Sonntag, 11. Januar 2009

Đại hội Đảng có nhiều rắc rối .

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị sáng 5-1-2009, tổng bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ một nội dung Hội nghị sẽ bàn kỹ là vấn đề nhân sự trong đảng, vấn đề thực hiện "chiến lược cán bộ" trong hơn 2 năm qua.

Vấn đề nhân sự, lựa chọn cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo là vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đảng và sự thành bại của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, khi đảng cộng sản vẫn duy trì chế độ toàn trị độc đảng.

Những đại biểu dự hội nghi trung ương 9 hiện nay hãy lắng nghe dư luận của quần chúng, từ những trí thức hiểu biết có tâm huyết cũng như từ người dân thường có lương tri và nhậy cảm.

Xưa nay, việc tuyển chọn người vào cơ quan lãnh đạo đảng thường làm theo nếp cấp trên chọn cấp dưới; vài uỷ viên bộ chính trị trong đó trưởng ban tổ chức trung ương đảng (trước kia là Lê Đức Thọ, nay là Hồ Đức Việt) đóng vai trò đề xuất, thường là đề xuất vừa đủ số, không hơn không kém, theo kiểu áp đặt. Đôi lúc họ có thăm dò ý kiến cấp dưới nhưng chỉ làm một cách hình thức, cho có vẻ dân chủ mà thôi. Họ còn theo kiểu chia ghế theo địa phương, cân bằng Nam - Bắc, hay Bắc - Trung - Nam, mỗi tỉnh có 1 hoặc 2 người, Hà nội, Sài gòn có 3 - 4 người , cho đủ mặt, toàn là quan chức bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, được gọi là cơ cấu.

Chính nhiều người lãnh đạo đảng than phiền rằng việc tuyển lựa cán bộ xưa nay rất tuỳ tiện, theo cảm tính, theo tình cảm cá nhân, thường vội vã, hấp tấp theo kiểu "vơ bèo vạt tép", "soi đuốc bắt ếch", người tài đức không chọn, thường vớ phải vô số kẻ cơ hội, khéo nịnh, ích kỷ, hám danh tham lợi cá nhân.

Hãy nhìn thẳng vào Bộ chính trị 14 vị hiện nay, là cơ quan lãnh đạo toàn quyền, có quyền lực bao trùm trên mọi mặt, không ai có quyền kiểm soát, kiểm tra, thanh tra, vì bộ chính trị chọn và chỉ đạo trực tiếp chính phủ, quốc hội, ngành an ninh, toà án tối cao, viện kiểm sát tối cao, thanh tra chính phủ, tổng kiểm toán nhà nước. Bộ chính trị là cơ quan quyền lực vô hạn độ, mang tính độc tài toàn trị.

Điều lệ đảng tuy có nêu Ban chấp hành trung ương là cấp lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ Đại hội, nghĩa là cao hơn Bộ chính trị, cao hơn cá nhân Tổng bí thư, nhưng thật ra, trên thực tế bao giờ Bộ chính trị cũng áp đảo trung ương và Tổng bí thư luôn áp đảo cả Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương, thực hiện quyền độc tài cá nhân. Cái "mạnh phi pháp" tạm thời cũng như "chỗ yếu chí mạng" dai dẳng của mọi đảng cộng sản chính là ở chỗ này.

Ông Nông Đức Mạnh tổng bí thư hiện tại đã nhận chức này một cách ngẫu nhiên, không có chuẩn bị, không có ai dự kiến trước, dư luận cũng không một ai dự đoán trước. Tại Đại hội IX năm 2001, khi Đỗ Mười muốn gạt Lê Khả Phiêu, theo ý định trả thù : "nó gạt tôi thì tôi gạt nó", liền có một loạt ứng cử viên: Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An, Phan Diễn... đều không có trọng lượng. Mỗi người chỉ có một thiểu số yểm trợ, 3 người bất phân thắng bại. Thế là ông Mạnh - người nhẹ cân nhất cả về tài và đức - được cả 3 phái trên đây ưng thuận vì ông cô độc đứng một mình, không chống ai, cũng chẳng ai chống ông. Lúc đầu ông từ chối, hiểu rằng tấm bằng trung cấp lâm nghiệp và vị trí tỉnh uỷ Thái nguyên là quá thấp so với trách nhiệm. Bị ép lần thứ hai, ông "đành" nhận với lời ra vẻ khiêm tốn "sẽ xin làm một nửa nhiệm kỳ" . Khi đã tại vị rồi, ông Mạnh đâm ra "mê" quyền lực, "say" chức vị số 1 của chế độ, để "xin được phục vụ" (!) cả nhiệm kỳ khoá IX, rồi còn ở lỳ sang khoá X. Để có thể được ở lại, sang khoá X năm 2006, khi ông (sinh tháng 9-1940) đã 66 tuổi (nghĩa là quá tuổi về hưu theo quy định là 65 tuổi, - không châm chước cho một ai), ông tỏ ý sẽ ở thêm nửa nhiệm kỳ là 2 năm rưỡi thôi, rồi sẽ chuyển giao cho người kế nhiệm tại Đại hội giữa nhiệm kỳ đấu năm 2009 này.

Hiện nay việc thay thế ông Mạnh ở cương vị tổng bí thư - số 1 của chế độ, có được thực hiện ngay ở Hội nghị Trung ương 9 này không vẫn còn là điều bí ẩn. Trong diễn văn khai mạc không nói gì đến việc này. Đảng cộng sản hay chơi trò ú tim, úp úp mở mở. Chỉ biết là ông Mạnh vẫn còn mê quyền lực lắm. Nhưng trong đảng đang có một luồng mong muốn thay thế tổng bí thư. Trong trí thức, tuổi trẻ, trong đảng viên ở cơ sở mong muốn này khá mạnh.

Những trí thức và nhà báo tâm huyết từ Hà nội tỏ ra vô cùng ngán ngẩm về ông Mạnh. Người ta gọi ông là "ông Mạnh tài nông đức mỏng". Ông không hề tự mình viết được một bài diễn văn hay một bài báo! Ông không hề nói chuyện trước một cử tọa mà không cầm tờ giấy do trợ lý viết hộ từ trước để tuyên đọc. Ông được các đảng viên kỳ cựu ở Câu lạc bộ Thăng long đặt tên là anh "Hai Khoanh". Vì ông chủ trương "khoanh" vụ Tổng cục 2 lại, không cho đưa Bản Báo cáo đặc biệt của Ban Kiểm tra Liên ngành - do trung ương khoá IX cử ra đầu năm 2006 để điều tra về Vụ án Siêu nghiêm trọng ấy - trình trước Trung ương và Đại hội như đã định. Đây có thể coi là một tội vi phạm Điều lệ đảng, lộng quyền ngang ngược, khinh thường Trung ương và Đại hội đảng. Rất đáng chê trách là chính Trung ương đã từ nhiệm trách nhiệm của chính mình để giải quyết một vụ án lớn liên quan đến vận mệnh quốc gia. Nó chứng tỏ đảng cộng sản đầy những chuyện mờ ám, đen tối, theo kiểu thâm cung bí sử, một tổ chức xấu xa đầy mưu thâm giữa thế giới văn minh.

Từ trong nước, được biết chính ông Mạnh đã ngáng trở, "khoanh lại" việc chống tham nhũng; ông Mạnh là kẻ ngăn chặn việc giải quyết Vụ án cực lớn PMU18, một mực bênh che và lật án cho Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng, vì con rể và con gái ông có liên quan sâu đến đường dây tham nhũng trong bộ giao thông vận tải củ, do nguyên bộ trưởng Đào Đình Bình - cũng được ông Mạnh bảo trợ, - thao túng.

Còn có ý kiến từ nguồn đáng tin cậy là cả Vụ PCI - Pacific Consultants International, một vụ tham nhũng lớn ở ngành giao thông, liên quan đến bị cáo Huỳnh Ngọc Sỹ, quan chức cao cấp và cấp uỷ đảng trong ngành giao thông, cũng được ông Mạnh có ý đố can thiệp để "khoanh lại" vì cũng liên quan đến Đào Đình Bình, Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng ...

Trung ương 9 có dám lên tiếng công khai, ngay thẳng và minh bạch về những chuyện bê bối trên hay không, có dám động đến tổng bí thư, khi bàn về thực hiện nghị quyết chống tham nhũng.

Về ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, công luận trong nước nêu lên 2 vấn đề cực lớn trong phạm vi trách nhiệm trực tiếp của ông. Một là hồi giữa năm ngoái, khi miền Nam trúng mùa lúa lớn, nông dân đang nô nức chờ xuất khẩu lúa mới sau thu hoạch cao, ông thủ tướng điện vào ra lệnh nghiêm cấm xuất khẩu lúa nhằm bảo đảm "an ninh lương thực". Lúa nhiều, không đủ kho bảo quản, bị hư hao, đến khi thấy lúa quá nhiều, cần xuất gấp chủng 4 triệu tấn thì ôi thôi, giá gạo trên thị trường quốc tế rơi xuống rất thấp, thóc gạo phẩm chất xấu do bảo quản kém, nông dân bị thất thiệt nặng nề. Lẽ ra ông Dũng phải vào Cần Thơ, cúi đầu xin lỗi nông dân Nam bộ, và tự hứa sẽ không có những quyết định chủ quan, duy ý chí kiểu ngẫu hứng, tệ hại đến vậy. Mấy tỉ đô la tài sản của nông dân lao động bị tiêu ma như vậy đó.

Hai là ông Dũng còn là thủ tướng duy nhất trên thế giới dám tuyên chiến với giới báo chí nước ta gồm hơn 15 ngàn nhà báo viết, báo nói, báo mạng, báo ảnh, bloggers. Ông tuyên bố ráo hoảnh: "Tôi chủ trương nghiêm cấm báo chí tư nhân". Ông có biết Hiến pháp Việt nam chủ trương "tự do báo chí" , có nghĩa là người dân, mỗi tư nhân có quyền ra báo. Ông có biết mỗi bài báo là một sản phẩm tư nhân, với tên người viết ký ở dưới.

Ông có hiểu rằng ở bất kỳ một nước văn minh trung bình nào, một thủ tướng tuyên bố cấm báo tư nhân thì lập tức sẽ bị phản đối quyết liệt, coi như người điên, đến từ một hành tinh xa lạ nào, chưa nói là bị quốc hội truất phế ngay vì vi phạm hiến pháp. Ông có biết báo chí tư nhân tiêu biểu cho công luận xã hội , là đệ tứ quyền lực, và các nhà báo tư nhân có công tâm và tài năng là lương tâm trong sáng nhất của đất nước và thời đại. Không có họ làm sao chống được tham nhũng, xây dựng nổi xã hội văn minh, thịnh vượng?

Chúng tôi biết ông không hiểu gì về nghề báo, ông cũng chưa viết được một bài báo nào để ký tên ông bên dưới. Cho nên ông mới cam tâm phế truất, bỏ tù hàng loạt những nhà báo: Kim Hạnh, Điếu Cày - Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, Quang Vinh, Huỳnh Tấn Phước, Lê Hoàng, Nguyễn Công Khế, Nam Đồng- Nguyễn Minh Lộc, Nguyễn Tuấn Anh, Thái Duy, Nguyễn Minh Hiền, Nguyễn Quốc Phong, Hoàng Hải Vân...

Nếu ông còn có lương tâm và liêm sỉ, ông hãy xin lỗi cả làng báo Việt Nam, vì bằng một quyết định chủ quan, mê muội, ông đã xúc phạm nặng nề nhà báo Việt nam từ xưa đến nay, xúc phạm làng báo quốc tế, xúc phạm người "nghiện" đọc báo ở khắp nơi, ông hãy trả lại tự do cho các nhà báo đang nằm trong tù, chỉ vì đã nghe theo ông Nguyễn Văn Linh - bậc thầy của ông - là các nhà báo phải tự cứu lấy mình, tự dành lấy tự do, không uốn cong ngòi bút, không khiếp sợ cường quyền...

[Sắp đến, khi ông có dịp ăn Tết với gia đình, ông hãy hỏi chuyện con trai ông là Nguyễn Thanh Nghị hiện là phó hiệu trưởng trường Kiến trúc Sài gòn, từng du học bên Mỹ, và cô con gái Phượng (từng du học ở Thuỵ Sĩ) cùng ông con rể Việt kiều để họ kể cho ông nghe về vai trò xã hội của báo chí tư nhân trong các nước văn minh to lớn, quan trọng, quý báu đến mức nào].

Chúng tôi được biết trong cuộc tìm kiếm một vị Tổng bí thư mới, các ông cứ luẩn quẩn theo nếp cũ, tìm trong vòng hạn hẹp của Bộ chính trị hiện tại. Người ta đồn về ông Trương Tấn Sang và ông Hồ Đức Việt. Tôi từng biết 2 ông này từ khi ở trong nước, khi ông Sang còn ở Sài Gòn, ông Việt còn ở Thái Nguyên.

Tôi không có tình cảm ưa hay ghét gì 2 ông này. Nhưng xin nói thẳng rằng cả Sài gòn đều biết ông Sang sống buông thả, bừa bãi ra sao, với danh hiệu "công tử Bạc Liêu" tuy quê ông ở Long An, từng cưỡng hiếp nữ nhân viên, từng có con riêng, phải đưa ra Hà Nội lánh dư luận chê trách. Trên cương vị Trưởng ban kinh tế trung ương đảng, ông không có một ý kiến gì đáng nhớ về kinh tế; trên cương vị Thường trực Ban bí thư, người ta chỉ thấy ông chuyên đi những việc hiếu hỉ như trao cờ, trao bằng, trao huy hiệu đảng (!), khánh thành (!), yến tiệc (!) kèm những pha mát mẻ, và cao hơn một chút là huấn thị và tổng kết về học đạo đức Hồ Chí Minh (!).

Còn về ông Hồ Đức Việt; ông sống có vẻ giản dị, nhưng lại nổi tiếng là quá ư "hiền lành" đến nhút nhát, ba phải, không tự tin; ông kín đáo, ít nói, cũng ít học hỏi và nghiên cứu. Là người trẻ trong Bộ chính trị, ông như ông cụ non, không có khí thế của tuổi trẻ. Ở cương vị Trưởng ban Tổ chức trung ương, ông không hề biết giữ nguyên tắc tổ chức của đảng, vâng dạ nhũng uỷ viên bộ chính trị lớn tuổi hơn, sợ họ một phép. Ông thừa biết việc "khoanh" các vụ tham nhũng lớn như vụ PMU18, PCI ... là sai, bỏ tù các nhà báo là quá đáng, "khoanh" vụ điều tra về Tổng cục 2 là phạm nguyên tắc, nhưng ông ngậm miệng ăn tiền. Ở Quốc hội ông cũng câm như hến, không tỏ thái độ, chỉ dơ tay theo số đông, làm ông nghị gật, vô thưởng vô phạt. Các nhà báo bạn tôi nhiều lần hỏi ông tại sao "nghị quyết về kê khai tài sản" không ai chấp hành, làm thế nào, ông chỉ hề hề, cười trừ ...

Còn ông Phạm Quang Nghị bí thư thành uỷ Hà nội và ông Lê Thanh Hải bí thư Sài gòn thì đều đã tự thiêu huỷ uy tín mình. Ông Nghị trong vụ để hơn 20 dân trẻ thủ đô chết do lụt cuốn, lại còn quở mắng dân là "chuyên ỷ lại chính quyền" (!), ông còn dở trò thấp hèn xuyên tạc một câu nói tâm huyết của Ngài Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt. Ông Hải thì hết bê bối chuyện đất cát, lại bênh che bị cáo Huỳnh Ngọc Sỹ vì vừa là kẻ đồng mưu vừa là kẻ thông gia với ông. Sao mà ở nhân sự thượng đỉnh lắm bê bối nhơ nhớp đến vậy.

Thế nhưng tại sao lại cứ phải tìm Tổng bí thư trong 14 người trong bộ chính trị. Trong Ban chấp hành trung ương không có ai chăng? Và ở ngoài trung ương? Hãy tím hiểu người số 1 của nước Mỹ OBAMA xuất hiện ra sao. Khối chuyện hay.

Tình hình nhân sự của đảng cộng sản bế tắc từ thượng đỉnh xuống dưới. Đây là cuộc khủng hoảng gốc. Trong nước người ta gọi thế hệ lãnh đạo hiện này là thế hệ "người lùn"

Lùn về trí tuệ; lùn về nhân cách; lùn về khả năng đột phá, về tư duy chiến lược; càng lùn khi đứng bên những nhà lãnh đạo của khu vực và thế giới.

Ông Nông Đức Mạnh kêu gọi Hội nghị 9 này ra nghị quyết về đổi mới hệ thống chính trị của đất nước, đi đôi với đổi mới về kinh tế. Chỉ là nói suông!

Hội nghị 9 sẽ lại ra Nghị quyết dài dòng khoe khoang về "những thành tích to lớn" của 2 năm rưỡi qua, lại kêu gọi toàn đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện nghị quyết mới . Rồi mọi sự vẫn sẽ như nhà văn tâm huyết Nguyễn Khải cảm nhận:

"Người cầm quyền biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân cũng biết người cầm quyền đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời nói dối của họ; còn mình là dân chẳng nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối nếu như người cầm quyền hỏi...
... Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói dối... Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói dối không biết xấu hổ..."


Để nghiệm xem, Hội nghị Trung ương 9 lại tái diễn một trò nói dối lớn nữa, với một dàn nhân sự thượng đỉnh có quá nhiều bất cập và bê bối.

Paris 10-1-2009
Bùi Tín

Mặt hàng xuất cảng mới nhất của nhà nước Việt Nam : Phụ nữ

Mặt hàng xuất cảng mới nhất của nhà nước Việt Nam : Phụ nữ

allnewsweb

Nguyễn Phương Nga lược dịch

bờM: Báo chí nước ngoài mà củng nói đến vấn đề này nửa thi còn ai khi đi ra nước ngoài cầm hộ chiếu Việt Nam mà dám ngưởng cao đầu không. Thực tế, nếu được tổ chức hợp pháp đứng đắn sẻ giúp ích được nhiều hơn, giài quyết được một số tệ trạng xả hội, nhưng chúng ta ai cũng biết, những gì mà đảng và nhà nước đứng ra làm thì lại có thêm những mặt tiêu cực khác xuất hiện, những cô gái nghèo này lại phải đóng thêm một số tiền hối lộ nuôi đám cò, đám công chức cán bộ trông các văn phòng môi giới này.




Nhà nước Việt Nam đang dự định kiếm lợi từ một trong những nguồn tài nguyên lớn nhất của họ : Những phụ nữ có sắc đẹp nổi tiếng của đất nước. Các quan chức nhà nước Việt Nam được yêu cầu thiết lập một văn phòng mai mối ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt cho mục đích môi giới hôn nhân giữa những phụ nữ Việt Nam trẻ đẹp và đàn ông nước ngoài.

Văn phòng này sẽ được chu cấp một ngân sách nghiên cứu thị trường rộng rãi để quảng cáo cho dịch vụ và những phụ nữ có tên trong hồ sơ của họ. Hiện thời thì nhiều người đàn ông Nam Hàn và Ðài Loan đến Việt Nam với hy vọng tìm kiếm được một người vợ, nhưng đàn ông Tây phương cũng sẽ được khuyến khích để xử dụng cơ quan chuyên về dịch vụ môi giới này. Nhà nước Việt Nam cho rằng cái ý kiến lập ra một văn phòng giới thiệu hôn nhân quốc gia thì được ưa thích hơn là để cho các tổ chức tội phạm điều hành các cơ sở kinh doanh như vậy.

Nhiều phụ nữ Việt Nam ở nông thôn coi việc lập gia đình với người ngoại quốc là một con đường để thoát khỏi cảnh nghèo đói. “Phụ nữ Việt Nam rất đẹp, trung thành, nấu ăn và săn sóc việc nhà rất giỏi, họ sẽ làm cho đàn ông trên thế giới vô cùng vui vẻ. Giấc mơ của tôi là lấy được một người đàn ông Mỹ khá giả và đi du lịch khắp thế giới. Tôi nghĩ là tôi sẽ làm một người bạn đời tốt cho một ai đó.”, theo cô Huyền, một người hành nghề thẩm mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang nghĩ đến việc xử dụng dịch vụ trên cho biết.

Nhiều người khác đã lên tiếng chỉ trích dự tính trên. “Việc này tạo ra một tiền lệ xấu và có vẻ như một trường hợp nhà nước đồng ý cho phép việc coi phụ nữ là một mặt hàng, vốn là một bước đi vào chiều hướng sai lầm”, là lời nhận xét của ông Bình, một nhân viên xã hội phụ trách một trung tâm trú ẩn dành cho các phụ nữ bị ngược đãi ở TPHCM.


http://www.allnewsweb.com/page1601609.php



Thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi TT Nguyễn Tấn Dũng

Thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi TT Nguyễn Tấn Dũng January 11, 2009

Posted by onlyu in thời sự.
Tags:
trackback

thu

Khai thác bô-xít Tây Nguyên và bài toán về sự đánh đổi

Không thể vì muốn giảm suất đầu tư khai thác bô-xít, mà khi xây dựng một loạt các dự án lớn, đơn vị khai thác lại bất chấp các nguy cơ rõ ràng về môi trường, kinh tế, văn hoá xã hội. Cách làm hiện nay của TKV không chỉ làm các nhà khoa học bức xúc, mà khó có thể nhận được sự đồng thuận của người dân, dù họ đang sống nghèo trên vùng mỏ bô-xít.

Theo tính toán của tỉnh Đắc Nông, kế hoạch khai thác bô-xít ở tỉnh này sẽ tác động trực tiếp đến hơn 150.000 người dân. Ngoài cam kết ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động địa phương, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam chưa tính hết những tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các cư dân bản địa. Các nhà nghiên cứu bức xúc, người dân lo lắng: không chỉ huỷ hoại môi trường, đại dự án bô-xít còn xoá sổ một nền văn hoá cao nguyên M”Nông huyền thoại, đẩy người dân vào cảnh không có đất sản xuất.

Vậy đâu là giải pháp để việc khai thác nguồn tài nguyên này vừa phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế, hài hoà lợi ích của đồng bào, vừa giảm thiểu tối đa những tổn thương mà dự án này có thể gây ra cho môi trường và văn hoá Tây Nguyên.

Cùng với việc mất rừng, văn hoá M”Nông đã bị mai một nhanh chóng.
Ảnh: VOVnews.vn

Tổn thương cả một nền văn hoá bản địa

Đắc Nông, tỉnh phía nam Tây Nguyên, là địa bàn cư trú lâu đời của dân tộc M”Nông, quê hương anh hùng Nơ Trang Lơng, người tù trưởng đã lãnh đạo các dân tộc Tây Nguyên chống thực dân Pháp xâm lược những năm đầu thế kỷ 19. Văn hoá M”Nông là một phần không thể thiếu làm nên nền văn hoá Tây Nguyên huyền thoại, với những bộ sử thi đồ sộ, với không gian cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Cũng như văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Mơ-nông gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng, là văn hoá của làng, của rừng. Trước những dự án khai thác bô-xít đang triển khai tại Đắc Nông, các nhà nghiên cứu văn hoá lo ngại rằng, một cao nguyên M”Nông huyền thoại sẽ chỉ còn trong tiềm thức.

“Làng và rừng của làng là không gian xã hội, không gian sinh tồn của con người nơi đây; khi không gian ấy bị xâm phạm, bị biến dạng, bị mất đi, thì làng tan, văn hoá tan, con người trở nên lạc lõng, tha hoá. Thử đặt câu hỏi: nếu trên 2/3 diện tích tỉnh Đắc Nông sẽ bị “cạo sạch” rồi đào lên để lấy bô-xít, vốn có bao nhiêu rừng và đất của bao nhiêu làng, sự tan vỡ của các làng sẽ đưa lại hậu quả gì? Và rồi những người bị thu hồi đất sẽ đi đâu, tái định cư như thế nào, làm gì trên vùng đất mới của họ; và họ đứng đâu, làm gì trong các nhà máy hiện đại?”- Nhà văn Nguyên Ngọc bức xúc.

Những lo ngại của nhà văn Nguyên Ngọc chính là sự thật đã được kiểm chứng qua bài học về việc di dân, phát triển các nông lâm trường ở Tây Nguyên trong suốt 30 năm qua. Hiện nay, các bon làng đều ở xa rừng, hoặc buộc phải di dời ra khỏi rừng để có nhiều điều kiện nâng cao đời sống cho bà con. Dù chưa có dự án bô-xít, hàng năm, tỉnh Đắc Nông cũng vẫn mất trên dưới 300 ha rừng vì nạn đốt nương làm rẫy, chưa kể đến hàng chục ngàn héc-ta giao cho doanh nghiệp thực hiện các dự án nông lâm nghiệp. Cùng với việc mất rừng, văn hoá M”Nông đã bị mai một nhanh chóng.

Ông Điểu Trơh, Trưởng bon Bu Dấp, xã Nhân Cơ, huyện Đắc R”Lấp, cho biết: Những năm gần đây, các lễ hội truyền thống của người M”Nông chỉ được tổ chức khi có sự đầu tư tiền của Nhà nước, mang tính chất phục dựng hoặc cổ động cho một sự kiện của địa phương hay của quốc gia. Sự suy giảm văn hoá Mơ-nông cũng là điều mà các nhà khoa học trường Đại học Tây Nguyên khẳng định qua nghiên cứu thực tế tại huyện Đắc R”Lấp. Tiến sỹ Tuyết Nhung Buôn Krông, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: ngày nay, chúng ta khó nhận biết các bon làng của người bản địa, và chỉ nhận ra họ qua màu da, tiếng nói, chứ không phải qua văn hoá vật thể như trang phục, đồ trang sức. “Thời gian gần đây, dân số tăng nhanh gấp 2,5 lần so với năm 1997, đã làm thay đổi toàn cục về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường, xuất hiện nhiều thành phần dân tộc, thì văn hoá M”Nông đang bị pha tạp, mai một và trước nguy cơ hoàn toàn biến mất”

Như vậy, việc triển khai các dự án bô-xít ở Đắc Nông chỉ làm đẩy nhanh quá trình tác động đến nền văn hoá M”Nông, vốn đang bị xáo trộn và suy giảm nhanh chóng.

Nỗi lo sinh kế của người dân

Theo ông Lâm Trí Hy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhân Cơ, người dân tộc thiểu số tại chỗ thường sống tách biệt thành một cộng đồng. Do vậy nếu sắp xếp quy hoạch rõ ràng thì việc khai thác bô-xít không tác động nhiều đến nếp sinh hoạt của bà con. Điều lo nhất là đời sống kinh tế, vì đồng bào chưa biết cách sử dụng số tiền đền bù cho hợp lý.“Vừa qua, khi giải toả mặt bằng khu vực nhà máy, xã cũng tập trung các ban ngành đoàn thể vận động bà con sau khi được đền bù có tiền thì nên đầu tư sản xuất, không nên lãng phí. Nhưng nhiều người không tính toán đầu tư kinh tế, họ lấy tiền về sửa chữa nhà cửa, mua xe cộ, sắm sửa cho khang trang hơn” - Ông Lâm Trí Hy cho biết.

Để có mặt bằng cho dự án alumin, xã Nhân Cơ có hơn 200 hộ bị giải toả. Người được đền bù nhiều nhất tới 1 tỷ 700 triệu, người ít cũng có vài ba chục triệu đồng. Với người Kinh, đây là số tiền không nhỏ để đầu tư chăm sóc cây trồng. Với bà con các dân tộc tại chỗ, đa số các hộ nhận tiền đền bù đều đã mang xây dựng nhà cửa, sắm sửa đồ đạc trong gia đình.

Giống như các dự án tái định cư ở Việt Nam từ trước đến nay, trong dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) chưa tính đến sinh kế của người dân, nhất là của người dân tộc thiểu số tại chỗ. Bên cạnh cam kết giải quyết việc làm cho một số lao động địa phương, nhà đầu tư này đã đưa 80 em sang Trung Quốc đào tạo cao đẳng, đại học về luyện kim, và tổ chức đào tạo trung cấp nghề cho gần 700 con em 2 tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng. Trong số này, con em người dân tộc thiểu số ở Đắc Nông chỉ đếm trên đầu ngón tay, vì mặt bằng dân trí thấp, rất ít người đáp ứng được yêu cầu tốt nghiệp lớp 9 trở lên.

Suy nghĩ về đời sống của người dân trong vùng dự án bô-xít, Tiến sỹ Đào Trọng Hưng, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, nói: “Sinh kế không chỉ là cái tạo ra việc làm trước mắt, cho một vài nghìn người đi học vào làm công nhân, mà lâu dài là các thế hệ sau sống như thế nào. Cả vùng Đắc Nông này mà bóc đi rồi hoàn thổ, cao su cà phê đang tốt như thế này, chặt hết đi thì sau đó chuyển đổi đất như thế nào? Tôi cho rằng cần phổ biến thông tin rộng rãi, rõ ràng, công khai, minh bạch và thảo luận với cộng đồng, với người dân”.

Là đơn vị quản lý đất đai tại địa phương, ông Trương Văn Hiển, Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đắc Nông, nêu ra 3 phương án trong việc hoàn thổ, sử dụng đất nông nghiệp sau khai thác bô-xít.

Phương án 1 nghiêng về phía người dân: là cho doanh nghiệp thuê đất khai thác quặng trong thời gian ngắn, hoàn thổ xong lại trả đất cho dân theo đúng diện tích, vị trí ban đầu. Phương án 3 là muốn đẩy nhanh quá trình tích tụ đất đai: thu hồi vĩnh viễn đất của chủ sử dụng cũ và đền bù toàn bộ thiệt hại cũng như hỗ trợ họ chuyển đổi ngành nghề; đất sau khai thác bô-xít sẽ quy hoạch lập các dự án nông lâm nghiệp, thu hút người dân vào làm công nhân. “Phương án thứ 2 là thu hồi đất có thời hạn, chúng ta bồi thường cho dân, sau đó lại giao đất cho họ, nhưng không phải nguyên trạng, mà có sự điều chỉnh. Thứ nhất là sẽ quy hoạch, ví dụ như vùng này là trồng rừng, hay vùng này là cao su, cà phê…trên cơ sở đất - nước - khí hậu - cây trồng có lợi nhất. Thứ hai là điều chỉnh ưu tiên, ví dụ là những gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, hoặc là người nhiều đất san cho người ít. Những người nhiều đất bị thu hồi, sau lấy ít thì được bồi thường chênh lệch bằng tiền, những hộ ít đất sau điều chỉnh được nhận nhiều thì phải bù thêm tiền”- Ông Trương Văn Hiển đề xuất.

Hoàn thổ, đánh giá tác động môi trường và … cân nhắc

Ông Bùi Quang Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ, cho rằng, với cách khai thác cuốn chiếu, việc hoàn thổ, trả lại đất cho dân sẽ rất nhanh chóng. Dự kiến bắt đầu khai thác bô-xít từ năm 2011, với công suất 300 ngàn tấn alumin, mỗi năm, tổ hợp này sẽ sử dụng từ 60 đến 80 héc-ta đất.

“Chúng tôi tính toán mùa mưa mà mưa quá thì sẽ không khai thác, như vậy là làm 8 tháng, mỗi tháng sử dụng khoảng 10ha, nếu gia đình nào có vài ha thì có thể từ tuần trước đến tuần sau là chúng tôi trả lại đất. Việc hoàn thổ không phải là cái gì quá khó khăn: lớp đất phủ trên mặt dầy lắm chỉ hơn 1m, chỉ cần dùng máy móc xúc ủi ra bên cạnh, lấy quặng xong là xúc trả lại.

Một năm làm 80ha, mà cả vùng quy hoạch là 400 ngàn ha, dự án thực hiện rất lâu, nên không phải cùng một lúc mà bới hết cả lên, ảnh hưởng đến tất cả dân. Thực tế qua khoanh vùng thăm dò thời gian qua, những diện tích mà tỉnh yêu cầu TKV không làm rất nhiều: rừng cấm, rừng đầu nguồn, di tích lịch sử, khu vực quân sự…

Người dân liệu có được hưởng lời gì nhờ dự án khai thác bô-xít?
Ảnh: VOV news

Bây giờ chúng ta chỉ làm ở những khu vực được phép, còn đồng bào vẫn ở đó. Mà theo đề án của Sở Tài nguyên- Môi trường, nếu tính toán tốt, thì đó là cuộc cải cách về cơ cấu cây trồng: lấy đất đi làm lại, quy hoạch tốt, chọn cây trồng thích hợp hơn, thì tôi nghĩ sẽ tạo sức mạnh mới về nông nghiệp”- Ông Bùi Quang Tiến lập luận.

Như vậy, với quy mô vừa phải, được thực hiện một cách thận trọng, bài bản, việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên có thể đảm bảo được lợi ích kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực đến người dân trong vùng. Thay vì triển khai một loạt các dự án lớn trên diện rộng, làm xáo trộn đời sống kinh tế, văn hoá xã hội, gây nguy cơ huỷ hoại môi trường, TKV nên tính toán bố trí các dự án cho phù hợp với điều kiện địa hình và dân cư ở các vùng bô-xít, cân đối đầu nguồn (khai thác quặng) và đầu cuối (điện phân nhôm)

Điều cần thiết là, TKV phải thực hiện ngay việc lập các dự án đánh giá môi trường chiến lược, tính toán những tác động của việc khai thác bô-xít đến môi trường, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người dân. TKV cũng phải đưa ra lộ trình cụ thể trong việc khai thác bô-xít, hoàn thổ tái định cư, định canh cho người dân trong vùng dự án.

Trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta luôn luôn phải giải bài toán về sự đánh đổi, nói cách khác là làm sao hy sinh những lợi ích nhỏ nhất để đạt được những lợi ích lớn nhất. Trong đó, nhất thiết lợi ích của quốc gia, khu vực và của nhân dân phải được coi trọng. Không thể vì muốn giảm suất đầu tư khai thác bô-xít, mà khi xây dựng một loạt các dự án lớn, đơn vị khai thác lại bất chấp các nguy cơ rõ ràng về môi trường, kinh tế, văn hoá xã hội. Cách làm hiện nay của TKV không chỉ làm các nhà khoa học bức xúc, mà khó có thể nhận được sự đồng thuận của người dân, dù họ đang sống nghèo trên vùng mỏ bô-xít./ Theo VOVnews.vn

Đại kế hoạch bô - xít ở Tây Nguyên bị phản đối quyết liệt

Mặc dù quy hoạch khổng lồ về khai thác quặng nhôm ở Tây Nguyên đã bắt đầu được triển khai, các nhà khoa học đang phản biện quyết liệt. Một trong những phản biện đó lại chính từ bên trong đơn vị thực hiện.

Trong hai ngày 22 và 23/10 vừa qua, tại tỉnh Đắk Nông đã diễn ra một hội thảo khoa học về quy hoạch ngành khai thác quặng nhôm (bô - xít) ở Tây Nguyên. Mặc dù quy hoạch đã bắt đầu được triển khai, các nhà khoa học đang phản biện quyết liệt.

Một trong những phản biện đó lại chính từ bên trong đơn vị thực hiện, chuyên gia Nguyễn Thành Sơn của Tập đoàn Than và Khoáng sản (TKV). Tuần Việt Nam xin giới thiệu những điểm chính trong phản biện của ông.

Trong những năm 80 của thế kỷ trước, Chính phủ VN đã từng đề xuất đưa dự án khai thác bô - xít ở Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên của khối hợp tác COMECON. Các nước thành viên của COMECON, đặc biệt là Liên Xô, khi đó rất cần bô - xít cho nhu cầu công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, Hội đồng COMECON đã quyết định không triển khai dự án, thay vào đó, đã tích cực giúp VN triển khai các dự án cao su, cà phê và chè.

Các chuyên gia khi đó đã nhận định: nếu triển khai các dự án bô - xít, về môi trường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước của vùng Tây Nguyên, không đủ nước để phát triển được cây công nghiệp cao su, chè và cà phê.

Về sinh thái, sẽ ảnh hưởng xấu đến khí hậu của toàn vùng miền Nam Trung Bộ và Campuchia, hạn hán sẽ kéo dài, lũ lụt sẽ thường xuyên xẩy ra hơn.

Về kỹ thuật, không thể lưu giữ một khối lượng khổng lồ bùn đỏ (red mud) ở trên cao nguyên, chỉ có thể tuyển bô - xít ở vùng đồng bằng ven biển để chôn cất bùn đỏ gần bờ biển.

Về kinh tế, các dự án bô - xít không có hiệu quả và không thể giúp VN phát triển bằng các dự án cao su, cà phê, và chè.

Tính đúng đắn và hiệu quả của những quyết định của COMECON đến nay càng thể hiện rõ.

Một quy hoạch phát triển bô - xít “chẳng giống ai” hiện nay

Sau hơn 20 năm “án binh bất động”, năm 2007 Việt Nam đã thông qua một quy hoạch phát triển ngành bô - xít-nhôm rất hoành tráng. Đây là quy hoạch một ngành kinh tế hoàn toàn mới, lần đầu tiên được phê duyệt của VN.

Lẽ ra, chúng ta nên thuê trực tiếp một tổ chức tư vấn nước ngoài có tên tuổi thực hiện (tương tự như qui hoạch ngành khí của tập đoàn Dầu khí VN đang lập, hay quy hoạch đầu tiên của các ngành than, điện… trước đây do Liên Xô giúp). Quy hoạch bô - xít-nhôm do tư vấn của VN chưa có kinh nghiệm soạn thảo. Việc soạn thảo chưa dựa vào và không có các thông tin tham khảo cần thiết nên “chẳng giống ai”. Vì vậy, bản quy hoạch này, mặc dù đã được Chính phủ thông qua (QĐ 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007), nhưng còn có quá nhiều vấn đề cần được trao đổi, làm rõ để xác định tính khả thi trên thực tế.

Nhìn chung, quy hoạch bô - xít-nhôm của VN có quá nhiều tham vọng không có cơ sở, quá nhiều dự án không cần thiết, quá nhiều rủi ro không quản lý được, và quá nhiều bất cập chưa được tính đến.

Một cảnh khai thác bô - xít trên thế giới (ảnh: picasaweb

Mục tiêu của quy hoạch: quá nhiều tham vọng không có cơ sở

Đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhôm không phải là nguyên liệu chiến lược. Nhu cầu về nhôm của VN không lớn. Cũng như của thế giới, 30% nhu cầu nhôm được đáp ứng do tái chế nhôm phế liệu. 30% nhu cầu nhôm có thể được thay thế bằng sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền khác (sắt, thép, gỗ, nhựa, giấy…) Vì vậy, thị trường nhôm trên thế giới cũng như ở VN chưa khi nào có khủng hoảng hoặc khan hiếm.

Việt Nam là nước còn nghèo (về vốn và khoáng sản) và đói (về năng lượng), nhưng đã có quy hoạch phát triển một ngành bô - xít-nhôm đầy tham vọng. Tham vọng lớn là tốt, nhưng cần phải có cơ sở.

Nguồn lực phát triển các dự án alumina-nhôm của Tập đoàn Than – Khoáng sản (TKV) hiện nay chỉ là quyết tâm chính trị và ý chí trên giấy. Nhân lực và tri thức công nghệ gần như bằng 0. Các cán bộ quản lý chỉ đạo từ cấp Tập đoàn đến các cán bộ kỹ thuật trực tiếp làm việc với các “đại gia” nước ngoài và đưa ra các quyết định về alumina chỉ có chuyên môn về khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh. Khai thác bô - xít chỉ là khâu đơn giản nhất trong tất cả các khâu làm alumina, còn dễ hơn so với khai thác than ở Quảng Ninh.

Nguồn lực bằng 0, nhưng tổng số dự án lên tới 15 (trong khi cả thế giới chỉ có khoảng 55), tổng công suất thiết kế các dự án của VN lên tới 18 triệu tấn/năm (cả thế giới chỉ có 74 triệu tấn/năm), qui mô bình quân của các dự án của VN cũng ngang ngửa với thế giới (1,3 triệu tấn/năm, sản lượng của VN là 15 triệu tấn/năm, trong khi cả thế giới có 70 triệu tấn/năm.

Quy hoạch có quá nhiều dự án không cần thiết

Phần lớn các dự án chỉ tập chung vào khâu khai thác bô - xít để chế biến thành alumina. Alumina chưa phải là nhôm kim loại (aluminium). Xuất khẩu alumina là xuất khẩu quặng bô - xít đã được tinh chế, chỉ phục vụ cho các nhà máy luyện nhôm đang khan hiếm alumina của nước ngoài.

Ở Lâm Đồng, dự kiến khai thác tới 3,96 triệu tấn bô - xít, chế biến khoảng 1,2 triệu tấn alumina. Dự án khai thác bô - xít Nhân Cơ có công suất tới 1,8 triệu tấn/năm, dự kiến chế biến thành 0,6 triệu tấn alumina. Khu vực Măng Đen-Kon Hà có dự án khai thác bô - xít lên tới 9 triệu tấn/năm, dự án chế biến alumina lên tới 1,5 triệu tấn/năm.

Có thể nói, nếu triển khai theo qui hoạch này, toàn bộ vùng Tây Nguyên của VN sẽ biến thành “sân sau”, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện nhôm của các đại gia ở nước ngoài. Kể cả tới cuối thế kỷ này, mặc dù Tây Nguyên sẽ phải trả giá về sinh thái, môi trường, nhưng, ngành công nghiệp nhôm của VN vẫn là con số 0. Khâu điện phân nhôm có công suất được quy hoạch rất khiêm tốn, chỉ 0,2-0,4 triệu tấn/năm, nhưng còn rất xa vời, ngay trên giấy (trong quy hoạch) cũng rất khó tìm ra.

Vấn đề đường sắt và cảng biển, chỉ là “đâm lao, phải theo lao”, thực sự không cần thiết. Những sai lầm chiến lược đã dẫn đến nhiều sai lầm chiến thuật. Sai lầm chiến lược của chúng ta là chỉ tận dụng khai thác nguồn bô - xít trên Tây Nguyên để xuất khẩu quặng dưới dạng alumina. Việc xuất khẩu quặng alumina dẫn đến phải xây dựng đường sắt và cảng biển với qui mô lớn, có năng lực thông qua (cả đường sắt và cảng biển) tới 30 triệu tấn/năm.

Với cung độ ngắn (khoảng 200-300km), nhưng chênh lệch độ cao lớn (hàng trăm mét) giữa Tây Nguyên với Bình Thuận, trước đây, các chuyên gia của COMECON chỉ dám nghĩ tới đường sắt trong phương án không để lại bùn đỏ trên Tây Nguyên, đưa bô - xít xuống gần biển để tuyển thành alumina và lưu giữ bùn đỏ một cách an toàn bên cạnh bờ biển. Nhưng phương án này cũng quá tốn kém và rất không hiệu quả.

Nếu xét về mặt quốc phòng, tuyến đường sắt “chẳng giống ai” Tây Nguyên - Bình Thuận này cũng chẳng có ý nghĩa gì, và cũng không có lợi thế cơ động hay an toàn như đường bộ. Còn nếu để vận chuyển alumina ra biển xuất khẩu, hiện nay có phương thức “băng tải ống” rẻ tiền hơn, và thân thiện với môi trường hơn nhiều.

Vận chuyển quặng bô - xít (ảnh: picasaweb)

Quy hoạch có quá nhiều rủi ro không quản lý được

Bình thường, nếu dự án có một rủi ro nào đó không quản lý được, chúng ta đã phải xem xét lại. Việc phát triển bô - xít trên Tây Nguyên có quá nhiều rủi ro không quản lý được.

Trước hết là rủi ro về thị trường. Nguyên liệu alumina của chúng ta chủ yếu để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thị trường trong nước nhu cầu về nhôm không lớn, cũng không đủ điện để luyện alumina thành nhôm. Thị trường nước ngoài, mặc dù nhu cầu nguyên liệu alumina để luyện nhôm rất lớn, nhưng vì chi phí vận tải cao, Việt Nam chỉ có thể bán rẻ nguyên liệu alumina cho các nhà máy luyện nhôm trong khu vực.

Thứ hai là rủi ro về tài chính. Nhu cầu vốn để phát triển rất nóng ngành bô - xít như của VN sẽ rất lớn. Phương thức huy động vốn chủ yếu là đi vay nước ngoài. Trong khi đó, chỉ tiêu hoàn vốn nội tại (IRR) của dự án Nhân Cơ chỉ có 14,98% (được tính từ trước thời kỳ khủng hoảng tài chính và trước khi giá năng lượng tăng). Khâu luyện nhôm có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế nhất thì không nằm ở Tây Nguyên. Toàn bộ lãi suất vay và chi phí môi trường đắt đỏ đều nhằm vào quặng alumina xuất khẩu.

Thứ ba là rủi ro về tài nguyên. Chỉ duy nhất có mỏ “1 tháng 5”, và mỏ Gia Nghĩa có trữ lượng được phê duyệt. Hầu như toàn bộ tài nguyên bô - xít còn lại chưa được đánh giá đúng mức cần thiết, số liệu không thống nhất, điều tra địa chất chưa đạt yêu cầu.

Thứ tư, rủi ro về kỹ thuật. Công nghệ tuyển bô - xít thành alumina của VN dựa trên qui trình Bayer, bản chất của qui trình này là chuyển hoá ô xít nhôm ngậm nước trong quặng bô - xít bằng dung dịch kiềm nồng độ cao và ở nhiệt độ cao để thành aluminat natri. Thành phần khoáng vật của quặng nhôm trong trong quặng bô - xít có nhiều dạng khác nhau và có phản ứng rất khác nhau với dung dịch NaOH. Ngoài thành phần khoáng vật, các chất khác lẫn trong quặng bô - xít cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiềm hoá. Quặng bô - xít của VN, trong các báo cáo địa chất chưa được nghiên cứu kỹ về mặt khoáng vật, chưa có thử nghiệm công nghiệp các phản ứng cơ bản.

Thứ năm, rủi ro về công nghệ. Qui trình Bayer phổ biến khắp thế giới. Nhưng thiết bị kỹ thuật để thực hiện qui trình này (cũng giống như nhà máy điện nguyên tử) đối với VN cũng là con số 0. Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Nhà máy alumina là nhà máy hóa chất, sử dụng NaOH nồng độ cao, ở nhiệt độ lớn.

Thứ sáu, rủi ro về môi trường sinh thái. Đối với các dự án đang triển khai, chúng ta mới chỉ có đánh giá tác động về môi trường cục bộ của dự án, chưa có nghiên cứu về vấn đề sinh thái toàn vùng. Ngoài ra, cơ quan thực hiện và thẩm tra các báo cáo đánh giá tác động môi trường của VN cũng có nhiều rủi ro do trình độ chuyên môn rất hạn chế, không có kinh nghiệm.

Quy hoạch có quá nhiều bất cập không được tính đến

Bất cập thứ nhất- sự không cân đối giữa các khâu đầu nguồn và cuối nguồn: các dự án tuyển luyện để bán quặng có công suất lên tới hơn 18 triệu tấn/năm. Nhưng các dự án chế tạo (điện phân) nhôm kim loại có công suất chỉ 0,2-0,4 triệu tấn/năm.

Bất cập thứ hai: Các dự án đều triển khai ở vùng rất nhậy cảm về môi trường và xã hội nhưng không có thử nghiệm trước.

Bất cập thứ ba: Các dự án tuyển luyện bô - xít cần rất nhiều nước, được triển khai ở vùng hiếm nước (Tây Nguyên còn đang thiếu nước cho các cây công nghiệp cau su, chè, cà phê, điều…)

Bất cập thứ tư: Mất cân đối về cung cấp điện trên địa bàn có hệ thống nguồn và lưới điện hiện còn đang kém phát triển. Các dự án luyện cán nhôm cần rất nhiều điện. Việt Nam còn đang thiếu điện, và sẽ không có nguồn thuỷ điện rẻ tiền để đảm bảo cho các dự án nhôm.

Bất cập thứ năm: Các dự án hạ tầng (đường sắt, cảng biển, điện) triển khai sau các dự án khai thác bô - xít và sản xuất alumina.

Nguyễn Thành Sơn

Tuần Viêt Nam Net

Nguy cơ hiện hữu trong các dự án bô - xít trên Tây Nguyên

Phản biện về quy hoạch các dự án bô - xít - alumina tại Tây Nguyên, trong bài trước, TS. Nguyễn Thành Sơn nêu ra các rủi ro của ngành bauxite. Tuần Việt Nam xin giới thiệu tiếp phần phân tích cụ thể về các nguy cơ chính của việc triển khai dự án.

Cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của thảm thực vật Tây Nguyên
(ảnh: thinkquest)

Thứ nhất, đó là nguy cơ chiếm dụng diện tích đất lớn, nhưng mang lại hiệu quả thấp, tạo ít việc làm trên một địa bàn kinh tế kém phát triển và nhạy cảm về xã hội.

Thứ hai, dự án phải lưu giữ một khối lượng lớn bùn đỏ (bom bẩn) trên cao nguyên, gây ra nguy không chỉ về môi trường mà còn về an ninh.

Thứ ba, dự án làm tổn thất hết sức nghiêm trọng nguồn nước hiện đang còn thiếu để phát triển các cây công nghiệp quý hiếm và rất có hiệu quả (cà phê, cao su, chè, điều…)

Thứ tư, điều chắc chắn là môi trường và sinh thái sẽ bị thay đổi, trong khi hậu quả của sự thay đổi này chưa thể lường được.

Nguy cơ chiếm dụng đất là không thể tránh khỏi

Phần lớn, tới 95% bô - xít trên thế giới khai thác lộ thiên. Trong ngành mỏ, đây là phương thức khai thác đòi hỏi chiếm dụng nhiều đất, có tác hại huỷ diệt hệ thực vật và động vật (flora & fauna), làm xói mòn trôi lấp đất (soil erosion). Mức độ chiếm dụng đất của các dự án bô - xít trên Tây Nguyên rất lớn. Diện tích rừng & thảm thực vật bị phá huỷ trong khâu khai thác bình quân 30 - 50ha/triệu tấn bô - xít, diện tích mặt bằng bị chiếm dụng để tuyển bô - xít bình quân 150 ha/triệu tấn, và diện tích mặt bằng bị chiếm dụng để tuyển alumina 450 ha/triệu tấn.

Việc chiếm dụng đất lớn, nhưng lại mâu thuẫn với việc tạo ra chỗ làm việc cho cư dân. Ví dụ, dự án Tân Rai có diện tích chiếm đất tới 4.200ha, nhưng chỉ tạo ra chỗ làm việc cho tổng số 1.668 lao động. Như vậy, bình quân dự án bô - xít cần 2,5ha để tạo ra một việc làm.

Phần lớn các dự án trên thế giới (VN không là ngoại lệ) đều lẩn tránh việc xác định danh mục các ngành nghề của nhà máy alumina có thể phù hợp để sử dụng lao động tại chỗ. Các cơ sở sản xuất alumina về bản chất là các nhà máy hóa chất, đòi hỏi công nhân phải được đào tạo ở trình độ cao, với số lượng không cần nhiều, khả năng tạo ra chỗ làm việc là không đáng kể. Khâu khai thác bô - xít thì cần có mức độ cơ giới hóa cao, càng không thể tạo ra việc làm cho dân cư tại chỗ.

Các chủ đầu tư thường vận hành các dự án bô - xít hay alumina bằng lực lượng công nhân được thuê từ nơi khác đến, vì rẻ hơn nhiều so với đào tạo cư dân tại chỗ. Điều duy nhất, như các chuyên gia thường đánh giá, các dự án bô - xít và alumina có thể tạo ra cho cư dân tại chỗ là chất thải và bùn đỏ.

Bùn đỏ: là nguy cơ hiện hữu lớn nhất

Một hồ chứa bùn đỏ ở Ấn Độ từ khai thác bô - xít (ảnh: redmud.org)

Bùn đỏ (red mud) gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ, không biến chất và tồn tại mãi mãi như Hematit (Fe2O3), Natri silico aluminate, Canxi titanat, Monohydrate nhôm (Al2O3.H2O), Trihydrate nhôm (Al2O3.3H2O)…

Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến bô - xít. Trên thế giới, chưa có nước công nghiệp phát triển nào (kể cả Mỹ) có thể xử lý được vấn đề bùn đỏ một cách hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội (chỉ đáp ứng được khả năng của nhà đầu tư). Australia là nước có lợi thế về địa hình (bằng phằng, có lớp đá gốc), khí hậu (rất ít mưa) và dân cư (rất thưa) thuận lợi cho việc chế biến bô - xít tại chỗ và chôn cất bùn đỏ.

Ở Việt Nam, nếu chế biến bô - xít thành alumina trên Tây Nguyên sẽ bắt buộc phải tạo ra các hồ chứa bùn đỏ thường xuyên đe dọa tình hình an ninh trên địa bàn (các hồ “red mud” có thể bị biến thành bom bẩn “mud bomb”). Lượng bom bẩn tạo ra trên Tây Nguyên sẽ lớn gấp 3 lần lượng alumina thu được từ Tây Nguyên để xuất khẩu. Ngoài ra, còn phải thường xuyên tồn chứa một lượng lớn hoá chất độc hại (để chế biến bô - xít) trong các kho trên Tây Nguyên.

Chỉ riêng dự án của công ty cổ phần Nhân Cơ, theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, phần đuôi quặng nước thải và bùn thải có khối lượng tới hơn 11 triệu m3/năm. Dung tích hồ thải bùn đỏ 15 năm: 8.754.780m3. Tổng lượng bùn thải vào hồ: 1733 tấn/ngày. Lượng nước thải phải bơm đi từ hồ: 5.959.212m3/năm. Với qui mô như vậy, thiệt hại do vỡ đập không thể kiểm soát được, nguy cơ vỡ đập không thể lường trước được.

Tương tự, dự án Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra môi trường: 826.944m3/năm, lượng bùn oxalat thải ra môi trường 28.800m3/năm, lượng nước thải ra môi trường (sau tuần hoàn) 4,625 triệu m3/năm. Khối lượng quặng bô - xít khai thác của dự án này lên tới 2,32 triệu m3/năm, dẫn đến nguy cơ tổng lượng bùn đỏ phải tích trên cao nguyên cả đời dự án Tân Rai 80-90 triệu m3. Nhưng tổng dung tích của hồ chứa của dự án chỉ có 20,25 triệu m3, số còn lại không biết chứa ở đâu?

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về số bùn này: chủ đầu tư hay người dân địa phương?

Nguy cơ làm mất nguồn nước không có gì thay thế

Cả hai khâu tuyển bô - xít và tuyển alumina trên Tây Nguyên đều đòi hỏi rất nhiều nước. Dự án Nhân Cơ có tổng mức tiêu dùng nước 14,832 triệu m3/năm, trong đó để tuyển quặng cần 12 triệu m3/năm, để sản xuất alumina cần 2,4 triệu m3/năm, trong khi cấp cho sinh hoạt chỉ là 0,432 triệu m3/năm.

Dự án Tân Rai có dự kiến xây đập chắn nước để đáp ứng nhu cầu của dự án khoảng 18 triệu m3/năm. Nước thải ra sau tuần hoàn là 4,625 triệu m3/năm. Như vậy, nguồn nước cho cà phê, cao su và các nhu cầu khác bị mất đi 13,375 triệu m3/năm.

Nguy cơ thay đổi môi trường và sinh thái là đương nhiên

Vấn đề môi trường chủ yếu liên quan đến các chất thải. Các chất thải không thể tránh được trong các dự án bô - xít gồm: (i) trong khai thác bô - xít, khối lượng chất thải rắn rất lớn, bình quân lượng đất đá phủ phải bốc lên và đổ thải 1m3/tấn bô - xít; (ii) trong khâu tuyển quặng bô - xít, lượng chất thải bình quân 1tấn/tấn quặng nguyên khai; (iii) trong khâu tuyển alumina lượng chất thải (gồm bùn đỏ, bùn oxalate, và nước thải) bình quân trên 2m3/tấn; và cuối cùng, (iv) trong khâu luyện nhôm, lượng chất thải độc hại (gồm chất thải cathode, phát thải fluoride) bình quân 1kg/tấn.

Chúng ta hoàn toàn có thể xác định được cái giá phải trả (định lượng) về ô nhiễm môi trường của các dự án bô - xít trên Tây Nguyên trong tất cả các khâu.

Về vấn đề sinh thái, ngoài các nguy cơ phá hủy môi trường tại chỗ, các dự án bô - xít alumina còn có những ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh được đến hệ sinh thái trên qui mô rộng lớn.

Trong khâu khai thác bô - xít, nguy cơ hiện hữu là thảm thực vật và động vật của Tây nguyên (Flora & Fauna) sẽ bị thay đổi. Trong khâu tuyển alumina nguy cơ hiện hữu là tiêu dùng nhiều nước, phải xây đập chắn, sẽ ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của các dòng chảy. Các biến đổi dị thường về thời tiết và khí hậu khu vực miền trung có nguy cơ sẽ xẩy ra gay gắt hơn (thiệt hại do các biến đổi dị thường về thời tiết hiện nay đã tới 4000 - 5000 tỷ đồng/năm).

  • TS. Nguyễn Thành Sơn
  • Tuần Việt Nam Net

Đại dự án bô - xít Tây Nguyên: người trong cuộc đề xuất gì?

Hiện vẫn chưa có một đánh giá tác động môi trường chiến lược của đại dự án bô - xít ở Tây Nguyên, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu cụ thể. Còn câu hỏi tỉnh Đăk Nông đặt ra là: liệu dự án bô - xít có phải là cửa thoát nghèo cho tỉnh, hay còn có thể làm gì khác? Cùng với việc phản biện qui hoạch bô - xít Tây Nguyên, TS. Nguyễn Thành Sơn đã đề cập đến việc phải có chiến lược phát triển bền vững cho Tây Nguyên.

Môi trường sinh thái Tây Nguyên (ảnh: dvpub-chanelvn)

Phát triển bền vững Tây Nguyên như thế nào?

Từ những năm 80, khi bàn về phát triển thủy điện, trên tạp chí “Năng lượng” chúng tôi đã đề xuất thành lập một Ủy ban quốc gia về phát triển kinh tế Tây Nguyên. Cũng giống như thủy điện, việc phát triển bô - xít rất cần có một ủy ban của Chính phủ chuyên về Tây Nguyên để xử lý những vấn đề vĩ mô: môi trường, sinh thái, dân cư, cộng đồng, an ninh xã hội… Chúng ta không thể trông cậy vào các đối tác nước ngoài như Vedan hay Miwon.

Với số vốn có hạn, chúng ta nên ưu tiên đầu tư cho phát triển cây công nghiệp có giá trị lớn trong kim ngạch xuất khẩu, có hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường cao hơn nhiều so với quặng alumina.

Thủ tướng đã có các quyết định số 168/2001/QÐ-TTg và 304/2005/QÐ-TTg về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Đây là những quyết định cần thiết và sáng suốt, nhằm tôn tạo và phát triển các môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, xã hội và nhân văn của Tây Nguyên.

Với 127 tỷ đồng tiền phạt Vedan làm ô nhiễm môi trường (mà chưa chắc đã thu được), chúng ta có thể cải tạo được sông Thị Vải để nàng Kiều dám trẫm mình trong làn nước “xanh như ngọc” của cụ Nguyễn Du.

Nhưng với 127 tỷ đô la Mỹ (không phải tỷ đồng), chúng ta không thể đưa hàng trăm triệu tấn bùn đỏ trên cao nguyên đi chôn cất an toàn vĩnh viễn ở vùng có đá gốc, bằng phẳng, ít mưa như của thế giới, để Tây Nguyên của anh hùng Núp sẽ có hàng triệu khách du lịch đến cưỡi voi bản Đôn, và để các đối tác nước ngoài đến mua cao su, cà phê, chè, hoa, rau, quả của Tây Nguyên được ngủ trong các khách sạn “5 sao 4 không” của Đà Lạt (không điều hòa, không ma túy, không mại dâm, và không cờ bạc).

Cần rút ra các bài học chưa thuộc từ các dự án có yếu tố nước ngoài

Nếu Tây Nguyên - mái nhà của miền Trung - sẽ bốc cháy vì bùn đỏ (giống như sông Thị Vải đang bốc mùi hôi thối ở Đồng Nai), liệu chúng ta có cách gì để “chữa cháy”.

Hay cũng giống như hôm nay, UBND tỉnh Đồng Nai không thể đóng cửa được Vedan của một chủ tư nhân Đài Loan ngay trên đất của mình? Mùi không chỉ bốc lên từ sông Thị Vải.

Vấn đề “bùn đỏ” của bô - xít hiện đang “cháy” thực sự (mặc dù chỉ trên giấy) trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trên Tây Nguyên.

Nhưng, hy vọng khái niệm Tây Nguyên gắn liền với “đất đỏ bazan” không bị đổi thành “bùn đỏ bô - xít” để các cháu học sinh không phải học lại bài địa lý đã thuộc.

Phát triển bền vững Tây Nguyên là bài toán không khó giải. Chỉ có điều chúng ta có muốn giải hay không? Muốn giải thì phải học thuộc bài, và ai là người giải? Liệu các đối tác nước ngoài (những người rất thuộc bài) đang khát alumina của VN có thật lòng giúp chúng ta giải bài toán “bùn đỏ” này một cách khách quan, trung thực, đầy trách nhiệm như những chuyên gia của COMECON ngày xưa hay không?

Ngày nay, chúng ta may mắn hơn Nguyễn Du, đã hiểu rõ về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hãy nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định nêu trên của Thủ tướng, để cùng Chính phủ giữ lại mầu xanh cho Tây Nguyên hùng vĩ, để mộ các anh hùng liệt sỹ của chúng ta còn được lưu lại trên Tây Nguyên dưới bóng mát của cây cao su và cà phê, chứ không phải nằm bên cạnh những bãi bùn đỏ rộng hàng trăm hécta do chính chúng ta (là con, em, và đồng đội của các anh hùng liệt sỹ) tạo ra.

Khuyến nghị đối với dự án bô - xít thử nghiệm

Khai thác bô - xít ở Ấn Độ (ảnh: Gosaliagroup)

Để khắc phục những vấn đề tồn tại và để giải đáp những câu hỏi còn bỏ ngỏ về phát triển bền vững Tây Nguyên, giải pháp duy nhất với dự án bô - xít là triển khai thử nghiệm.

Quy mô thử nghiệm chỉ nên giới hạn dưới 1,5 triệu tấn bô - xít/năm. Địa điểm có thể trên cơ sở khu mỏ bô - xít Gia Nghĩa hoặc tốt nhất là khu mỏ “1 tháng 5” vì khu mỏ này có trữ lượng được phê duyệt tương đối lớn, và có thể đại diện cho bô - xít toàn vùng Tây Nguyên.

Về phương thức thử nghiệm, cần có sự giám sát toàn diện của cộng đồng xã hội thông qua chính quyền địa phương trong việc đưa ra các quyết định và thực hiện cam kết.

Mục tiêu thử nghiệm cần làm rõ những vấn đề khách quan và chủ quan còn bỏ ngỏ của các dự án, những câu hỏi lớn và quan trọng chưa có giải đáp của chủ đầu tư liên quan đến 10 nhóm vấn đề như sau:

1. Vấn đề xã hội: phản ứng của xã hội và cư dân địa phương về các dự án bô - xít như thế nào? Phương án thu hồi đất và đền bù cho dân? Phương án hoàn thổ của chủ đầu tư? Khả năng tạo việc làm cho cư dân tại chỗ? Vấn nạn “bô - xít tặc” trên Tây Nguyên (thuận lợi hơn nhiều so với “than thổ phỉ” ở Quảng Ninh) liệu có xẩy ra? Ngăn chặn thế nào?

2. Vấn đề đa dạng sinh học: thảm thực vật và nguồn động vật sẽ được quản lý như thế nào để tuân thủ Luật đa dạng sinh học đang được Quốc hội thông qua? Khả năng phục hồi thảm thực vật? Cây gì sẽ trồng được sau khi khai thác bô - xít?

3. Vấn đề công nghệ: chất lượng bô - xít của VN thích ứng như thế nào để áp dụng qui trình Bayer: độ ổn định của chất lượng, thành phần khoáng chất trong bô - xít của VN tham gia các phản ứng với NaOH có nồng độ khác nhau và ở nhiệt độ khác nhau như thế nào? Công nghệ Bayer phù hợp đến mức độ nào? Thiết bị kỹ thuật của nước ngoài được chế tạo theo tiêu chuẩn nào? Có đạt được các chỉ tiêu và thông số kỹ thuật đề ra? Tiêu hao hoá chất và nguồn cung cấp hoá chất?

4. Vấn đề môi trường: thành phần bùn đỏ? Liệu có chất phóng xạ trong bùn đỏ? Khối lượng và tỷ lệ bùn đỏ? Mức độ độc hại của bùn đỏ? Phương thức chôn cất bùn đỏ an toàn, hiệu quả? Ảnh hưởng của bãi thải bùn đỏ đến môi trường nước ngầm, môi trường không khí? Các bãi chứa bùn đỏ trong điều kiện mưa lũ ở Tây Nguyên cần được thiết kế như thế nào cho phù hợp?

5. Vấn đề sinh thái: các hiện tượng dị thường về khí hậu vốn đang xẩy ra đối với Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung liệu có gia tăng hay giảm bớt do khai thác bô - xít? Khả năng xảy ra các thảm hoạ môi trường ảnh hưởng tới vấn đề sinh thái của toàn vùng? Ảnh hưởng của việc khai thác bô - xít đối với các tỉnh Nam Trung bộ và Campuchia? Các yếu tố thiên nhiên ở Tây Nguyên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề bùn đỏ?

6. Vấn đề nước ngọt: tiêu hao nước như thế nào? Ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước? Bổ sung nguồn nước tự nhiên? Phục hồi nguồn nước tự nhiên?

Hồ thải bùn đỏ của mỏ khai thác bô - xít ở Ấn Độ
(ảnh: red mud project)

Hồ chứa bùn đỏ ở Ấn Độ tràn ra sông suối, nguồn nước sinh hoạt của dân làng
(ảnh: picasaweb)

7. Vấn đề kinh tế: vốn đầu tư thực và hiệu quả thực của dự án? Huy động vốn? Khả năng thanh toán nợ nước ngoài? Khả năng cạnh tranh của quặng alumina VN trên thị trường thế giới? Mô hình tổ chức sản xuất “không giống ai” của chủ đầu tư? Mô hình quản lý của chúng ta hiện nay có phù hợp để phát triển một ngành công nghiệp hoàn toàn mới?

8. Vấn đề chính sách: việc chế biến và tuyển quặng bô - xít thành quặng alumina với những chi phí cao, phải trả giá đắt về môi trường sinh thái, có nhiều rủi ro chỉ để xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của các đại gia nước ngoài liệu có phù hợp? Liệu có nên cấm không xuất khẩu quặng alumina? Khả năng xây dựng nhà máy luyện nhôm như thế nào? Khả năng đề nghị nhà nước thay đổi chủ trương, chính sách cho phép xuất khẩu quặng bô - xít không qua chế biến như thế nào?

9. Vấn đề về con người: nguồn nhân lực chắp vá của chủ đầu tư có đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả các dự án trên thực tế? Cần đào tạo như thế nào? Đào tạo lĩnh vực gì, nghề gì, ở đâu?

10. Vấn đề liên quan đến hành vi ứng xử: dự án thử nghiệm sẽ giúp người dân địa phương hiểu rõ thực sự về quan điểm và thái độ của chủ đầu tư, cũng như của các đối tác nước ngoài đến phát triển kinh tế trên địa bàn như thế nào? Ngược lại, dự án thử nghiệm sẽ giúp chính quyền địa phương biết cần phải làm gì để phối hợp phát triển các ngành kinh tế khác, các dịch vụ hậu cần, cũng như các biện pháp phối hợp và hỗ trợ chủ đầu tư.

Kết luận 3 điểm: nhu cầu - hiệu quả - hiểm họa

ảnh 4: Đua voi Tây Nguyên (ảnh: vov)

Việc khai thác bô - xít và chế biến quặng alumina chỉ đáp ứng được nhu cầu cần nhập khẩu của các đại gia nhôm trên thế giới. Nền kinh tế chưa có nhu cầu về quặng bô - xít và alumina vì Việt Nam chưa có thừa điện để luyện nhôm.

Khai thác bô - xít trên Tây Nguyên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái toàn vùng rộng lớn. Việc sản xuất alumina trên Tây Nguyên chắc chắn sẽ tạo ra các hồ bùn đỏ có nguy cơ bị mưa lũ cuốn trôi tràn ra toàn vùng rộng, gây ra thảm hoạ về môi trường.

Các dự án bô - xít & alumina kém hiệu quả hơn nhiều lần so với dự án cao su và cà phê (với cùng một số tiền vốn bỏ ra), và không giải quyết được vấn đề việc làm cho dân cư địa phương, làm căng thẳng thêm vấn đề hạ tầng cơ sở vốn đã kém phát triển (điện, nước và giao thông vận tải).

Kiến nghị 4 điểm

Thứ nhất, cần sớm đình chỉ các dự án khai thác và chế biến bô - xít qui mô lớn ở trên Tây Nguyên. Cần rà soát lại việc tuân thủ pháp luật của các dự án này. Ngoài việc phải tuân theo luật Đầu tư, các dự án bô - xít cần tuân theo luật Khoáng sản, các dự án alumina cần tuân theo các văn bản pháp qui về hoá chất độc hại. Về nhiều khía cạnh, các dự án bô - xít và alumina trên Tây Nguyên chưa tuân thủ đúng theo luật và các qui định hiện hành.

Thứ hai, chỉ nên triển khai 1 dự án thử nghiệm và trình diễn cụ thể trên thực tế (thay cho các lời hứa hay cam kết trên giấy của các chủ đầu tư) để tìm ra các câu trả lời cho 10 nhóm vấn đề còn bỏ ngỏ nêu trên, để kịp thời rút kinh nghiệm tránh các nguy cơ có thể xẩy ra, và để không lặp lại các sự việc nghiêm trọng như Vedan.

Thứ ba, cần quan tâm và ưu tiên nước ngọt và có các chính sách thoả đáng khác cho việc phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, điều…) đúng với tiềm năng của Tây Nguyên, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, bù đắp cho danh mục dầu thô sắp cạn của VN.

Thứ tư, cần thành lập “Uỷ ban quốc gia về phát triển kinh tế Tây Nguyên” trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội để chỉ đạo toàn diện việc phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

Thay cho lời kết, chúng tôi muốn nhắc lại câu nói của một triết gia: “Phát triển chẳng giống ai là cách tự huỷ hoại mình nhanh nhất”.

  • TS. Nguyễn Thành Sơn

Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên: Chọn thử góc nhìn phản biện về văn hoá

Tạm gác qua những số liệu thuyết phục về mặt khoa học của luồng ý kiến áp đảo không tán thành triển khai dự án này tại Tây Nguyên. Từ bài học vừa được đúc kết ở tuần lễ trước đó của hội thảo khoa học lịch sử “Các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”, diễn ra tại Thanh Hóa, với câu chuyện của Tây Nguyên hôm nay đang đứng trước vấn nạn mà nhiều nhà khoa học so sánh sẽ như “bom nguyên tử môi trường”, khi ấy vụ việc Vedan cũng chỉ là… con kiến bé xíu so con voi to đùng!

Xoá sổ không gian văn hoá: nên không?

Trở lại với “bô xít Tây Nguyên”, nhà văn Nguyên Ngọc, con người của vùng đất Tây nguyên cho rằng điều cần cân nhắc nhất không hẳn là vấn đề môi trường mà trước hết và quan trọng hơn hết là chuyện xã hội - văn hóa. Ông Ngọc nhắc lại: sau năm 1975 chúng ta đã tổ chức một cuộc di dân chưa từng có từ đồng bằng lên Tây Nguyên với cường độ, tốc độ rất lớn và đến nay đã chứng tỏ đó là một sai lầm lớn. Ông Ngọc cho rằng: “Chúng ta đã hành động ở Tây nguyên rất thản nhiên, không hề quan tâm đến chỗ đây là một vùng đất và người rất đặc biệt về nhiều mặt. Thậm chí có thể nói chúng ta đã làm mọi việc ở Tây nguyên như là trên một vùng đất không người”.

Người M’Nông, chủ nhân ngàn đời của vùng đất Đắk Nông, sẽ đi về đâu? Lời hứa của những người chủ trương dự án, những nhà đầu tư và thực thi dự án hứa với đồng bào M’Nông có bao nhiêu căn cứ?. Theo ông Ngọc, nếu tiếp tục triển khai dự án như kế hoạch của Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (TKV), chắc chắn không gian sống, không gian văn hóa của cư dân bản địa Tây Nguyên sẽ bị đảo lộn, nếu không nói là bị xóa sổ.

Là người con Tây nguyên, TS Tuyết Nhung, Buôn Krông phản biện bằng cách công bố công trình nghiên cứu dài 36 trang của nhóm Đại học Tây nguyên về khảo sát xã hội tại khu vực TKV đang triển khai nhà máy khai thác ở xã Nhân Cơ. Bà Tuyết Nhung khẳng định: “TKV nói rằng khu vực khai thác bô xít là những vùng rừng không phát triển, cây trồng không sống được, trong khi thực tế cho thấy khu vực này cây cà phê đang phát triển rất mạnh và đời sống người dân đang ổn định”. Theo bà, với dự án đang triển khai tại Nhân Cơ đe dọa không gian văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Nếu mất “bon” (làng của người M’Nông), mô hình làng truyền thống và văn hóa của người M’Nông sẽ bị triệt tiêu. Từ đó kéo theo hàng loạt vấn đề về văn hóa - xã hội, thậm chí là các vấn đề an ninh, chính trị; cơ hội việc làm cho người lao động gần như không có, vì người dân tộc không có trình độ học vấn để có thể đào tạo thành công nhân phục vụ các nhà máy.

“Không có đất người dân bản địa sẽ đi đâu? Văn hóa Tây nguyên sẽ về đâu?” - bà Nhung hỏi. Theo bà, người dân mong mỏi ở các cấp chính quyền và chủ đầu tư một cam kết về vấn đề việc làm và bảo đảm một không gian văn hóa một khi phải nhường đất cho các dự án khai thác bô xít.

Dự án bảo tồn văn hoá M’Nông: tại sao không?

Vấn đề của bảo tồn các nghi lễ và lễ hội của dân tộc M’Nông, chính là rào chắn tốt nhất để bảo vệ bản sắc văn hóa, gìn giữ phong tục tập quán và nếp sống tốt đẹp của cộng đồng. Nhiều hướng dẫn viên du lịch cho biết, họ đã từng nghe nhiều già làng ở Tây Nguyên than vản rằng lâu quá không được nghe một tiếng chiêng lễ hội nào, nhớ lắm, buồn lắm… Bởi bến nước không còn, thổ cẩm không ai dệt, rừng đã phá tận nguồn, mùa lúa rẫy chỉ còn thưa thớt trong một số buôn làng, nên lễ cúng hàng năm không ai để ý đến. Bây giờ người già thèm nghe một tiếng chiêng, trẻ con thèm tắm một bến nước mà ít có được, thật là buồn!.

Tuy vậy, hiện nay nếu có dịp đến các buôn làng thì người ta vẫn thường gặp một số lễ cúng nhỏ. Đó là, lễ đặt tên cho trẻ sơ sinh, lễ hỏi, lễ kết nghĩa anh em, lễ cúng sức khỏe… được tổ chức gọn nhẹ trong từng gia đình của người M’Nông Gar hay lễ cúng cầu mưa, lễ bỏ mả, lễ cúng nhà mới của người M’Nông Kuênh… Nhìn chung các lễ trên đều do từng gia đình tự đứng ra tổ chức nên quy mô nhỏ, hẹp và mang nặng tính chất của lễ nghi, chứ không phải lễ hội với sự tham gia đông đúc của cộng đồng. Thậm chí có một số lễ bị bỏ quên từ lâu như lễ ăn trâu - cúng bến nước, … thời gian gần đây, nhờ sự tác động của Nhà nước (hỗ trợ về kinh phí) nên đồng bào đã cố gắng phục chế lại. Có già làng sau khi tham gia tổ chức lễ ăn trâu - cúng bến nước đã tâm sự : “Nhờ Đảng, chính quyền ở địa phương đã tạo điều kiện cho buôn làng chúng tôi tổ chức lại lễ hội ăn trâu - cúng bến nước, để mọi người trong buôn có dịp sinh hoạt văn hóa, ôn lại truyền thống lễ hội của cộng đồng, nếu không chỉ vài năm nữa thôi, người già đi về với tổ tiên ông bà thì cháu con nó sẽ quên hết”. Điều đó chứng tỏ nghi lễ và lễ hội của người M’Nông đang đứng trước những thử thách nghiệt ngã và có nguy cơ mất hẳn.

Như vậy, thử mang lên bàn cân của việc nếu khai thác bô xít, mỗi năm ngân sách Đắc Lắc có thêm khoảng 1.500 tỉ đồng. Tài nguyên rồi cũng sẽ cạn kiệt. Không gian văn hoá truyền thống của người M’Nông sẽ lại chịu cảnh mai một do phải di dời để TKV khai thác bô xít. Chưa xét về vấn nạn ô nhiễm môi trường, sự đánh đổi ấy có đáng không?

Nguyễn Hương Thu

baodulich.net

MỚI CẬP NHẬT