trên là vua, là quan phụ mẫu của cấp dưới. Thăng quan tiến chức không phải đến từ sự phấn đấu phụng sự quốc gia, dân tộc mà đến từ sự ganh đua nhau cung phụng cho cấp trên. Bây giờ đâu có chiến tranh để thấy lòng mình hướng về một điều cao cả mà bất chấp tính mệnh. Thấy cái cách chính quyền hành xử về vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa mà xót lòng quá. Nếu còn làm một người lính mà phải câm lặng trước sự việc đó thì tức đến chết thôi, còn nếu có phản ứng thì chắc anh sẽ bị mức kỉ luật nặng nhất của quân đội. Nay là một người dân bình thường anh có thể nói những điều mình nghĩ với bạn bè và mong có một ngày phải thay đổi để lý tưởng của anh được sống cùng hồn thiêng sông núi. Anh nói: tao thấy một đảng độc quyền toàn chỉ có chuyện xấu, tao ủng hộ đa đảng.

Người bạn làm kế toán trưởng cho một doanh nghiệp (loại vừa và nhỏ) khi nhắc đến các vị cán bộ quản lý thuế của đơn vị (một quận nội thành HN nổi tiếng với các trò ăn chia trắng trợn) thì ôi thôi một tràng bức xúc được bung ra khiến người nghe không khỏi lắc đầu ngao ngán. Trong tình hình đầu ra của công ty đang bị thu hẹp bởi không còn đơn hàng xuất, tiền bạc không có đủ để xoay các chi phí đầu vào khiến công ty gặp khó khăn tứ bề. Vậy mà khi công ty gắng hoàn tất hồ sơ xin hoàn thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ để lấy tiền về xoay sở thì được ngay một đề nghị “chia đôi, ứng 1/2” (tức chia 50% và ứng 25%) thì trong vòng 1 tuần sẽ có kết quả. Vị cán bộ thuế lý luận: thời buổi này ai có tiền mặt là vua, bên em biết điều thì kịp có tiền mà duy trì, còn không thì ráng chờ làm theo đúng qui trình, hồ sơ xin hoàn thuế đang chất đống ở chỗ bọn anh, bọn anh giải quyết theo thứ tự, lúc nào đến hồ sơ của em thì sẽ báo, đang buổi giao thời giữa luật thuế GTGT cũ và mới (mới áp dụng từ 1/01/2009) nên bọn anh phải xem kỹ chứ làm trật một chút thì ai gánh trách nhiệm cho bọn anh. Bạn tôi rủa xả (cho bạn bè nghe chứ có dám nói với cán bộ thuế đâu, thế mới khổ): người ta sắp chết đến nơi rồi mà hắn còn đòi ăn dày đến thế, qui với chả trình, cũng là các bố hết chứ ai vào đây, đồ chó tha quạ bắt. Rồi hỏi bọn tôi: vậy bây giờ tớ phải làm gì? Chịu thì tức chết, không chịu thì cũng tức chết, mà cha giám đốc nhà tao cũng hết đường rồi, có tiền về để còn xoay việc khác không thì cũng chết cả đám, giá mà có ai quét hết đám giặc này cho tớ đỡ tức? Tôi thầm nghĩ: sẽ đến ngày ấy thôi.

Cô hàng xóm gần nhà một buổi tối tạt qua tâm sự với ông bà già nhà tôi. Cô có đứa con trai nhỏ học lớp 6, thằng bé học cũng khá phải tội hơi nhút nhát. Không biết tiêu chí thế nào mà em được chọn vào danh sách đề cử đi thi môn Toán cấp quận. Nghe con về báo như vậy cô thấy mừng cho con. Thời gian ôn để thi trước tại trường nhằm chọn ra học sinh được đi thi chính thức mất khoảng 1 tháng rưỡi. Hôm rồi nhà trường mời các phụ huynh có con được đưa vào danh sách lên họp. Họp xong về nhà cô phân vân quá bởi các khoản phải đóng cho nhà trường để con học ôn nghe đâu lên tới vài triệu (tiền bồi dưỡng cho thầy dạy, tiền mua tài liệu, tiền cơ sở vật chất của nhà trường, v.v…) mà còn chưa hết, vì con cô hơi nhút nhát nên cần được luyện riêng với một thầy nữa nhằm có thể mạnh dạn hơn khi thi vấn đáp và phí tổn khoản này cũng gần bằng khoản kia. Thầy trực tiếp nói riêng với cô: nếu chị lo cho em ấy được chọn vào danh sách chính thức đợt này thì chị khỏi lo kết quả học tập cả năm nay của em, đảm bảo được học sinh giỏi, như thế là tốt lắm đấy. Nghe xong cô vừa lo (kiếm tiền ở đâu ra trong tình cảnh chồng cô – lao động chính trong nhà – đang bữa làm bữa không vì xí nghiệp hết việc) vừa mừng cho con. Tuy nhiên, tình cờ nói chuyện với một vị phụ huynh khác ngay sau buổi họp với nhà trường cô mới té ngửa là thầy kia cũng gợi ý y chang như vậy nhưng số tiền luyện riêng thì có khác, cao hơn số tiền thầy kia nói với cô (có lẽ vì nhìn vị phụ huynh này sang trọng hơn hẳn cô) và thầy đảm bảo là con của vị phụ huynh này sẽ được chọn vào danh sách chính thức!? Cô bức xúc quá, nghĩ vừa thương con mình vừa xấu hổ cách “đào tạo” của nhà trường, nhưng cô không dám có phản ứng gì thái quá vì con cô vẫn còn phải học ở ngôi trường này đến hết lớp 9 mà. Điều cô khó xử là làm sao để con không thấy thẹn với các bạn (nếu không được chọn) và cô không mất tiền một cách vô ích (chỉ để lấy lòng thầy) trong khi gia đình còn biết bao khoản phải lo toan. Tiến thoái lưỡng nan. Cô đặt câu hỏi cho chính mình và cho ông bà già nhà tôi: các bác xem bao giờ mới hết nạn giáo dục kiểu này? nói thật, em làm được gì mà không ảnh hưởng đến con là em làm ngay.

Câu chuyện với anh tài xế taxi (trong comment trên blog trandongchan) ngày 14/02 cũng tương tự.

Anh kể sáng sớm nay khi thấy một nhóm áo xanh đang bắt hàng của các cô dì bán ốc trên thành một cây cầu, anh thấy quá bất nhẫn nên đã ngừng xe giúp mấy cô dì thu dọn đồ và cũng đồng thời cản mấy anh áo xanh làm nhiệm vụ. Với vài tài lẻ thì anh cũng thoát được (không bị bắt vì lỗi đậu xe chiếm lòng cầu, cản trở người thi hành công vụ). Nhưng anh gọi những người mặc áo xanh đó là “kẻ cướp có giấy phép hành nghề”. Nghe tôi nói phong phanh các công ty xăng dầu đang than bị lỗ, chắc sắp tới giá xăng sẽ có điều chỉnh. Anh lập tức phản ứng ngay “đồ làm ăn gian lận” và cũng xếp các công ty xăng dầu vô nhóm “kẻ cướp có giấy phép hành nghề”. Anh bảo người nghèo ở nơi khác đã khổ, người nghèo ở VN còn khổ gấp bội vì chẳng được ai bảo vệ. Chính xác anh nói câu: dân mình bị ăn chặn mất quyền ‘pháp nhân’ (chắc do lúc đó bức xúc nên nhầm lẫn nhưng ý thì rõ ràng). Và rằng, nếu anh có quyền thì anh sẵn sàng bắn bỏ hết những kẻ đang núp bóng công quyền mà làm chuyện bất công bất chấp hậu quả. Anh cũng mong tiếng nói người dân được lắng nghe và nếu có ai đứng lên ‘cầm đầu’ thì anh sẽ gia nhập ngay để lật đổ chính quyền này (lời nói khi ấy rất mạnh mẽ và lý giải bằng lý do sau đây). Vì anh tin rằng nếu mình không lật đổ chính quyền này thì khi có nước nào đó vào đánh chiếm VN thì chắc chắn VN sẽ thua rồi mất nước luôn vì người dân sẽ đi theo các nước mạnh đó do đã chán chế độ này rồi, giờ ai cho họ cái gì tốt hơn thì họ sẽ theo thôi.

Đến vấn nạn ăn chặn tiền Tết của người nghèo diễn ra ở hầu hết những địa chỉ mà lẽ ra số tiền cần đến một cách trọn vẹn cho thấy chính quyền đã bất lực từ lâu nên chẳng thể kiểm soát nổi tình hình. Nguyên nhân là do dâu? Ông bà có câu: “thượng bất chính, hạ tất loạn”. Ở cấp càng cao, ăn của công càng mạnh. Trên ăn được, sao dưới lại không thể. Trên đã ăn rồi làm sao bắt dưới không ăn. Ăn, ăn, ăn … đã trở thành một thứ văn hóa quần chúng đến mức mà người dân buộc phải quen sống với nó. Hỏi ra thì bất kỳ người dân nào cũng biết câu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” trong mọi hành xử của mình với những người thuộc chính quyền, thuộc những cơ quan quản lý nhà nước.

Còn nhiều nhiều câu chuyện như vậy nữa. Và đến lúc mà cuộc sống của hàng triệu người rơi vào đường cùng vì khủng hoảng kinh tế đang ngày thêm trầm trọng mà vẫn phải cung phụng cho một lớp người lương tâm bị chó tha quạ bắt thì điều gì sẽ xảy ra?

Công nhân đình công phản đối lương thấp, thất nghiệp kèm đói kém; xã hội bức bối khiến các vụ án mạng hình sự ngày càng rùng rợn; nông dân hợp lực chống đối chính quyền cướp đất; sinh viên trao tay truyền đơn kêu gọi thay đổi; trí thức với những bài viết phản biện xã hội trên mọi phương diện, v.v…

Tâm người dân đã bất phục. Trí người dân đang đặt ra những câu hỏi mà chính quyền này khó có thể trả lời. Tiền đề của một cuộc khủng hoảng chính trị đang dần biểu hiện … từng ngày … từng ngày. Lòng dân đang dần chuyển. Ai xoay ngược được bánh xe lịch sử thì … cứ thử xem.

Gõ Kiến

Có vẻ như “Đất nước” và “Nhân dân” là hai phạm trù rất gần gũi, rất thân thiết, có quan hệ máu thịt với nhau, thậm chí không thể tách rời nhau.

Từ hàng ngàn năm rồi, nhiều người đã hiểu như vậy, đã cảm nhận như vậy.

Tôi sẽ không viết được những dòng chữ có vẻ nghịch lý sau đây nếu không sống dưới chế độ “cộng sản”.

Sự kỳ quái của chế độ đó đã đánh thức mọi phản kháng trong tư duy, làm chúng ta vỡ mộng và vỡ luôn những nếp nghĩ khác.

Và một trong những phát hiện bàng hoàng nhất là: Đất nước và Nhân dân là hai thực thể có khả năng trở thành thù địch.

1

Từ thuở bé, con người đã gắn liền với đất nước mình qua lũy tre làng, dòng sông, bến đò, những bờ biển thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những danh lam thắng cảnh…tất cả, góp phần tạo ra tâm hồn, tính cách và tình yêu của mỗi người, từ đó hình thành những mối dây ràng buộc, nhờ thế mà khi có ngoại xâm thì cả dân tộc cùng đứng lên, đồng lòng đánh đuổi chúng, giành lại từng tấc đất, từng ngọn rau…

Đó là những điều có thật. Đã từng xảy ra. Những tấm lòng yêu nước, những hy sinh vì tổ quốc, những anh hùng dân tộc… tất cả đều có thật.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Lý Thường Kiệt cũng xem đất nước Việt Nam là của vua chúa nhà Lý
Đào Hiếu

Duy chỉ một điều nghịch lý, đó là: trong lịch sử nhân loại CHƯA BAO GIỜ ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN.

Ngày xưa, khi vua Vũ diệt được Trụ, dựng nên nhà Chu, thiên hạ ai cũng tôn phù.

Chỉ có Bá Di, Thúc Tề chê là bất nghĩa, không thèm ăn thóc nhà Chu, cùng nhau lên núi Thú Dương, hái rau độ nhật.

Sau, có người đến bảo: “Nhà Chu đã trị thiên hạ, thì nơi nào lại chẳng phải của nhà Chu, ăn rau núi này chẳng phải ăn rau nhà Chu ư?”

Hai ông nghe nói, bèn nhịn đói cho đến chết.

Rõ ràng thời ấy người ta quan niệm sông núi, kể cả rau rừng đều “của nhà Chu” nào phải của nhân dân.

Ngay cả hạt thóc là do mồ hôi nước mắt của nông dân làm nên mà cũng được gọi là “thóc nhà Chu” thì nhân dân còn lại gì?

Trong bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, Lý Thường Kiệt cũng xem đất nước Việt Nam là của vua chúa nhà Lý khi ông viết: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thì thật sự cũng đã “xí phần” cho triều đình hết rồi, còn gì cho đám dân đen nữa?!

Thời phong kiến, đất nước là của nhà vua nên mới có cha truyền con nối, nên trung quân và ái quốc mới gộp làm một.

2

Ngày nay người ta nói nhiều đến dân chủ.

Có vẻ như đất nước không còn là của “nhà Chu” nữa, có vẻ như “Nam quốc sơn hà” không còn của “Nam đế” nữa.

Vậy chắc là của nhân dân rồi!

Thử xem có phải vậy không?

Nếu cái đất nước giàu tài nguyên này, cái quê hương “rừng vàng biển bạc” này là của nhân dân, sao nhân dân nghèo khổ đến vậy?

Tại sao?
Đào Hiếu
Nếu cái đất nước giàu tài nguyên này, cái quê hương “rừng vàng biển bạc” này là của nhân dân, sao nhân dân nghèo khổ đến vậy?
Đào Hiếu

Sao những chàng trai nông thôn chân lấm tay bùn vẫn ở nhà tranh vách đất?

Sao những cô gái quê phải lên thành phố bán thân?

Sao bác phu xích lô vẫn còng lưng đạp mỗi ngày, sao lớp trẻ con nhà lao động phải nhễ nhại mồ hôi trong các khu chế xuất, các mỏ than, các nhà máy chế biến hải sản, lâm sản, nông sản…chỉ để kiếm chưa đến một trăm đô la mỗi tháng?

Sao nhân dân lao động vẫn phải chui rúc trong những căn nhà tồi tàn chật hẹp?

Nếu rừng là vàng, biển là bạc thì vàng ở đâu, bạc đi đâu, mà mỗi lần làm đường, xây cầu lại phải vay vốn ODA, vay vốn Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới… để xảy ra những vụ tham nhũng nhục nhã như PMU18, như vụ cầu Văn Thánh, như vụ PCI Nhật Bản…và hàng ngàn vụ khác?

Nếu đất nước này là của nhân dân thì sao dầu mỏ khai thác nhiều như vậy mà dân không giàu? mà Đảng lại giàu?

Nếu đất nước là của nhân dân sao lại chỉ có một nhúm các tập đoan tài phiệt phất lên nhờ kinh doanh rừng, biển, đất đai và lúa gạo… trong khi nhân dân thì bị cướp đất, rừng thì bị phá, thóc lúa thì bị thương lái ép giá, đẩy nông dân vào kiếp sống bần cùng?

3

Có quá nhiều bằng chứng để nói rằng trong lịch sử chưa bao giờ đất nước là của nhân dân.

Đất nước chỉ là của nhân dân trong các học thuyết, trong văn thơ, trong âm nhạc.

Không phải của nhân dân
Những khu đô thị mới, những resorts, những sân golf, những câu lạc bộ quần vợt, những cuộc thi hoa hậu liên miên kia… không bao giờ là của nhân dân.
Đào Hiếu

Đất nước chỉ là của nhân dân trong hoài niệm tuổi thơ, trong tâm tình chôn nhau cắt rún.

Trên thực tế đất nước bao giờ cũng là tài sản riêng của giai cấp cầm quyền.

Ngày xưa thì đất nước là của vua chúa, ngày nay đất nước là của các chính quyền.

Còn nhân dân?

Ngoại trừ số ít giàu có ở các đô thị lớn, đại đa số nhân dân lao động, công nhân, nông dân, công chức, tư chức ăn lương…chỉ có được một căn nhà nhỏ, một mái tranh nghèo, một cái ổ chuột tối tăm trong xóm lao động hay dưới gầm cầu.

Những nhà hàng, những khách sạn sang trọng, những vũ trường xa hoa, những cửa hàng lộng lẫy kia không phải của nhân dân.

Những khu đô thị mới, những resorts, những sân golf, những câu lạc bộ quần vợt, những cuộc thi hoa hậu liên miên kia… không bao giờ là của nhân dân.

Những mỏ bô-xit, mỏ than, mỏ dầu trị giá hàng ngàn tỉ đô la kia, những lâm sản, hải sản vô tận kia…chưa bao giờ là của nhân dân.

Nhân dân chỉ có cái tổ chim bé nhỏ của mình, nhân dân chỉ có vại cà, con mắm, củ khoai, rẫy bắp, chiếc xích lô đạp, chiếc xe máy để chạy xe ôm, để đi làm mỗi ngày.

Nhân dân không biết nghe nhạc giao hưởng, không biết hát Opera, nhân dân chỉ biết rao: “Cháo huyết đây!” Bánh mì nóng giòn đây!” Báo mới đây!” “Mài dao mài kéo đây!”…

Nhân dân không có vé vào xem thi hoa hậu hoàn vũ hay xem trình diễn thời trang, nhân dân chỉ có năm ngàn đồng đủ trả một cuốc xe ra đứng đầu đường Huyền Trân Công Chúa và gọi: “Đi chơi không anh?”.

Nhân dân không có ai bảo vệ, chỉ biết chạy trối chết khi bị công an đem xe tới xúc về đồn để “làm sạch thành phố.”

Trong thời chiến, bao giờ nhân dân cũng bị xem như một thứ “tài nguyên”, một “nguồn cơ bắp dồi dào” sẵng sàng cung cấp cho chiến trường để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh mang danh nghĩa “giải phóng” “chống ngoại xâm” “thánh chiến” “vệ quốc”…

Tội nghiệp cho hàng trăm thế hệ những người lính đã ngã xuống trong các cuộc “chiến tranh thần thánh” ấy để rồi cuối cùng đất nước lại lọt vào tay một nhúm “đồng hương” chuyên nghề vơ vét.

Đất nước đã bị cưỡng đoạt.

Giờ đây, đối với nhân dân Việt Nam, nếu đất nước có còn được chút ý nghĩa, chính là vì nó đang ôm giữ trong lòng nó xương cốt của những người thân đã chết vì một lý tưởng hoang đường và một ước mơ không bao giờ có thật.

4

Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa, rồi Trường Sa.

Vài trăm người biểu tình bị đàn áp, bị bắt, bị đe dọa.

Nhiều người hỏi tôi: “Sao không thấy ông viết về Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ viết về nhân quyền, về dân chủ?”

Chẳng lẽ tôi lại phải trả lời như thế này:

“Vì hai hòn đảo ấy người ta đã dâng cho Tàu rồi. Ai đòi lại được? Mà nếu như có đòi được thì cái lãnh thổ giàu tài nguyên ấy cũng đâu phải của nhân dân. Hai hòn đảo ấy cũng sẽ là tài sản của những kẻ cầm quyền và bọn tài phiệt, cũng sẽ bị chúng chia chác nhau mà ăn thôi.”

Về tác giả:Nhà văn Đào Hiếu, sinh năm 1946 ở tỉnh Bình Định, gia nhập Đảng Cộng sản năm 1968. Tham gia phong trào sinh viên miền Nam chống Mỹ, ông sau năm 1975 làm việc tại báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ TP. HCM. Năm 2008, ông công bố trên mạng hồi ký Lạc Đường, gây nhiều tranh luận.


Samstag, 21. Februar 2009

Kiên sinh nhật 12 tuổi --17/2/97











Tháng 9 năm 1977, tôi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu.

Quan hệ hai nước Việt Trung, từ lúc tôi ở trong nước đã xấu, lúc này càng xấu đi từng ngày.

Dòng “nạn kiều” dưới sự kích động của nhà đương cục Trung Quốc vẫn lũ lượt kéo nhau rời khỏi Việt Nam, một phần về Trung Quốc một phần đi sang các nước khác.

Lấy lý do cần có tiền để “nuôi nạn kiều” ngày 13/5/1978 lần đầu tiên nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút một bộ phận chuyên gia về nước.

Không lâu sau đó, ngày 3/7/1978 chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.

Xung đột biên giới trên đất liền, nhất là tại điểm nối ray trên đường sắt liên vận Hà Nội-Bằng Tường ngày càng tăng (có lúc có nơi đã xảy ra đổ máu).

Chuẩn bị tình huống xấu

Tháng 7 năm 1978 chúng tôi được phổ biến Nghị Quyết TW 4, tinh thần là phải thấu suốt quan điểm nắm vững cả hai nhiệm vụ vừa xây dựng kinh tế vừa tăng cường lực lượng quốc phòng, chuẩn bị tốt và sẵn sàng chiến đấu.

Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký “hiệp ước hữu nghị và hợp tác” với Liên Xô.

Đến tháng 12 năm 1978 mọi việc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong đại sứ quán đã làm xong. Sứ quán nhận được máy phát điện chạy xăng (và đã cho chạy thử), gạo nước, thực phẩm khô đã được tích trữ đầy đủ, đại sứ quán mấy nước anh em thân thiết cũng nhận được các đề nghị cụ thể khi bất trắc xẩy ra… Tôi được đồng chí đại sứ phân công đọc và lựa chọn các tài liệu lưu trữ quan trọng, cái phải gửi về nhà, cái có thể hủy.

Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Đặng Tiểu Bình vừa hùng hổ vừa tức tối nói một câu không xứng đáng với tư cách của một người lãnh đạo một nước được coi là văn minh: “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”.

Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” - tức du côn, côn đồ.

Rồi ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa liên vận tới Việt Nam, rất nhiều cán bộ, sinh viên Việt Nam từ Liên Xô Đông Âu trở về bị đọng lại trong nhà khách sứ quán chờ đường hàng không và cuối cùng đến đầu tháng 1 năm 1979 đường bay Bắc Kinh Hà Nội cũng bị cắt.

Đầu tháng 1 năm 1979 quân đội Việt Nam bất ngờ phản công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, chỉ trong thời gian ngắn đã đập tan sức chống cự của bè lũ Polpot, tiến vào giải phóng Phom Penh. Đây cũng là điều mà Đặng Tiểu Bình không ngờ.

Lại một quả đắng khó nuốt nữa đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc này.

'Không đánh nhau không xong'

Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản.

Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong! Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.

Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.

Không nói tới những khoản viện trợ to lớn có hiệu quả, những tình cảm thân thiết như anh em trước đây, mà ngay trong những giờ phút căng thẳng này, tôi vẫn không thể quên được những việc làm tốt hay tỏ ra biết điều của một số cán bộ Trung Quốc:

Năm 1977, Nhà máy dệt Vĩnh Phúc do Trung Quốc viện trợ cho ta, sau một hồi chạy thử vẫn không hiện đúng màu nhuộm cần thiết, một kỹ sư Trung Quốc đã bí mật cung cấp cho ta bí quyết. Khi các chuyên gia Trung Quốc khác thấy kết quả đó, không biết do ai chỉ đạo, họ đã “xử lý” một cách tàn bạo, anh bị đánh tới chết.

Khi đoàn chuyên gia Trung Quốc thi công cầu Thăng Long bị cấp trên của họ điều về nước, một số đồng chí đã để lại khá nhiều bản vẽ, tài liệu kỹ thuật về chiếc cầu này cho ta. Tôi biết chiếc cầu Chương Dương do ta tự thiết kế thi công sau này đã dùng một số sắt thép do phía Trung Quốc đưa sang để dựng cầu Thăng Long.

Mặc dù khi truyền hình trực tiếp, Trung Quốc không thể cắt được câu nói lỗ mãng của Đặng Tiểu Bình: Việt Nam là côn đồ, nhưng báo chí chính thức ngày hôm sau của Trung Quốc đã cắt bỏ câu này khi đưa tin ( chỉ còn đăng câu “phải dạy cho Việt Nam bài học” , nghĩa là đỡ tệ hơn).

Chúng tôi đã làm gì?

Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới.

Sau này những day dứt về dự báo không chính xác trên đã có phần giảm bớt, khi được biết có một số cán bộ trung cấp và một số đơn vị quân đội Trung Quốc chỉ sau khi đã tiến vào lãnh thổ nước ta rồi họ mới biết là phải đi đánh Việt Nam.

10 giờ tối ngày 17/2/79 (tức 9 giờ tối Việt Nam) tôi bật đài nghe tin của đài tiếng nói Việt Nam, không thấy có tin quan trọng nào liên quan đến hai nước, tôi chuyển đài khác nghe tin.

Khoảng 10 giờ 30 phút đồng chí Trần Trung, tham tán đại biện lâm thời (thời gian này đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh về Việt Nam họp) đến đập mạnh vào cửa phòng tôi: Dy, lên phòng hạnh phúc họp ngay, Trung Quốc đánh ta rồi!

Ít phút sau, một số đồng chí có trách nhiệm đã có mặt đông đủ. Đồng chí Trần Trung phổ biến tình hình nhà vừa thông báo: sáng sớm ngày 17/2, bọn bành trướng Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới trên đất liền (6 tỉnh của Việt Nam lúc đó) với qui mô 20 sư đoàn bộ binh.

Hai sư đoàn chủ lực của ta cùng với bộ đội địa phương và anh chị em dân quân du kích đang anh dũng chống trả.

"Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là dịch ngay bản Tuyên Bố của chính phủ ta ra 3 tiếng Trung, Anh, Pháp để phục vụ cho cuộc họp báo quốc tế sẽ phải tổ chức và để thông bào càng rộng càng tốt cho một số nhân dân Trung Quốc biết rõ sự thực."

Bộ phận dịch tiếng Trung, dưới sự chỉ huy của anh Thái Hoàng-Bí thư thứ nhất, gồm hai đồng chí Hoàng Như Lý, bí thư thứ ba và Chu Công Phùng cán bộ phòng chính trị, đã dịch văn bản một cách “ngon lành”; đồng chí Lê Công Phụng, bí thư thứ ba phụ trách phần dịch tiếng Anh cũng không vất vả gì; riêng phần tiếng Pháp, đồng chí Minh, phiên dịch tiếng Pháp do mới ra trường không lâu, nên có đôi lúc tỏ ra luống cuống.

Guồng máy dịch, in roneo, soát, sửa lại bản in nhanh chóng chạy đều, mọi người làm việc không biết mệt với lòng căm giận bọn bành trướng.

Thi thoảng mấy câu chửi bọn chúng như kìm nén không nổi lại khe khẽ bật ra từ vài đồng chí. Không căm tức uất hận sao được?

Khi chúng tôi hoàn thành công việc thì trời đã hửng sáng (đài BBC sau đó đã đưa tin, tối ngày 17/2/1979 toàn Đại sứ quán Việt Nam để sáng đèn).

Những người ngoài 40, 50 chúng tôi sau một đêm vất vả không ngủ vẫn tỏ ra bình thường nhưng riêng hai đồng chí Phùng và Minh đang tuổi ăn tuổi ngủ, tuy được đồng chí Đặng Hữu-Bí thư thứ nhất, tiếp sâm, nhưng vẻ mặt sau một đêm căng thẳng đã lộ nét mệt mỏi. Thương cảm vô cùng.

Tuy vậy, chúng tôi đã nhanh chóng bước vào ngày làm việc mới với tất cả sức mạnh tinh thần và lòng căm thù bọn bành trướng bá quyền, nước lớn.

Quá khứ 30 năm

Cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Bắc Kinh mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình gây ra, kết thúc đã 30 năm.

Sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước nhìn chung phát triển khá tốt.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh một điều, vì nghĩa lớn, chúng ta đã thực hiện đúng lời cam kết: không nhắc lại chuyện cũ. Nhưng ở phía bên kia, một số kẻ không biết điều, vẫn thường xuyên, xuyên tạc sự thật lịch sử, rêu rao, tự cho là đã “giành thắng lợi”, là “chính nghĩa”, là “Việt Nam bài Hoa, Việt Nam chống Hoa”, Việt Nam “xua đuổi nạn kiều”, Việt Nam xâm lược Campuchia” v.v..

Cho đến hôm nay, một số cuốn sách lịch sử, sách nghiên cứu, không ít bài thơ, truyện, ký…vẫn nhai lại những luận điệu trên dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ được gần hai chục năm.

Tôi nghỉ hưu đã được hơn mười năm nhưng do vẫn tiếp tục nghiên cứu về Trung Quốc, nên thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp các bạn cũ công tác tại Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trước đây cũng như nhiều học giả Trung Quốc.

Không dưới một lần tôi đã thân tình và nghiêm túc nhắc họ: nếu các bạn chỉ nhận phần đúng trong những việc xảy ra trong thời gian trước đây, đổ hết lỗi cho cho người khác thì quan hệ Việt Trung dù ai đó có dùng những chữ vàng để tô vẽ cũng không thể nào xóa bỏ được những vết hằn lịch sử do người lãnh đạo của các bạn gây ra, quan hệ hai nước không thể nào thực sự phát triển tốt đẹp được, vì những hoài nghi lớn của nhân dân hai bên chưa được giải tỏa?

Mong rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nên nhớ chuyện sau: nếu không biết lời dặn của Chủ tịch Mao với đoàn cố vấn Trung Quốc khi sang giúp Việt nam thời kỳ chống Pháp: ‘Tổ tiên chúng ta trước đây đã làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông’; và nếu không thấy trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chu đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà, thì chắc chắn những người Việt Nam thời đó không dễ quên được chuyện cũ để nhanh chóng hòa hiếu với Trung Quốc như sau đó đâu?

Vết thương chung phải do cả hai bên cùng đồng tâm, thành ý chữa trị thì mới có thể lành hẳn.

Chúng ta không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên.

Ps :Dương Danh Dy là Bí thư thứ nhất ĐSQVN tại TQ năm 77-79.



Donnerstag, 19. Februar 2009

Ðập thủy điện Sơn La nứt: Ai chịu trách nhiệm khi 15 triệu người thiệt mạng?

Trong một báo cáo vừa được gửi đến TT Nguyễn Tấn Dũng . Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng quốc gia chính thức thông báo : Có nhiều vết nứt tại đập không tràn bờ của công trình thủy điện Sơn La”. Những vết nứt này xuất hiện tại cả hai đập không tràn bên bờ trái lẫn bờ phải.

Thông tin kể trên làm dư luận rúng động và có vẻ những cảnh báo cách nay vài năm về một “đại thảm họa”, có nguồn gốc từ Thủy điện Sơn La, sẽ đến sớm hơn dự kiến...

Năm 1999, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) bắt đầu tiến hành khảo sát để lập dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Thủy điện Sơn La là một phần trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Ðà. Trước đó, chính quyền CSVN từng cho chặn đoạn giữa của sông Ðà làm thủy điện Hòa Bình. Với dự án thủy điện Sơn La, sông Ðà sẽ bị chặn thêm một lần nữa ở đoạn phía trên thủy điện Hòa Bình để lập nhà máy thủy điện Sơn La.

Khi dự án được đệ trình, trên giấy tờ, thủy điện Sơn La trở thành Công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á (hồ chứa nước có diện tích 224 km2, dung tích 9.26 tỉ khối nước, công suất 2 400 MW, sản lượng điện 9.429 tỉ kWh/năm, tổng vốn đầu tư là 42,476 tỉ đồng - khoảng 2.5 tỉ USD). Ðể thực hiện công trình khổng lồ đó, sẽ có 19,669 gia đình, với trên 100,000 dân, cư trú tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên (đa số là người thiểu số) bị buộc phải chuyển đi nơi khác.

Dù được quảng bá rằng sẽ tăng thêm nguồn điện, giảm lũ trong mùa mưa, cấp thêm nước cho đồng bằng sông Hồng trong mùa khô nhưng dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La tạo ra nhiều âu lo hơn là sự vui mừng.

Kể từ khi dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La được công bố, giới khoa học trong và ngoài nước đã cùng lên tiếng cảnh báo liên tục về một đại thảm họa, tác động nghiêm trọng tới kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như tương lai Việt Nam để kêu gọi chính phủ VN phủ quyết dự án...

Theo các chuyên gia, Sơn La nằm trong khu vực có thể bị động đất rất mạnh. Ngoài động đất trong tự nhiên, các hồ chứa nước lớn còn là nguyên nhân tạo ra những cơn địa chấn khi chúng bắt đầu tích nước (trường hợp đập Kremasta ở Hy Lạp năm 1966, đập Koyna ở Ấn Ðộ năm 1967,...). Song hành với động đất, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La còn bị đe dọa bởi những trận lũ bất thường, khó dự đoán. Bên cạnh đó, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La còn tạo ra vô số tác động bất lợi đến môi trường: thay đổi về vi khí hậu, hệ động vật, hệ thực vật, đất bị trượt, vận tải chất rắn, suy giảm chất lượng nước, bệnh sốt rét, bệnh Bilharziose (tên một bác sĩ người Ðức, đã khám phá loại vi trùng độc hại này ở các hồ chứa nước). Chưa kể cuộc sống, sinh hoạt của hàng trăm ngàn người sẽ bị xáo trộn hoàn toàn.

Trong bối cảnh, đa số các trung tâm đông dân cư ở vùng châu thổ sông Hồng đều nằm dưới mực nước lũ, do rừng đã mất, biến đổi khí hậu khiến mưa bão càng ngày càng nhiều và càng lớn, Sơn La lại là vùng có động đất thường xuyên và mạnh nhất Việt Nam (giới chuyên môn xác định có sáu nếp gấp địa chất chính, có thể phát sinh động đất, ảnh hưởng đến công trình thủy điện Sơn La: đứt gãy sông Hồng, Lai Châu-Ðiện Biên, Sơn La, sông Mã-Pu Mây Tun, sông Ðà, Phong Thổ-Nậm Pìa, theo kết quả đo đạc thì từ năm 1990 đến năm 2003, trên khu vực có bán kính 200km quanh công trình thủy điện Sơn La đã xảy ra 1,089 vụ động đất, trong sáu nếp gấp vừa kể, nếp gấp Phong Thổ-Nậm Pìa chỉ cách đập chính của thủy điện điện Sơn La 5 cây số và trên thực tế, những địa chất ở nếp gấp này đã từng gây ra những trận động đất mạnh đến 5 độ Richter), nên đập thủy điện Sơn La rất dễ vỡ, nếu đập thủy điện Sơn La vỡ, đập thủy điện Hòa Bình cũng sẽ vỡ theo và như thế hồ chứa nước của thủy điện Sơn La thực sự là một “đại thảm họa”, treo lơ lửng trên đầu châu thổ sông Hồng...

Ðáng lưu ý không kém là việc xây dựng thủy điện Sơn La còn kéo theo vô số hệ lụy về mặt chính trị và quân sự, trong tương quan Việt-Trung.

Trung Quốc đã và đang xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong. Khi toàn bộ các đập nước của Trung Quốc hoàn tất, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ đối diện với một thảm họa về môi sinh, theo sau đó là những thảm họa về kinh tế và xã hội. Các chuyên gia thắc mắc, trong tình thế ấy, tại sao VN lại đi vay tiền Trung Quốc với lãi suất ưu đãi để xây dựng thủy điện Sơn La (?). Ðiều này sẽ khiến VN “ngậm tăm”, không thể phản đối Trung Quốc hay tham gia phản đối Trung Quốc “giết sông Mekong”.

Khi dự án thủy điện Sơn La được công bố, Bộ Quốc Phòng từng yêu cầu Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư phải “chừa” lại tỉnh lộ 12 và thị xã Lai Châu, không để con đường và vị trí chiến lược này chìm dưới nước. Tuy nhiên, khi dự án được phê duyệt, cả hai đều nằm trong khu vực bị nước nhấn chìm. Không chỉ nhấn chìm những vị trí và đầu mối giao thông chiến lược, vào lúc phê duyệt dự án thủy điện Sơn La, chính quyền VN còn tặng cho Trung Quốc một “quả bom nước” khổng lồ, nằm cách biên giới Việt-Trung đúng 16 cây số. Khi cần, Trung Quốc có thể kích nổ “quả bom nước” này và sức công phá của 10 tỉ khối nước từ trên cao tràn xuống, chắc chắn không thua gì bom nguyên tử.

Do 47% lưu vực sông Ðà nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao VN từng gửi công hàm, đề nghị Trung Quốc trả lời về quy hoạch khai thác nguồn nước sông Ðà nhưng Trung Quốc lờ tảng không trả lời...

Trong một cuộc họp Quốc Hội, CSVN diễn ra vào năm 2005, để “bàn về dự án thủy điện Sơn La”, một đại biểu quốc hội đồng thời là sĩ quan quân đội , lo ngại: “Nếu đập Sơn La vỡ, một chiếc xe tăng 4 tấn ở Sơn Tây có thể bị thổi... bay như một chiếc lá”. Còn các chuyên gia khác ước tính: “Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến... 60m và sẽ có khoảng 15 triệu người thiệt mạng...”

Bất chấp các phân tích thiệt-hơn, cũng như những cảnh báo về thảm họa, Ðảng vẫn chỉ đạo phải thực hiện thủy điện Sơn La. Thậm chí, tại một kỳ họp Quốc hội hồi cuối năm 2005, Phan Văn Khải, thủ tướng CSVN lúc đó đã nói trước các đại biểu Quốc Hội : “Không được bàn lùi!”

Ngày 2 tháng 12 năm 2005, công trình thủy điện Sơn La chính thức khởi công tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Việc chặn dòng sông Ðà bắt đầu...

Ðại thảm họa là điều khó tránh

Chiều 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất 8 độ richter (theo nghiên cứu địa chất của Hoa Kỳ, cường độ này tương đương 1.01 tỉ tấn chất nổ TNT), xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề cho 44 huyện, trên diện tích 65,000 km2. Trận động đất đã khiến khoảng 80,000 người thiệt mạng, hơn 10 triệu người trở thành vô gia cư...

Giới nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc và trên thế giới đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng minh, hồ chứa nước Tử Bình Phô (Zipingpu) ở Tứ Xuyên có thể là nguyên nhân chính dẫn đến đại thảm họa đó.

Ðập Tử Bình Phô (cao 156m, trọng lượng của hồ chứa nước Tử Bình Phô lên đến 315 triệu tấn) nằm cách đường nứt gãy, gây ra địa chấn vỏn vẹn 550m.

Ông Phạm Hiểu (Fan Xiao), trưởng nhóm kỹ sư của Cục Ðịa Chất và Khoáng Sản Tứ Xuyên, cho rằng, có thể trọng lượng khổng lồ của hồ chứa nước Tử Bình Phô đã làm đường nứt gãy mong manh hơn, ảnh hưởng đến thời điểm xảy ra động đất và cường độ của nó. Dù động đất không phải là chuyện hiếm ở Tứ Xuyên nhưng theo ông Phạm Hiểu: “Ðịa chấn có cường độ mạnh đến thế chưa từng xuất hiện strong cả ngàn năm qua. Ðộng đất sẽ xảy ra khi không có đập nhưng con đập có thể đã thay đổi thời điểm và cường độ địa chấn khiến nó trở nên mạnh hơn rất nhiều”.

Tháng 1 năm 2009, báo chí Trung Quốc đăng tải một nghiên cứu, kết luận đập Tử Bình Phô thật sự đã tạo ra các rung động địa chấn trong khu vực.

Giới khoa học cho biết phần lớn các trận động đất tại Trung Quốc là kết quả của việc kiến tạo địa tầng Ấn Ðộ di chuyển về phía Bắc va vào địa tầng Âu - Á. Ðường nứt gãy gây động đất ở Tứ Xuyên là đường ranh giới chủ chốt giữa lòng chảo Tứ Xuyên và cao nguyên Tây Tạng. Ông David Schwartz, một nhà địa chất làm việc tại Cơ quan Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) nhận xét: “Nếu được xây ở Mỹ, con đập đó không thể gần một đường nứt gãy đang hoạt động đến thế”.

Ða số chuyên gia cùng tin rằng hồ chứa nước Tử Bình Phô là yếu tố khiến đại thảm họa diễn ra sớm hơn dự kiến. Ông Christian Klose, một nhà địa chất làm việc tại Ðại Học Columbia (Hoa Kỳ) ước tính: “Ðập Tử Bình Phô tạo ra áp lực cao gấp 25 lần so với áp lực đường nứt gãy tích tụ trong một năm, dù rất nhỏ so với áp lực tự nhiên tích tụ trong hàng ngàn năm nhưng áp lực phụ do con đập tạo ra có thể là đủ để trận động đất xảy ra sớm hơn hàng chục năm so với 'thời biểu' tự nhiên”. Ông David Schwartz ví von: “Nó giống như một tòa lâu đài trên cát rung chuyển trong gió mạnh, bạn chạm rất nhẹ vào nó và nó sụp đổ”.

Trong vài thập niên vừa qua Trung Quốc liên tục cho xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn để phục vụ các nhà máy thủy điện, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về điện năng, giảm lũ lụt. Giới khoa học trong và ngoài Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo về việc xây dựng các con đập khổng lồ có thể tác hại nghiêm trọng đến cấu trúc tự nhiên của các con sông, dẫn đến những thảm họa sinh thái và cũng giống như VN, giới cầm Trung Quốc cũng phớt lờ tất cả những khuyến cáo này.

Sau trận động đất 8 độ richter xảy ra hôm 12 tháng 5 năm 2008, ngày 30 tháng 8 năm 2008, một trận động đất 6.1 độ richter xảy ra tại thành phố Phán Chi Hoa, cũng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm chết thêm khoảng 30 người, làm bị thương thêm khoảng 360 người, phá hủy 180,000 ngôi nhà và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của 600,000 dân ở hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.

Vào lúc này, đập Tam Hiệp, dự án thủy điện lớn nhất thế giới, được xây dựng để phát điện và ngăn lũ trên sông Dương Tử đã gây ra vô số vấn nạn đau đầu cho chính quyền Trung Quốc. Nguy cơ vỡ các đập nước do tác động của động đất đang đe dọa dân chúng ở quốc gia này. Chính quyền Trung Quốc thú nhận, Trung Quốc đã và đang có 400 đập nước hoặc đã bị phá hủy hoặc có thể vỡ vì trở thành rất yếu sau nhiều vụ động đất lớn, nhỏ.

Nhìn lại Việt Nam, thủy điện Sơn La cũng đang tạo ra hàng loạt vấn nạn tương tự. Thậm chí, thời gian xây dựng thủy điện Sơn La đã được rút ngắn từ 10 năm (2005 - 2015) theo dự kiến xuống còn 7 năm (2005 - 2012). Việc giảm gần 1/3 thời gian thi công một nhà máy thủy điện có diện tích lưu vực khoảng 44,000 km2, diện tích vùng hồ khoảng 224 km2 không phải là thành tích. Nó chỉ tăng thêm nguy cơ vì việc kiểm tra đòi hỏi phải chặt chẽ, việc giám sát tất cả các phản ứng của đập, bảo đảm chất lượng công trình sẽ khó khăn hơn. Ðối với các hồ chứa nước, bảo đảm an toàn của đập nước không phải chỉ đòi hỏi sự cẩn trọng trong nghiên cứu sơ khởi, tính toán, thiết kế, xây cất chu đáo mà còn phải kiểm tra, tu bổ nghiêm khắc trong suốt thời gian khai thác.

Trong vụ “xuất hiện nhiều vết nứt tại đập không tràn bờ cả hai bên phải, trái của công trình thủy điện Sơn La”, một công ty có tên là Colenco, đảm trách vai trò tư vấn cho chủ đầu tư là EVN, đã biện bạch rằng những vết nứt ấy... không đáng ngại. Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng quốc gia không tán thành lối biện bạch rằng. Trong báo cáo gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng , họ nhận định: “Những nhận định của Colenco về nguyên nhân nứt ở các khối đổ và ảnh hưởng của các vết nứt đến an toàn chịu lực của đập chưa thuyết phục. Ðể có biện pháp ngăn ngừa nứt cho các khối đổ tiếp theo cũng như biện pháp xử lý vết nứt, yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn thiết kế tính toán, kiểm tra, khảo sát đầy đủa về các thông số môi trường (nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối, bức xạ nhiệt...), hồ sơ hoàn công các lớp đổ. Ngoài ra, phải kiểm tra độ ổn định và độ bền của đập trong điều kiện vẫn tồn tại các vết nứt.”

Dù sự kiện này rất nghiêm trọng nhưng chưa ai biết những vết nứt này có được “bỏ qua” hay không (?) Cung cách quản lý, điều hành của VN vốn đầy những khiếm khuyết cả do thiếu hiểu biết, thiếu khả năng lẫn bị chi phối bởi vô số gian ý. Vào ngày 10 tháng 2 năm 2009, khi đề cập đến thủy điện Sơn La, tờ Công An Nhân Dân cho biết: “Theo Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, chương trình di dân khỏi lòng hồ thủy điện Sơn La đang bộc lộ hàng loạt bất cập, không chỉ chậm chạp về tiến độ, mà ngay cả những nơi đã tái định cư thành công, hàng ngàn gia đình vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn do cơ sở hạ tầng xuống cấp... Tỷ lệ gia đình đã được di dời so với mục tiêu chung chỉ đạt khoảng 64.3%. Trong số 19,669 gia đình cần phải di dời, mới có 12,650 gia đình được tái định cư. Tờ Công An Nhân Dân dẫn lời ông Lê Văn Thành, phó văn phòng Ban Tái Ðịnh Cư Thủy Ðiện Sơn La, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho biết: “Trong năm 2009, chính phủ đã giao chỉ tiêu cho ba tỉnh Sơn La, Ðiện Biên, Lai Châu phải di dời và tái định cư gấp 5,998 gia đình nhưng các tỉnh vẫn chưa lập được kế hoạch di dời”.

“ Thảm họa” Sơn La vẫn hiện hữu. “Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến... 60m và sẽ có khoảng 15 triệu người thiệt mạng ....
Gia Ðịnh

Đại biểu Dương Trung Quốc trả lời phóng viên RFA về vấn đề khai thác quặng Bôxit

Thiện Giao, phóng viên RFA

Các dự án khai thác bô-xít tại Việt Nam, đặc biệt là tại Tây Nguyên, đang đặt ra nhu cầu phản biện từ nhiều giới, nhất là giới khoa học, kinh tế và văn hoá.

Trong khi ấy, dư luận cũng đặt câu hỏi về vai trò của Quốc Hội trong tiến trình phản biện này, nếu có. Sử gia, đại biểu Quốc Hội, Dương Trung Quốc đã từng cho rằng những dự án lớn và quan trọng thì cần phải tôn trọng ý kiến của mọi người và cần đưa ra Quốc Hội. Thiện Giao phỏng vấn với sử gia Dương Trung Quốc.

Vấn đề lớn

Thiện Giao: Kính chào ông Dương Trung Quốc. Dư luận đang quan tâm đến các dự án bô xít. Được biết là lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đã ký kết với nước ngoài, như Trung Quốc và Nga. Bô xít có bao giờ được bàn thảo trước Quốc Hội?

Dương Trung Quốc: Chính tại kỳ họp thứ tư vừa rồi, khi chất vấn ông Bộ Trưởng Tài Nguyên Môi Trường, tôi có đề cập đến bô xít trong toàn cảnh khai thác các khoáng sản khác. Tôi cũng đặt ra là nên nêu vấn đề này trước Quốc Hội, vì đây là vấn đề lớn.

Trước khi tôi phát biểu, đại biểu lãnh đạo tỉnh Đắc Nông có phê phán báo Tuổi Trẻ đăng bài bình luận không ủng hộ khai thác bô xít. Tôi có nói rằng, vấn đề quan trọng như thế thì cần tôn trọng ý kiến mọi người, và phải mang ra Quốc Hội thảo luận.

Câu trả lời của ông Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường không đề cập đến điều tôi đề nghị, nhưng cũng nói là rất quan tâm đến yếu tố bảo vệ môi trường và tin rằng có giải pháp tốt. Điều này phù hợp với ý kiến của ông Thủ Tướng vừa rồi, nhất là sau khi có bức thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp về đề tài này.

Tôi nghĩ rằng, những công trình lớn, qui mô về nguồn vốn, đặc biệt là vị thế quan trọng của Tây Nguyên cũng như ảnh hưởng của môi trường mà tại Việt Nam đang lãnh đủ hậu quả trong quá trình phát triển vừa rồi, thì đưa ra Quốc Hội là điều xác đáng.

Chỉ có điều, là đây đã trở thành quốc sách của Đảng và Nhà Nước, tương tự vấn đề mở rộng Hà Nội. Chắc chắn, khi đề án được đưa ra Quốc Hội, thì cũng dễ rơi vào “chuyện đã rồi,” nhất là ở đây có yếu tố cam kết quốc tế.

Thiện Giao: Vấn đề cam kết quốc tế khiến chuyện này “xong rồi” Liệu có cơ chế phủ định không nếu Quốc Hội thảo luận và thấy rằng cần phải ngưng?

Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ là chưa có trường hợp nào. Và theo trải nghiệm của tôi tại Quốc Hội, tôi cũng thấy chưa có. Tôi cũng chờ đợi ý kiến, như thủ tướng có nói, trong thời gian tới, sẽ có những hình thức tập hợp ý kiến phản biện của các chuyên gia. Điều này tôi nghĩ là trước đây chưa làm.

Ai cũng nhớ rằng, đã có 1 cuộc hội thảo tại Đắc Nông vào thời điểm triển khai dự án này. Hội thảo này do chính cơ quan thực hiện, là ngành khoáng sản, tổ chức. Tại hội thảo này, các tiếng nói của giới khoa học nghiên về các bức xúc liên quan đến việc có nên làm hay không.

Tôi hy vọng điều Thủ Tướng đưa ra, là sẽ có hội thảo trao đổi. Có lẽ cũng phải qua những ý kiến tập hợp lại mới có cơ sở quyết định nên hay không nên thay đổi.

Chuyện đã rồi?

Thiện Giao: Có 1 câu hỏi không được đúng chỗ cho lắm, nhưng sẵn ông nhắc đến thì chúng tôi xin được hỏi. Đó là Việt Nam đã ký các cam kết quốc tế, chẳng hạn Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ký với Trung Quốc. Nay đã ký rồi thì Thủ Tướng lại đặt ra nhu cầu phản biện?

Dương Trung Quốc: Đáng lẽ ông cần hỏi ông Thủ Tướng chứ không phải hỏi tôi. Đây là thực trạng của đất nước, và tôi cho rằng đây là bài học để sau này thay đổi dần cách làm.

Thiện Giao: Ông quan tâm như thế nào về vấn đề văn hoá Tây Nguyên? Và liệu rồi Quốc Hội vào tháng Năm tới sẽ thảo luận về điều này?

Dương Trung Quốc: Quốc Hội họp theo chương trình của Uỷ Ban Thường Vụ cân nhắc, đưa ra để các đại biểu cho ý kiến. Tôi chưa biết là có đưa trực tiếp những vấn đề này không, nhưng tôi nghĩ là có nhiều cách tiếp cận vấn đề.

Các đại biểu Quốc Hội có những nhận thức khác nhau, về các vấn đề kinh tế, môi trường, văn hoá. Nhưng tôi nghĩ là ngược lại, chúng ta phải lắng nghe ý kiến phản biện từ những người đang được phản biện, tức là từ phía chính phủ và cơ quan đang thực hiện dự án này.

Tôi nghĩ là phải lắng nghe 2 chiều thì mới có thể có sự đồng thuận cuối cùng mặc dầu biết trước đây là vấn đề có những khó khăn của nó.

Thiện Giao: Đại biểu Nguyễn Lân Dũng có nói, là cả 2 phía ủng hộ và phản biện đều không có thông tin chính thức. Ông nghĩ gì về nhu cầu minh bạch thông tin?

Dương Trung Quốc: Tôi hoàn toàn cho rằng Việt Nam đang trong quá trình minh bạch hoá các hoạt động, trong đó có hoạt động của Quốc Hội. Đúng như anh Dũng nói, là chưa bao giờ có những trao đổi chính thức về vấn đề này.

Tôi lại hy vọng rằng điều Thủ Tướng nêu ra sẽ là cơ hội. Và chính hiệu quả của nó sẽ tạo ra hiệu ứng tiếp theo giúp cho sự phản biện đi vào nề nếp. Có thể nói chữ “phản biện” được nhiều người nhắc đến, và tôi hy vọng đây cũng là chiều hướng tích cực


tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã tự đặt mình vào một thế lưỡng nan

Mặc dầu bị kiểm duyệt và khiển trách, từ tháng 10.2008 đến nay, báo chí Việt Nam đã công bố nhiều phát biểu, kiến nghị của các nhà khoa học, nghiên cứu, văn hoá và cách mạng lão thành yêu cầu dừng ngay dự án khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông với Trung Quốc.

bundo
Bãi bùn đỏ Nalco Damanjodi (Ấn), sau khi khaithác bôxit

(không cỏ mọc, không một loại vi sinh, không sự sống).

Những tài liệu được công bố đưa ra những luận cứ xác đáng cho thấy tai hại và nguy cơ về nhiều mặt của dự án này : phi kinh tế, tiếp tục bán rẻ tài nguyên, đi ngược chủ trương phát triển bền vững, gây ra những hậu quả ghê gớm là phá hoại môi trường (làm cạn kiện nguồn nước của một khu vực đang đứng trươc nguy cơ thiếu nước ; biến Đắc Nông thành một vùng bùn đỏ), huỷ diện không gian sinh tồn, xã hội và văn hoá của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống ở Đắc Nông .

Điều mà các tài liệu ấy không dám nói tới hoặc chỉ nói bóng gió là nguy cơ về an ninh, quốc phòng : sự có mặt của nhân viên Trung Quốc (hiện là hàng trăm, sẽ lên tới từ 10 000 đến 20 000 người, có nhiều dấu hiệu chứng tỏ đây là những quân nhân mặc thường phục) tại « nóc nhà của Đông Dương », một khu vực mà ngay thời kì thịnh trị nhất của chế độ Pol Pot, Trung Quốc cũng chưa thể có mặt.

Trong cuộc họp báo ngày 4.2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã biện minh cho dự án sai lầm nguy hiểm này bằng cách nói rằng dự án này « đã được nêu trong nghị quyết đại hội X của Đàng và Bộ chính trị đã ba lần nghe, kết luận về phát triển bôxít Tây Nguyên ». Nhưng, như Hoà Vân đã chỉ rõ trong bài Bô-xít và Tây Nguyên (trên Diễn Đàn), nếu trong báo cáo kinh tế được Đại hội X thông qua có một câu « căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như : lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô - xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo », thì chính Đại hội X ấy cũng đã thông qua Bản báo cáo chính trị (quan trọng hơn) trong đó không còn chuyện bôxít nữa, mà thậm chí còn nhấn mạnh « có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô ».

Tìm lại các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam trong 10 năm qua, càng thấy rõ phương án bôxít Tây Nguyên này do Trung Quốc đề ra từ năm 2001 và liên tục làm sức ép đối với Việt Nam. Và trong việc này, trách nhiệm của cá nhân tổng bí thư Nông Đức Mạnh là không thể chối cãi.

Thật vậy, trong « Tuyên bố về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa nhân dân Trung Hoa » công bố ngày 25.12.2000 (lúc đó tổng bí thư ĐCS Việt Nam là Lê Khả Phiêu, ĐCS Trung Quốc là Giang Trạch Dân) hoàn toàn không nói gì tới khai thác quặng bô xít, mà thậm chí còn nhấn mạnh tới việc hợp tác khoa học kĩ thuật trong cả lĩnh vực « bảo vệ môi trường » (xem toàn văn tuyên bố trên mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì).

Lần đầu tiên danh từ bôxít xuất hiện là ngày 3.12.2001 trong « Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh » (xem toàn văn : mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì) cụ thể là trong điểm thứ 6 :

« 6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.

Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.

Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. »

Trước hết, một nhận xét về hình thức : cả đoạn này nói về khuôn khổ chung hợp tác hợp tác « kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật và các lĩnh vực khác », nhưng bỗng nhiên lại gài một điểm cụ thể, và chỉ một điểm đó thôi « nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông ». Có lẽ đây là một văn kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử ngoại giao quốc tế : tại bất cứ một trường ngoại giao nào, nếu một sinh viên viết một tuyên bố chung như vậy, chắc sẽ bị đánh trượt và đưa ra khỏi trường ngay lập tức.

tinhtay
Suối Tịnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) trong xanh nay trở thành suối máu. Trung Quốc đã ngừng khai thác mỏ bô-xit ở đây và đang "khẩn trương" mở suối máu, bãi bùn đỏ ở Tây Nguyên

Vậy mà văn kiện đó đã được kí kết và công bố. Điều chắc chắn là « dự án bô-xít nhôm Đắc Nông » này không do phía Việt Nam nêu ra, và « Bộ chính trị » chưa hề « nghe », chứ chẳng nói gì là « kết luận ». Vậy thì đó là đề nghị của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra : tổng bí thư Nông Đức Mạnh có đọc thấy câu văn quái gở ấy trước khi đặt bút kí không ?

Bốn năm sau, tháng 11.2005, ông Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam. Thông báo chung công bố ngày 2.11.2005 (xem bản tin của VietNamNet) không thấy nói gì tới việc này

Tháng 11.2006, ông Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam chuyến nữa. Lần này thông báo viết : « Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông… ». Một lần nữa, dự án Đắc Nông lại được nêu ra, và chỉ có nó được kể tên. Hai chữ « tích cực » của năm 2001 (khi ông Mạnh đặt bút kí lần đầu) nay được thay bằng « khẩn trương ». Thôi thúc như đòi nợ, hay mệnh lệnh, uy hiếp ?

Tóm lại, do sự nhẹ dạ năm 2001, lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã tự đặt mình vào một thế lưỡng nan : chịu sức ép của Trung Quốc, thực hiện dự án Đắc Nông, thì sẽ phạm một sai lầm và tội ác to lớn, và sẽ mất hết uy tín trong dân và trong đảng, và sẽ bị cộng đồng quốc tế khinh bỉ ; huỷ bỏ dự án này, thì sẽ bị Trung Quốc trả đũa, thậm chí dùng những biện pháp săng-ta với những cá nhân lãnh đạo.

Tuy nhiên, trong mọi cuộc săng-ta, kẻ làm săng-ta cũng phải tính tới lợi ích xa hơn là lợi ích trước mắt. Nếu đủ sáng suốt, ông tổng bí thư, hay ít nhất các đồng chí của ông trong Bộ chính trị, cũng có thể kiên trì giải thích cho ông Hồ Cẩm Đào thấy bàn tay quá lộ liễu của Trung Quốc sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền có thể làm cho họ mất cả chì lẫn chài.

Về phần công luận Việt Nam, tất nhiên không có cách nào khác hơn là nghiêm chỉnh tố cáo một sai lầm, một tội ác, ở thời điểm này, còn tránh được.

Nguyên Phong

Nguyễn Trung

Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên hiện nay nếu hạch toán đủ, cầm chắc là sẽ lỗ lớn, để lại những hậu quả nghiêm trọng trên nhiều phương diện cho quốc gia, nhất là nước ta đất chật người đông, thiên tai có xu hướng ngày càng gia tăng. Dù khát vọng phát triển nhanh kinh tế đất nước đến đâu chăng nữa, không thể nóng vội và giản lược như cách làm bô-xít theo hai dự án nói trên." - Chuyên gia Nguyễn Trung nhận định về tình hình khai thác bô-xít ở Tây Nguyên sau chuyến đi thực tế.

Trong những ngày từ 17 đến 23 tháng 12 năm 2008, tôi cùng với một nhóm anh em quan tâm đến vấn đề bô-xít đã cùng nhau đi 4 tỉnh Kontum, Gia Lai, Đắc Nông và Lâm Đồng để tìm hiểu tại chỗ vấn đề khai thác bô-xít. Chúng tôi đã đến hai nơi dự kiến sẽ là nhà máy chế biến alumina tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (tại Đắc Nông). Cả hai dự án nay do Trung Quốc xây dựng. Trong chuyến đi này chúng tôi đã gặp được lãnh đạo tỉnh, huyện, sở tài nguyên môi trường.

Dưới đây là những suy nghĩ của tôi sau chuyến đi này:

Vấn đề nước

Dự án Tân Rai nằm vùng các suối đầu nguồn cung cấp nước cho các sông La Ngà, Đồng Nai, là các nguồn nước chính của thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi và hồ Trị An. Dự án Nhân Cơ nằm vùng đầu nguồn suối Đăk R’Tih – nguồn nước chính của các nhà máy thủy điện nằm trên sông Sêprốc. Cả hai dự án alumina này, mỗi dự án cần khoảng 15 - 20 triệu m3 nước / năm, đều chưa có giải pháp thỏa đáng, lấy nước cho việc này thì lại mất hay thiếu nước cho yêu cầu tại chỗ cho dân sinh, trồng trọt và cho thủy điện.

Riêng cho dự án Nhân Cơ, vấn đề thiếu nước còn trầm trọng hơn, đến nỗi có ý kiến đề xuất phải tính đến việc xây dựng hệ thống lấy nước từ sông Đồng Nai dài hàng chục cây số bơm lên độ cao phải đạt là hơn 300m – nghĩa là hoàn toàn phi kinh tế và vì thế không khả thi.

Chè và cafe mọc rất tốt nơi sẽ bị bốc đi để khai thác bauxite. Ảnh: Nguyễn Trung

Vấn đề nước bùn

Nước bùn đỏ, được thải ra trong quá trình sơ chế alumina, còn đọng lại một lượng soude caustic đáng kể, có tác dụng ăn mòn và hủy diệt môi sinh. Với địa thế vùng thượng nguồn, dự án Tân Rai có nguy cơ gây ô nhiễm cho thủy điện Đàm Thuận – Đa Mi và hồ Trị An (nguồn nước chính của thủy điện Trị An và tỉnh Đồng Nai). Nước bùn đỏ của dự án Nhân Cơ có nguy cơ gây ô nhiễm các suối hồ trong vùng và nguồn nước cung cấp cho các thủy điện trên suối Đăk R’Tih.

Với công suất mỗi dự án là 300 – 600 nghìn tấn alumina/năm, ô nhiễm do hàng chục triệu m3 nước bùn đỏ/năm rất nguy hiểm và xử lý rất tốn kém; sự kiện Vedan không thấm tháp gì so với nguy cơ này.

Về hồ chứa bùn đỏ

Trong quá trình sơ chế alumina, bùn đỏ được tách ra từ quặng còn đọng lại một lượng soude caustic có tác dụng ăn mòn và hủy diệt môi sinh nơi chứa nó, có thể làm hỏng các mạch nước ngầm tại lòng hồ và môi sinh của các vùng chung quanh; phương pháp xử lý là phải chôn trong các hồ lớn rồi phủ lên một tầng đất đủ dầy, xong trồng cây lên trên để chống phong hóa. Nhưng đặc điểm tự nhiên của vùng có các hồ chứa bùn đỏ của 2 dự án này là có địa thế cao, gió lớn về mùa khô và mưa nhiều về mùa mưa (thường là gấp đôi lượng mưa trung bình của cả nước). Việc giữ cho hàng triệu tấn bùn đỏ năm này qua năm khác trong các hồ chứa không bị gió bốc bay đi lung tung hoặc không trôi xuống các vùng chung quanh sẽ rất tốn kém và nhiều rủi ro nghiêm trọng.

Chú ý, trong phòng thí nghiệm, tiến bộ công nghệ và khoa học kỹ thuật ngày nay hoàn toàn có khả năng xử lý vấn đề bùn đỏ và nước thải, được ứng dụng thành công phần nào trong thực tế ở quy mô nhỏ; tuy nhiên có hai vấn đề tồn tại lớn nan giải: (a) giá thành, (b)sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi có vấn đề phải xử lý. Vì vậy, đến nay chưa một nước nào trên thế giới có thể xử lý có hiệu quả thỏa đáng vấn đề bùn đỏ. Riêng nước Mỹ có tới 26.000 km sông suối bị ô nhiễm do khai thác mỏ chưa có cách gì giải quyết ở mức độ có thể chấp nhận được (Sheran – WME – Australia).

Một số công nghệ hóa học hiện đại nhất hiện nay trên thế giới – ví dụ công nghệ Bauxsol - cũng chưa cho lời giải thỏa mãn, chi phí rất cao, đồng thời phát sinh vấn đề mới. Tại Úc đã có nơi nhà chức trách phải đình chỉ việc thực hiện công nghệ Bauxsol để nghiên cứu thêm (mỏ bô-xít ở địa phương Skytop Mountain – xem: RedOrit Jan. 20-2006 - PATTON TOWNSHIP)...

Vì những lẽ này, và vì nhôm không phải là mặt hàng quý hiếm, nên không quốc gia nào trên thế giới coi bô-xít là khoáng sản chiến lược, không quốc gia nào dám chọn sản xuất nhôm làm chủ bài cho phát triển kinh tế. Cũng vì những lý do ô nhiễm, chỉ có 6% nhôm trên thế giới được sản xuất tại các vùng rừng nhiệt đới nhiều mưa, song thường là những nơi xa và thưa dân cư.

Đáng chú ý, vừa qua phía Trung Quốc và tập đoàn TKV đã tổ chức một đoàn của Lâm Đồng đến tham quan mỏ khai thác bô-xít Bình Quả/Quảng Tây – thủ đô công nghiệp nhôm của Trung Quốc, nơi quặng có hàm lượng 0,65 (của Tây Nguyên là >0,5). Một phó chủ tịch huyện tham gia đoàn về kể rằng những gì thấy được là tuyệt vời, song chính Bình Quả cũng thừa nhận chưa giải quyết được thỏa đáng vấn đề bùn đỏ.

Sắp tới sẽ có một đoàn như thế nữa cấp các Bộ và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đi thăm vùng mỏ khai thác bô-xít ở Bình Quả; thiết nghĩ nên đối chứng mỏ này với gần 100 mỏ bô-xít Trung Quốc đã đóng cửa gần đây (trong đó có một số mỏ ở vùng Hắc Long Giang, và các mỏ ở Hà Nam, ở Tịnh Tây / Quảng Tây) và những điều vừa nói trên về công nghệ Bauxsol.

Ngoài ra Tây Nguyên là vùng cao và có gió mạnh, cung đoạn vận tải quặng từ mỏ về nơi tuyển rửa trung bình là 5 - 10 km, về mùa khô bụi đỏ sẽ tác hại một diện tích lớn rừng và cây trồng ở gần, đồng thời hủy hoại cảnh quan. Xin nhớ đến các vùng “Quảng Ninh đen” năm này qua năm khác toàn một mầu đen vì khai thác than để có thể hình dung tác hại của bụi và bùn đỏ.

Đất khai thác bô-xít (để lầm phèn chua) sau khi hoàn thổ ở Bảo Lộc: Không loại cây nào mọc được ngoài keo tai tượng. Đây chỉ là nơi có quặng bô-xít được đào đi, rồi lấy đất lấp lại, không phải là nơi chứa bùn đỏ. Ảnh: Nguyễn Trung

Vấn đề năng lượng và vận tải

Chế biến alumina cần một lượng than theo tỷ lệ 1 tấn than / 1 tấn alumina. Như vậy, mỗi dự án cần khoảng 300-400 nghìn tấn than / năm trong giai đoạn đầu, gấp đôi trong giai đoạn sau. Lấy từ đâu tới và đi đường nào? Đồng thời cũng phải vận tải một khối lượng như thế alumina từ nhà máy xuống cảng biển.

Vận tải cho than và alumina của dự án Tân Rai dự kiến sẽ sử dụng giao thông đường bộ hiện có và sẽ xây cảng Kê Gà (Bình Thuận). Đường bộ hiện có rất khó cáng đáng thêm yêu cầu vận tải của dự án Tân Rai; cảng Kê Gà nếu được xây riêng cho alumina sẽ có thể tác động xấu đến môi trường du lịch của miền Trung.

Vấn đề vận tải của dự án Nhân Cơ còn nan giải hơn, chưa có phương án dứt khoát (tất cả mới chỉ là dự kiến), nếu sử dụng đường bộ thì phải đi về hướng Bà Rịa – Vũng Tàu, rất xa và sẽ lâm vào tình trạng tương tự như của Tân Rai, nếu làm đường sắt chuyên dụng Đắc Nông – Bình Thuận thì chuyên gia bên Bộ Giao thông vận tải ước tính cần khoảng 3 tỷ USD (tập đoàn Than & Khoáng sản “TKV” dự trù là 1,3 tỷ USD). Ngoài ra còn phải cộng thêm kinh phí xây dựng cảng Kê Gà do TKV dự toán khoảng 530 triệu USD, sẽ lấy tiền ở đâu?

Hơn thế nữa, xây một hệ thống đường vận tải và cảng như vậy chỉ để chuyên dụng cho sản xuất alumina là sự lãng phí cực kỳ to lớn, không một quốc gia nào dám làm, nhất là nước ta còn nghèo, đất chật, người đông. Hệ thống này, nếu muốn xây dựng, bắt buộc phải được kết hợp với phục vụ các mục đích dân sinh và kinh tế khác, rất tốn kém, quy hoạch và thiết kế đến bao giờ xong – trong khi nhà máy đã khởi công xây dựng?

Về thủy điện để luyện nhôm hoàn toàn không khả thi, vì chỉ để sản xuất 100 nghìn tấn nhôm / năm – tương thích với lượng nhôm nhập khẩu tiêu thụ trong nước một năm - cần một nhà máy thủy điện có công suất là 300 MW, nghĩa là tương đương với nhà máy thủy điện Trị An (gần 400 MW). Như vậy giá thành của nhôm sẽ vọt lên như thế nào? Lấy đâu ra 5 hay 10 nhà máy thủy điện Trị An ở vùng cao nguyên này để sản xuất mỗi năm tối thiểu là 0,5 đến 1 triệu tấn nhôm để có thể tham gia thị trường với tính cách là quốc gia xuất khẩu nhôm? Trong khi đó thị trường nhôm thế giới rất phong phú cho nhu cầu của nước ta, dồi dào, đủ mọi chủng loại.

Vấn đề hoàn thổ

Dự tính diện tích phải hoàn thổ nơi khai mỏ của cả hai dự án lên tới 3000 ha ở giai đoạn I và sẽ lên tới 6000 - 7000 ha ở giai đoạn hai. Có thể thấy trước: Sẽ rất tốn kém nếu muốn có lại đất đai có thể trồng trọt được, song dù làm được cũng sẽ là những vũng loang lổ khắp rừng núi, mặt bằng chỗ cao chỗ thấp và nói chung là sẽ bị hạ thấp, cảnh quan hoang tàn. Những nơi hoàn thổ cũng cần phải vài chục năm mới có thể trồng trọt được bình thường nếu làm tốt việc cải tạo đất sau khi hoàn thổ, song hầu như chỉ thích hợp cho loại cây họ bạch đàn.

Những điều vừa trình bầy, tôi rút ra từ thu thập thông tin trên thế giới và qua việc đến thăm mỏ khai thác bô-xít Bảo Lộc để sản xuất ra phèn chua trong chuyến đi này. Tại mỏ này cho thấy, sau 30 năm khai thác mới hoàn thổ được khoảng 2 ha trong tổng số 36 ha diện tích đã khai thác, rất tốn kém, chỉ thấy một loại cây keo tai tượng cao hơn một mét, hỏi được biết trồng các loại cây khác không sống được. Bài học về hoàn thổ trong việc khai thác than ở Quảng Ninh cho đến hôm nay vẫn là một ác mộng.

Vấn đề việc làm và các hệ quả

Tính toán cả hai dự án với khoảng 7000 ha rừng và đất sẽ tạo ra khoảng 3000 việc làm mới bên trong nhà máy và các khu mỏ, đương nhiên chủ yếu là lao động cơ bắp. Các lãnh đạo địa phương cho rằng giỏi lắm sẽ chỉ có vài phần trăm trong tổng số 3000 này là con em các dân tộc ít người, lẽ đơn giản là họ không thích hợp và không muốn loại lao động này. Như vậy vấn đề việc làm cho Tây Nguyên, nhất là cho người lao động của các dân tộc ít người hầu như không giải quyết được, trong khi đó đất và rừng dành cho đồng bào các dân tộc ngày càng thu hẹp vì khai thác bô-xít, đời sống của họ sẽ ngày càng thêm khó khăn.

Thử làm các bài toán kinh tế về mọi phương diện có liên quan đến việc 7000 ha rừng và đất sẽ phải biến mất để nhường chỗ cho khai các mỏ bô-xít và chỉ giúp cho 3000 người có việc làm! Cũng một diện tích như thế lớp đất bồi bề mặt phải hàng triệu năm tự nhiên mới tạo ra được sẽ bị bốc đi để khai thác bô-xít, bao giờ hoàn lại được?!

Báo chí nói riêng dự án Tân Rai dự kiến tạo ra 16.000 việc làm, có thể là như vậy. Song càng nhiều việc làm ở mỏ đồng nghĩa với càng nhiều lao động thủ công trong khai thác, hệ quả xâm phạm môi trường tự nhiên càng lớn.

Không phải ngẫu nhiên vào những năm 1980 Liên Xô và khối SEV hồi ấy đã khuyên Việt Nam không nên khai thác bô-xít ở vùng này.

Về vấn đề đất và rừng vốn nhạy cảm đối với đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, phụ họa thêm vào đó là tác động của những yếu kém và bất cập của các chính sách và của bộ máy hành chính. Qua việc khai thác bô-xít, những vấn đề nhạy cảm này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, tích tụ thêm những căng thẳng mới dễ gây mất ổn định – thậm chí có thể rất nguy hiểm, rất thuận lợi cho sự can thiệp từ mọi phía bên ngoài.

Khỏi phải nói những hệ quả về văn hóa, xã hội đối với đồng bào các dân tộc ít người Tây Nguyên sẽ là trầm trọng.

Hai dự án sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 10 nghìn người bên ngoài hàng rào khu mỏ và nhà máy; song đấy là những công việc dịch vụ dân sinh, chủ yếu sẽ rơi vào tay người kinh; người các dân tộc ít người hầu như không được lợi gì, mà chỉ có thể bị tác hại thêm do những tệ nạn xã hội sẽ phát sinh.

Có tin nói sẽ có khoảng 1400 - 1500 người Trung Quốc vào xây dựng cho mỗi dự án, số đông là lao động chân tay. Việc quản lý một số lượng đông như vậy tại vùng cao này thật không đơn giản.

Đến nay chưa một nước nào trên thế giới có thể xử lý có hiệu quả thỏa đáng vấn đề bùn đỏ. Ảnh: clpccd.cc.ca.us

Kết luận

1. Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên hiện nay nếu hạch toán đủ, cầm chắc là sẽ lỗ lớn, để lại những hậu quả nghiêm trọng trên nhiều phương diện cho quốc gia, nhất là nước ta đất chật người đông, thiên tai có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu đem nguồn vốn của ta bỏ vào hai dự án này, và nếu có chính sách đầu tư và bộ máy thực hiện tốt, hoàn toàn có khả năng phát triển Tây Nguyên xanh bền vững, tránh được mọi hiểm họa do khai thác bô-xít, tăng thêm giàu có cho đất nước, đem lại hài hòa dân tộc, và an ninh quốc gia được tăng cường.

2. Rất tiếc là hai dự án bô-xít với nhiều hệ lụy nghiêm trọng như vậy lại không được khảo sát với sự cẩn trọng đúng mức, đã thế lại triển khai theo quy trình lộn ngược, bây giờ lâm vào tình trạng “ván đã đóng thuyền”, rất khó cho đất nước. Trong khi đó, nhiều lãnh đạo cấp tỉnh tỏ ra rất phấn khởi – đơn giản là tin rằng mọi chuyện “đã có Trung ương và tập đoàn TKV lo toan và tính toán hết rồi, không có gì phải lo...”, có bô-xít GDP của tỉnh sẽ tăng, có thêm tỷ trọng cơ cấu kinh tế là công nghiệp, có thêm nguồn thu nhập cho ngân sách tỉnh là thuế tài nguyên, ngoài ra có thêm một số nguồn thu nhỏ khác...

3. Dự án alumina Tân Rai có nguy cơ triệt tiêu khả năng Bảo Lộc có thể trở thành một Đà Lạt 2 và tác hại nhiều tiềm năng phong phú khác đang được phát huy của địa phương này.

4. Dự án alumina Nhân Cơ – được lập luận với lý do đất Đắc Nông xấu không thể làm gì khác ngoài bô-xít có lẽ không xác đáng. Thực tế cho thấy đất Đắc Nông chỉ xấu hơn so với các tỉnh Tây Nguyên lân cận, song vẫn là vùng đất giàu, nếu có hệ thống thủy lợi nhỏ giải quyết tốt vấn đề nước. (Một lãnh đạo tỉnh cho rằng nếu Đắc Nông mỗi năm được đầu tư khoảng 30 – 40 triệu USD riêng cho việc xây dựng hệ thống các hồ nhỏ làm thủy lợi cho rừng và vườn, chỉ trong vòng 5 năm sẽ có một Đắc Nông khác).

5. Công nghiệp bô-xít như đang làm theo 2 dự án này có nguy cơ tác động xấu đến toàn ngành du lịch Việt Nam, hủy hoại nhiều tiềm năng to lớn của Tây Nguyên. Trong khi đó hàng trăm nghìn ha rừng kiệt ở Tây Nguyên nằm chờ các chính sách và thể chế đúng đủ sức hấp dẫn sự đầu tư mang lại một Tây Nguyên xanh giàu có cho chính mình và cho cả nước.

6. Hiện nay các nước phát triển trên thế giới tìm mọi đường phát triển “kinh tế các-bon thấp”, kinh tế tri thức, họ đạt được nhiều thành tựu kinh ngạc. Một số nước đang phát triển đang vận dụng có hiệu quả kinh nhiệm này. Là nước đi sau, vì sao Việt Nam cứ phải ngày càng đi sâu mãi vào công nghiệp thượng nguồn, hiện nay là các dự án đồ sộ về quặng sắt và thép, rồi đây thêm quặng sơ chế alumina hầu như chỉ bán được cho một người mua.., tất cả chẳng lẽ chỉ để kéo dài thêm nữa sự tụt hậu của mình?

7. Mọi hệ quả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện hai dự án này ở vùng nhạy cảm Tây Nguyên sẽ tăng thêm nguy cơ uy hiếp an ninh và sự ổn định chính trị của Tây Nguyên, mà cũng có nghĩa là của cả nước.

Qua tìm hiểu sơ bộ trong chuyến đi Tây Nguyên, riêng tôi càng thấm thía: Dù khát vọng phát triển nhanh kinh tế đất nước đến đâu chăng nữa, không thể nóng vội và giản lược như cách làm bô-xít theo hai dự án nói trên. Tôi nghĩ cách làm như thế là nóng vội, chỉ chứa đựng rủi ro và cầm chắc thất bại lâu dài cho cả nước. Cơm không ăn, gạo còn đó, không vội gì phải phá rừng núi ngay bây giờ để lấy đi tài nguyên không tái tạo được với những cái giá phải trả rất đắt, khả năng xử lý các hệ quả lại ngoài tầm với.

Một khi nước ta có kết cấu hạ tầng và năng lực quản trị quốc gia tốt hơn, giá trị mọi tài nguyên sẽ càng tăng lên gấp bội; trong khi đó triển vọng phát triển Tây Nguyên xanh và bền vững trong tầm tay, biết bao nhiêu lợi thế nước đi sau cho phép nước ta đi lên một quốc gia phát triển hiện đại không được khai thác. Đương nhiên, con đường phát huy lợi thế nước đi sau và phát triển bền vững để sớm trở thành quốc gia hiện đại đòi hỏi sự nỗ lực nghiêm túc và nghiêm khắc hơn nhiều lần về mọi phương diện đối với con người và bộ máy làm việc trong hệ thống chính trị của nước ta. Đây chính là cái đất nước đang cần, cái đất nước đang thiếu.

  • Nguyễn Trung

Kinh nghiệm từ nước Australia

Ông Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia môi trường tại Australia. Australia hiện đứng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất nhôm, nhưng cũng là nơi cư dân có nhận thức cao về bảo vệ môi trường nhận định: Nhà máy luyện nhôm phải tốn rất nhiều điện để điện phân. Trong quá trình sản xuất nhôm thải ra một chất gọi là "bùn đỏ" rất độc hại và không phân huỷ theo thời gian. Trong quá trình luyện nhôm phải có một hồ chứa để chứa bùn đỏ. Hợp chất này nếu không bảo quản tốt có thể tràn lan ra ngoài làm ô nhiễm nguồn nước, sông ngòi.

- Những nhà máy luyện nhôm ở Australia, chẳng hạn như do các công ty Trung Quốc dự tính hoạt động, có thể tạo ra các phản ứng từ xã hội không?

Hiện nay Australia là nước sản xuất nhôm lớn nhất thế giới. Thường các nhà máy luyện nhôm ở khá xa khu dân cư, ít tác hại tới môi trường. Luyện nhôm chỉ thích hợp với các nước lớn, có đất rộng để xây nhà máy xa khu dân cư, xa các đô thị và có chỗ bảo quản các chất thải do nhà máy luyện nhôm tạo ra. Vừa rồi công ty Tranco của Trung Quốc được khai thác bôxit khá gần rừng quốc gia của Australia đã bị một số tổ chức lên án.

- Đối với trường hợp sản xuất nhôm của Việt Nam ở Tây Nguyên, theo anh thì như thế nào?

Theo tôi đặt nhà máy luyện nhôm của Việt Nam ở Đăk Nông không khả thi lắm. Thứ nhất là phải phá rừng để xây nhà máy. Thứ hai là không tìm được chỗ thích hợp để chứa bùn đỏ.

- Người ta nói hiện nay Trung Quốc xuất khẩu ô nhiễm, anh có thành ý kiến đó không?

Đúng như vậy. Do luyện nhôm tốn điện, do luật bảo vệ môi trường gắt gao nên các công ty Trung Quốc đang tìm cách chuyển các nhà máy luyện nhôm sang các nước nhỏ như Việt Nam, nơi nhân công rẻ và luật môi trường cũng có nhưng thực thi rất là yếu. Đó là lí do tại sao công ty luyện nhôm Tranco của Trung Quốc ngoài đầu tư vào Australia còn nhòm ngó Việt Nam. Luyện nhôm ở Trung Quốc đã làm hại môi trường rất lớn, nên họ chuyển ra nước ngoài. Vì thế Việt Nam không nên nhìn vào mối lợi kinh tế trước mắt mà bị hại rất lớn về sau. Do trước đây không chú ý nên hiện nay Trung Quốc đang cực khổ vì môi trường bị phá huỷ trầm trọng. Vì vậy họ đang có ý đồ xuất khẩu ô nhiễm sang nước khác.

(Theo RFI - Pháp)