Montag, 19. Januar 2009

Tình Hình Tại Việt Nam Trước Những Ngày Tết

t

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết nhưng không khí đón Tết của hàng trăm ngàn công nhân Việt Nam hết sức lặng lẽ và buồn bã. Khó khăn của một nền kinh tết suy yếu và sự bất lực của nhà nước đã đổ ập gánh nặng lên vai của những con người lao động nghèo khổ. Khác hẳn với mọi năm, tại nhiều bến xe khách lớn ở vùng ven Saigon có đông công nhân tất tả đón xe trở về cố hương với dáng vẻ âm thầm, lặng lẽ. Họ là những người vừa mới thất nghiệp, nghỉ chờ việc, không còn khả năng cầm cự ở thành phố. Năm nay lá một năm thê thảm của công nhân vì nhiều người ra khỏi xưởng làm mà trong tay không đủ tiền ăn cho hết tháng chứ đừng nói chi đến chuyện mau quà tết cho gia đình. Hàng loạt hãng xưởng đóng cửa, nợ tiền lương nên các chuyến xe về quê ăn Tết sớm nhiều hơn, một phần để kiếm chỗ nương tựa ở quê nhà, một phần để tránh tình trạng giá vé xe tăng vùn vụt. Người ta vẫn không hiểu nổi vì sao giá vé xe đò đi liên tỉnh giờ đây lại tăng đến 40% trong khi tiền xăng thì đã hạ, người đi về quê thì đông nghẹt, đã phải bóp chặt hầu bao sinh hoạt hàng ngày, giờ thì phần nhiều sinh viên, công nhân phải vay nợ mới có có đủ tiền mua vé xe về.

Những nơi bán quần áo cũ, mà tại Việt Nam có tiếng lóng gọi là đồ SIDA, cũng lác đác có những công nhân đi tìm, lựa, nhặt nhạnh vài món đồ vừa túi tiền để gọi là vui xuân. Hầu như trên tất cả nét mặt của công nhân tan ca, bước ra khỏi giờ làm cuối cùng của mình, bước vào đợt nghĩ Tết đều có nét đăm chiêu. Giấc mơ khó nhọc Rời xa quê nhà vào thành phố lập nghiệp, biết bao thanh niên nhập cư ôm ấp giấc mơ đổi đời. Họ quần quật làm việc trong các công ty, xí nghiệp, chi tiêu dè sẻn, để dành tiền với nhiều dự định cho tương lai. Nhưng rồi trăm thứ phải chi tiêu đè nặng trên vai họ khi chọn đi làm việc xa nhà. Nay gặp ngay thời khủng hoảng kinh tế, đời sống họ túng bấn hơn, rơi vào cảnh nợ nần triền miên. Nợ xoáy trong nợ như cái vòng kim cô không biết bao giờ mới gỡ ra. Chỉ tính riêng tại Bình Dương, đến nay đã có 26 doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc giảm thời gian làm việc. Số lao động bị cắt giảm lên đến hàng ngàn công nhân. Còn tại phía Bắc, số chủ công ty vỡ nợ, bỏ trốn, giật luôn tiền lương của công nhân đã lên đến hàng chục. Số công nhân mất việc làm, tạm tính chỉ trong trung tuần của tháng giêng đã hơn 30,000 người. Nhiều người cũng cho biết họ sẽ bỏ việc đi làm thuê mướn gì đó chứ không còn sức chờ công ty hoạt động trở lại nữa. Cứ 10 người được hỏi, có 4 người cho biết rằng sẽ về quê luôn hoặc đi tìm một việc làm khác ngay sau Tết Nguyên đán này.

Keine Kommentare: